002-2023 - page 13

13
trường ĐH tại TP.HCM đã
chuyển sang cơ chế tự chủ
với mức thu học phí mới tăng
gấp nhiều lần so với năm học
trước. Tuy nhiên, trước nghị
quyết không tăng học phí
của Chính phủ, các trường
vẫn chưa có thông tin chính
thức khiến nhiều SV thấp
thỏm chờ đợi.
Năm đầu tiên chuyển sang
PHẠMANH
T
heo Nghị quyết 165 của
Chính phủ ban hành ngày
20-12-2022, các cơ sở
giáo dục đại học (ĐH) và
cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập giữ ổn định mức thu
học phí năm học 2022-2023
bằng mức thu của năm học
2021-2022.
Nhà nước cấp bù tiềnmiễn,
giảm học phí theo mức trần
học phí năm học 2021-2022
đã quy định tại Nghị định
81/2021 của Chính phủ.
Tuy nhiên, đến nay việc
thực hiện nghị quyết này ở
nhiều cơ sở đào tạo vẫn còn
mỗi nơi một kiểu. Trong khi
đó, từ đầu năm học này đa số
các trường đã triển khai thu
học phí theo mức tăng mới.
Ở những trường chuyển đổi
sang cơ chế tự chủ, mức thu
mới thậm chí còn cao gấp
nhiều lần mức cũ.
Hoàn trả tiền học phí
chênh lệch
Ngay sau khi có nghị quyết
của Chính phủ, Trường ĐH
Kiến trúcTP.HCMđã có thông
báo điều chỉnh mức thu học
phí năm học 2022-2023 dành
cho sinh viên (SV) hệ chính
quy và hệ vừa học vừa làm.
Theo đó, trường quyết định
mức thu học phí năm học này
bằng mức năm học trước. Cụ
thể, 11 ngành học đang thu
mức 465.000 đồng/tín chỉ
sẽ giảm xuống còn 377.000
đồng/tín chỉ.
Với hệchất lượngcao, ngành
kiến trúc đang thu 1.990.000
đồng/tín chỉ sẽ giảm xuống
còn 1.648.000 đồng/tín chỉ,
ngành quy hoạch vùng và
đô thị đang thu 1.830.000
đồng/tínchỉxuốngcòn1.608.000
đồng/tín chỉ, ngành kỹ thuật
xâydựngcũngsẽ thu1.234.000
đồng/tín chỉ thay vì thu
mức hiện nay là 1.600.000
đồng/tín chỉ. Hệ vừa học vừa
làm học phí giảm từ 698.000
đồng xuống còn 566.000
đồng/tín chỉ.
Nhà trường cho biết sẽ hoàn
trả phần chênh lệch cho những
SV đã đóng học phí ở học kỳ
1 năm học này theo mức mới
chưa điều chỉnh.
PGS-TS Phạm Tiến Đạt,
Hiệu trưởng Trường ĐH
Tài chính - Marketing, bày
tỏ ủng hộ chủ trương không
tăng học phí của Chính phủ
vì tình hình kinh tế - xã hội
sau dịchCOVID-19 gặp nhiều
khó khăn và dự báo còn tiếp
diễn sang năm 2023.
Không chờ đến khi có nghị
quyết của Chính phủ, từ ba
nămnay trường đã chủ trương
không tăng học phí để chia
sẻ khó khăn với phụ huynh,
SV sau khi vượt qua đại dịch
COVID-19. Bên cạnh đó,
riêng năm nay, trường còn
thực hiện chế độ chính sách
hỗ trợ SV với tổng số tiền
gần 45 tỉ đồng và huy động
nhiều nguồn lực để cấp học
bổng cho SV.
Trường tự chủ
cân nhắc mức thu
Từ năm học này một số
TrườngĐHTài chínhMarketing ba nămnay không tăng học phí để chia sẻ khó khăn với phụ huynh
và sinh viên. Ảnh: PA
Khóa tuyển sinh
năm 2022 là năm
đầu tiên trường thu
học phí theo cơ chế
tự chủ nên vẫn thực
hiện mức thu mới
như bình thường.
Đời sống xã hội -
ThứBa3-1-2023
Không tăng học
phí đại học, mỗi
trường một kiểu
Trước chủ trương giữ ổn địnhmức thu học phí như
nămhọc trước, nhiều trường vẫn chưa có thông tin
chính thức khiến sinh viên thấp thỏm chờ đợi.
Mức trần học phí các khối ngành đào tạo trình độ ĐH năm học 2021-2022
theo Nghị định 81/2021
(đơn vị ngàn đồng/SV/tháng)
Khối ngành
Cơ sở giáo dục ĐH công lập
chưa tự bảo đảmchi thường
xuyên và chi đầu tư
Cơ sở giáo dục ĐH công
lập tự bảo đảmchi thường
xuyên và chi đầu tư
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; kinh doanh và quản
lý, pháp luật; nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí
và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể
thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường
980
2.050
Nghệ thuật; khoahọc sự sống, khoahọc tựnhiên; toán, thống
kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ
thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm
nghiệp và thủy sản, thú y
1.170
2.400
Y dược; các khối ngành sức khỏe khác
1.430
5.050
cơ chế tự chủ, mức học phí
khóa tuyển sinh năm 2022
của Trường ĐHKhoa học Tự
nhiên (ĐHQuốc giaTP.HCM)
tăng khá cao. Cụ thể, các khóa
tuyển sinh năm 2021 trở về
trước, học phí hệ đại trà của
trường chỉ 13,5-14,5 triệu
đồng/năm học thì năm 2022
tăng lên thấp nhất là 21,5
triệu đồng/năm, cao nhất là
27 triệu đồng/năm.
ThSTrầnVũ,Trưởngphòng
Truyền thông và tuyển sinh
của trường, cho biết thực
hiện theo chủ trương không
tăng học phí của Chính phủ,
trường chỉ thực hiện không
tăng học phí theo lộ trình cho
SV năm thứ hai trở về trước.
Khóa tuyển sinh năm 2022 là
năm đầu tiên trường thu học
phí theo cơ chế tự chủ nên
vẫn thực hiện mức thu mới
như bình thường.
Tương tự, mức thu học phí
khóa tuyển sinh năm 2022
theo cơ chế tự chủ ở Trường
ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc
gia TP.HCM) cũng tăng
nhiều so với năm học trước.
Chẳng hạn, hệ đại trà có mức
thu cũ trung bình 9-10 triệu
đồng/năm học thì nay tăng
lên 16-24 triệu đồng/năm học
(tùy nhóm ngành).
Đại diện nhà trường cho biết
hiện trường chưa có phương
án cụ thể về mức thu học phí
theo chủ trươngmới củaChính
phủ.Trườngvẫnđang tính toán
và dự kiến sẽ theo hướng giữ
nguyênmức thu như nămhọc
trước (tức trước khi tự chủ).
Mức chênh lệch với mức thu
năm học này sẽ được ngân
sách nhà nước bù vào.
Còn tại Trường ĐH Bách
khoa (ĐHQuốc giaTP.HCM),
dù năm thứ hai thu học phí
mới theo cơ chế tự chủ nhưng
từ đầu năm học này trường
đã chủ trương không tăng
học phí theo lộ trình đã ban
hành. Trường vẫn đang áp
dụng mức thu cũ như năm
học 2021-2022 cho cả bốn
khóa học.•
Ngày 20-12-2022 vừa
qua, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết 165/NQ-CP về
học phí đối với cơ sở giáo
dục và đào tạo công lập
năm học 2022-2023.
Ngay sau khi nghị quyết
được ban hành, biết bao
phụ huynh, sinh viên (SV) bày tỏ vui mừng vì những tâm
tư đã được lắng nghe kịp thời giữa tâm bão thông tin về
“tăng học phí” dồn dập ở các cấp học thời gian qua, khi
kinh tế nhiều gia đình còn ngổn ngang sau dịch bệnh.
Một quyết sách nhân văn, sẻ chia với người học trong bối
cảnh phục hồi kinh tế hiện nay. Có sinh viên còn thốt lên:
“Năm nay yên tâm về quê ăn tết!”... Còn một người mẹ
có con đang học ĐH khấp khởi mừng thầm, có thể được
hoàn lại học phí hay cấn trừ sang học kỳ 2, cũng đỡ được
phần nào!
Trước đó, nhiều trường ĐH đã lần lượt công bố mức
học phí mới theo chiều hướng năm sau tăng hơn năm
trước. Có những trường chuyển đổi sang cơ chế tự chủ,
mức thu mới thậm chí còn cao gấp nhiều lần mức cũ. Học
phí 30, 40 triệu đồng, thậm chí 60-80 triệu đồng/năm học
là bình thường ở nhiều trường tự chủ.
Mặc dù theo lý giải của các cơ quan, nhà quản lý
giáo dục, mức tăng này là đúng lộ trình theo Nghị định
81/2021 của Chính phủ, là cần thiết để tăng chất lượng
giáo dục, đào tạo nhưng với các mức học phí này, để
theo học được ĐH không phải là dễ dàng với đa số người
dân khắp mọi miền. Đành rằng các trường đều có những
chính sách miễn, giảm, học bổng nhưng số SV có cơ hội
nhận được cũng chỉ chiếm con số rất ít.
Thế nhưng khi Nghị quyết 165 ra đời, không phải
trường nào cũng nhanh chóng có phương án thực hiện cụ
thể. Biết bao SV vẫn thấp thỏm đợi chờ.
Trong khi đó, dù chưa có nghị quyết chính thức, một số
trường đã kịp thời chủ động không tăng học phí, hay hoàn
trả học phí đã thu cao hơn mức cũ. Cụ thể, Trường ĐH
Giao thông vận tải TP.HCM ngay từ đầu năm học đã có
quyết định không tăng học phí. Những SV đã đóng học phí
theo mức mới, trường sẽ thực hiện cấn trừ vào đợt đóng
học phí tiếp theo. Theo lý giải của trường, qua tìm hiểu, sau
hai năm dịch COVID-19, mức thu nhập bình quân của gia
đình phụ huynh, SV có sự sụt giảm so với trước đây. Trường
ĐH Tài chính - Marketing cũng không tăng học phí ba năm
nay. Rồi Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng đã sớm thông
báo hoàn trả học phí cho SV đã đóng theo mức thu mới…
Điều đó cho thấy việc thực hiện không tăng học phí
không chỉ nằm ở việc có chủ trương, nghị quyết hay không
mà nằm ở sự thấu hiểu, muốn đồng lòng chia sẻ khó khăn
thực sự với người học, với phụ huynh.
Như Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trong
một buổi lễ trao học bổng cho thủ khoa có hoàn cảnh khó
khăn vừa qua đã nhấn mạnh: “Một nền giáo dục ĐH chất
lượng không chỉ thể hiện ở việc số trường ĐH được xếp
hạng quốc tế mà còn thể hiện qua chỉ số tiếp cận ĐH rộng
mở đối với tất cả người có nguyện vọng”.
PHẠMANH
Học phí đại học: Cầnmột sự thấuhiểu!
(Tiếp theo trang 1)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook