7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 3-1-2023
thể hiện có nhận 24 lượng vàng 24K
nhưng không ghi lý do nhận vàng.
Bị đơn và những người liên quan
đồng khẳng định là số vàng để mua
đất của mẹ bà Phước.
Tòa buộc bán đất vì
không trực tiếp sử dụng
HĐXX đã ra nhận định rằng có
việc mẹ bà Phước bán đất, dù việc
mua bán không tuân thủ trình tự,
thủ tục luật định. HĐXX chấp nhận
quan điểm rằng mẹ bà Phước không
có quyền bán đất của bà Phước.
Tuy nhiên, HĐXX xét nguồn gốc
đất thì thấy rằng toàn bộ thửa đất
là tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn
nhân nên mẹ bà Phước có nửa số
đất. Do vậy, mẹ bà Phước có quyền
định đoạt phần tài sản của mình.
HĐXX lập luận do bà Phước
sống ở TP.HCM, đã lớn tuổi, không
đảm bảo việc trực tiếp quản lý sử
dụng phần đất; sau khi được cha
tặng cho, bà Phước cũng không
trực tiếp quản lý, sử dụng và đã
TRẦNVŨ
T
AND tỉnh Cà Mau đang thụ
lý phúc thẩm vụ án tranh chấp
quyền sử dụng đất (QSDĐ), hợp
đồng tặng cho và chuyển nhượng
QSDĐ do bản án sơ thẩm ngày
17-10-2022 của TAND huyện Đầm
Dơi có kháng cáo.
Kiện đòi gần 50.000 m
2
đất vuông tôm
Bà Nguyễn Thị Mỹ Phước (73
tuổi, quê gốc Cà Mau, nay thường
trú tại TP.HCM) có thửa đất vuông
tôm gần 50.000 m
2
ở xã Tân Trung,
huyện Đầm Dơi, Cà Mau. Đất này
do ông bà nội của bà Phước khai
phá trước năm 1945, tặng lại cho
cha bà, cha bà tặng lại cho bà.
Bà được cấp giấy chứng nhận
(GCN) QSDĐ đối với toàn bộ diện
tích này vào năm 1997. Năm 2015,
do hết hạn, bà Phước làm lại giấy
mới. Sau khi cha mất (năm 1996),
bà Phước cùng chồng về TP.HCM
sinh sống. Bà giao toàn bộ đất cho
mẹ quản lý, sử dụng. Sau đó, nhiều
gia đình đến đất này định cư, canh
tác. Họ là những người thân quen
của gia đình.
Đến năm 2019, bà Phước khởi
kiện yêu cầu những người này trả
lại đất vì bà chưa từng bán cho họ.
Còn phía bị đơn thì cho rằng mình
đã mua hoặc được mẹ bà Phước
tặng cho. Họ phản tố yêu cầu hủy
GCN QSDĐ của bà Phước và cấp
GCN cho từng hộ vì họ được tặng
cho và mua từ mẹ bà Phước.
Chứng cứ bà Phước đưa ra là các
GCNQSDĐ đứng tên mình qua các
thời kỳ và hợp đồng cho thuê đất
do mẹ bà lập với bị đơn vào năm
1998, thuê một năm.
Chứng cứ phía bị đơn cung cấp
là giấy biên nhận nhận vàng ngày
2-5-2001 do mẹ bà Phước tự viết,
Một góc vuông tômtrong vụ tranh chấp. Ảnh: TRẦNVŨ
Tòa tuyên phải bán đất
vì đã lớn tuổi mà còn ở xa đất
Nguyên đơn kiện đòi đất vuông tômdomình đứng chủ quyền; tòa lập luận nguyên đơn lớn tuổi,
ở xamảnh đất này, không có điều kiện canh tác nên tuyên phải bán đất cho bị đơn.
sang nhượng một phần, phần còn
lại giao cho mẹ. Điều đó thể hiện
bà Phước không có nhu cầu sử
dụng phần đất.
Từ đó, HĐXX chấp nhận yêu
cầu đòi đất của bà Phước (đối với
một nửa số đất) nhưng không cho
bà nhận đất. Thay vào đó, những
người nhận đất trả tiền cho bà
Phước. Ngược lại, do mẹ đã mất
nên bà Phước phải nhận trách nhiệm
trả lại số vàng mà mẹ bà đã nhận
thừa (khi bán luôn phần đất của
bà Phước).
Trả lời PV, thẩm phán đã xử sơ
thẩm vụ án cho biết quan điểm của
HĐXX đã thể hiện rõ trên bản án.
Hơn nữa, bà Phước đã kháng án nên
cấp phúc thẩm sẽ xem xét.
Sau phiên tòa, bị đơn nói với
PV rằng ông không kháng cáo vì
bà Phước là cô ruột của mình. Tuy
nhiên, ông sẽ tiếp tục yêu cầu tòa
bác toàn bộ yêu cầu của bà Phước
ở phiên phúc thẩm.•
Không để xảy ra oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố
Đất của cha mẹ để lại
cho mình, mình được cấp
giấy chủ quyền thì dù có
100 tuổi cũng vẫn là của
mình, đâu có bắt buộc
phải ra ruộng làm thì
mới là trực tiếp canh tác.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm
phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong
hoạt động tư pháp (Vụ 6), VKSND Tối cao vừa tổ chức hội
nghị triển khai công tác năm 2023. Bà Nguyễn Hải Trâm,
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao, dự và chỉ đạo hội nghị.
Theo báo cáo, năm 2022, trong công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đơn vị đã thụ lý giải
quyết 162 tố giác, tin báo (tăng 51,4%) so với cùng kỳ năm
2021. Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra vụ án hình sự, đơn vị đã thụ lý kiểm sát điều tra 69
vụ/96 bị can (tăng 32,6% số vụ, 41,1% số bị can).
Chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ án hình sự
được nâng lên, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo
nghị quyết của Quốc hội và chỉ tiêu của ngành đề ra. Đặc
biệt, không để xảy ra trường hợp oan, sai trong hoạt động
điều tra, truy tố.
Năm 2022, Vụ 6 thực hiện tốt quy chế phối hợp với Cơ
quan điều tra VKSND Tối cao, phối hợp chặt chẽ trong
việc phân loại, thụ lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết
các tố giác, tin báo về tội phạm. Các tố giác, tin báo đều
được trao đổi thống nhất quan điểm trước khi ra quyết
định giải quyết, do đó kết quả giải quyết đảm bảo đúng
quy định của pháp luật.
Các trường hợp tạm đình chỉ điều tra đảm bảo đúng quy
định của pháp luật; không xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra
bị can do không phạm tội và không có trường hợp VKS truy
tố, tòa án tuyên không phạm tội. Các vụ án trong giai đoạn
truy tố được giải quyết nhanh, đúng quy định. Kiểm sát viên
biệt phái bám sát các vụ án phân công VKS địa phương thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị, năm
2023, Vụ 6 nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội
phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra VKSND Tối
cao. Từ đó đảm bảo kịp thời phát hiện, khởi tố, điều tra tội
phạm trong lĩnh vực “xâm phạm hoạt động tư pháp, tham
nhũng chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp”.
Vụ tăng cường hơn nữa trách nhiệm công tố trong hoạt
động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy
tố, xét xử, chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên
tòa. Đồng thời, phối hợp với cơ quan điều tra rà soát các tin
báo về tội phạm, các vụ án hình sự đang tạm đình chỉ xác
minh, tạm đình chỉ điều tra để yêu cầu cơ quan điều tra phục
hồi giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bà Nguyễn Hải Trâm ghi
nhận và biểu dương những thành tích Vụ 6 đạt được trong
năm 2022. Phó Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị Vụ 6
tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ
thể là phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra VKSND Tối cao
đảm bảo giải quyết án đúng tiến độ và đạt kết quả tốt nhất.
Lãnh đạo vụ chỉ đạo kiểm sát viên phối hợp chặt chẽ
với điều tra viên trong giải quyết các vụ án, tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Lãnh đạo vụ và trưởng các phòng nghiệp vụ, cần nâng
cao vai trò người đứng đầu; tăng cường kỷ cương, kỷ luật
trong đơn vị, quản lý sát sao đối với từng cán bộ, kiểm sát
viên…
(Theo
vksndtc.gov.vn
)
TheoBLDS và thực tiễn xét xử, khi giải quyết tranh chấp
chia tài sản chung, căn cứ vàomục đích sử dụng, nhu cầu
sử dụng để quyết định ai được chia vật, ai được chia tiền
và những tài sản khác. Người nhận tiền thông thường
không có nhu cầu sử dụng hoặc nhu cầu sử dụng thấp
hơn đối với người đang chiếm hữu, sử dụng. Tuy nhiên,
vụ án này không phải tranh chấp về chia tài sản chung.
Bà Phước có quyền sử dụng đất từ việc nhận tặng cho,
là người sử dụng đất hợp pháp. Pháp luật đất đai không
quy định phải trực tiếp sản xuất đối với phần đất hiện
trạng là đất vuông tôm. Việc tước quyền sử dụng đất của
bà Phước nếu bà không phải người trực tiếp canh tác, sử
dụng là trái quy địnhbởi lẽpháp luật khôngbắt buộc phải
sử dụng trực tiếp và trên đất tồn tại những công trình,
nhà ở chứ không chỉ là phần đất canh tác. Ví dụ đất của
cha mẹ để lại, cấp cho mình thì dù có 100 tuổi cũng vẫn
là của mình, đâu có bắt buộc phải ra ruộng làm thì mới
là trực tiếp canh tác.
Việc bà Phước sangnhượng, sauđó giao chomẹ quản lý
không thể bị coi là không có nhu cầu sử dụng đất, bởi lẽ bà
Phước cónhu cầu thì bàmới đổi sổ vàđượcNhànước công
nhận chủ quyền từ năm2015. Hơn nữa, người ta có thể sử
dụng thôngquanhiềuphương thức, khôngnhất thiết phải
trựctiếpsửdụng.Vídụgiaochongườikhácsửdụngcũnglà
một cách thức để thực hiệnquyền sửdụngđất hoặc cónhà
nhưngchothuê,nhưvậyđâuthểnóilàkhôngcónhucầuở.
Về việc tòa nhận định đất là của chung chamẹ nênmẹ
bàđượcmộtnửalàmâuthuẫnvớiviệcđấtđãđượcchuyển
giao quyền sử dụng từ cha mẹ cho bà, đồng thời cha mẹ
bà không hề có tranh chấp với bà, cũng như không phản
đối trong suốt quá trình bà thực hiện quyền sử dụng đất
của mình. Cách giải quyết của tòa đi quá xa yêu cầu của
đương sự (bao gồm cả việc xác định quyền đối với phần
mồ mả và đường đi…), làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
Luật sư
LÊ NGÔ TRUNG
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Góc nhìn
Có thể sửdụngđất bằngnhiềuhình thức