002-2023 - page 9

9
Cục Hàng không Việt Nam vừa xác nhận đến 8 giờ 15
sáng 2-1 (giờ Việt Nam), Trung tâm Kiểm soát đường dài
(ACC) Hồ Chí Minh nhận được thông tin từ ACC Manila
thông báo hoạt động khai thác bay tại Philippines trở lại
bình thường.
Như chúng tôi đã đưa tin, sự cố kỹ thuật nghi do điện tại
Trung tâm Quản lý không lưu Philippines khiến toàn bộ
các chuyến bay đi và đến thủ đô Manila của Philippines
trong ngày 1-1 bị tạm dừng. Sự việc ảnh hưởng đến 72
chuyến bay qua vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam
quản lý, điều hành bay. Trong đó, 67 chuyến xin đổi
đường bay không qua FIR của Philippines quản lý, một số
chuyến xin hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất hoặc quay về sân
bay khởi hành…
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đánh
giá sự cố nghiêm trọng này dù xảy ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam nhưng mức độ ảnh hưởng lớn đến công tác điều hành
hoạt động bay tại Tân Sơn Nhất, do cùng thời điểm mật độ
khai thác tại Tân Sơn Nhất rất cao nhưng vẫn nằm trong sự
kiểm soát của cảng. Trường hợp quá tải sẽ tính toán để các
máy bay không hạ cánh tại Tân Sơn Nhất mà có thể sẽ là
các sân bay khác.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thống kê sự
cố nghiêm trọng này khiến 10 chuyến bay bị ảnh hưởng.
Cụ thể, có ba chuyến bay chuyển hướng đến TP.HCM
gồm: Chuyến bay 5J745/A321 của hãng hàng không Cebu
Pacific, Philipines từ Hà Nội đi Manila chuyển hướng hạ
cánh tại Tân Sơn Nhất, theo đó hãng cùng công ty phục vụ
mặt đất đưa 161 hành khách vào nhà ga nhập cảnh và di
chuyển về khách sạn nghỉ ngơi chờ bay lại. Ngoài ra, còn
có bốn chuyến bay của các hãng hàng không Philippines
Airlines, Cebu Pacific trên đường bay Manila - TP.HCM
trong ngày 1-1 bị hủy.
P.PHONG - P.ĐIỀN
KíptrựctạiđàikiểmsoátkhônglưuTânSơnNhất.Ảnh:VATM
Các chuyến bay đi và đến Philippines hoạt động bình thường trở lại
Kiến nghị có cơ chế phù hợp hơn
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng có văn bản kiến
nghị Chính phủ cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị
được quyền đầu tư xây dựng, kinh doanh trên phần đất thương mại, dịch
vụ của dự án nếu có nhu cầu.
Chủ tịchHoREA Lê Hoàng Châu cho rằng hiện nay các địa phương không
dám cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thươngmại, khu đô thị được quyền
đầu tư xây dựng, kinh doanh trên phần đất thương mại, dịch vụ của dự án
như công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên
đề dù chủ đầu tư có nhu cầu, nên các phần diện tích đất xây dựng các công
trình phục vụ lợi ích công cộng bị bỏ hoang, gây bức xúc cho người dân.
Trong khi đó, chủ đầu tư thì không thể thực hiện được cam kết với khách
hàng về việc đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình này để phục
vụ cư dân của dự án và người dân trong khu vực.
Có ý kiến cho rằngTP cần đề xuất trung ương cho cơ chế đểTP chủ động
trong việc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trực tiếp đầu tư thực hiện
dự án khu nhà ở, khu đô thị mà không phải thực hiện đấu giá quyền sử
dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các khu đất công trình
công cộng, công viên cây xanh, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao
nằm trong quy hoạch dự án khu nhà ở, khu đô thị do nhà đầu tư đó là nhà
đầu tư, chủ đầu tư thực hiện dự án.
VIỆTHOA
T
ại TP.HCM lâu nay, khi triển
khai các dự án đầu tư xây dựng
nhà ở, không ít chủ đầu tư chỉ
xây dựng hạ tầng và nhà ở mà “né”
việc xây dựng công viên, các công
trình công cộng trong khuôn viên
dự án. Trong khi đó, hiện nay nhiều
chủ đầu tư muốn xây dựng công
viên trong dự án của mình lại phải
vất vả chờ đấu thầu.
Nhiều dự án nhà ở
nợ hạ tầng do chưa
bồi thường đất công viên
Giữa năm2022, Ban đô thị, HĐND
TP có buổi giám sát tại TP Thủ Đức
về chương trình phát triển nhà ở giai
đoạn 2016-2022. Tại buổi giám sát,
UBND TP Thủ Đức báo cáo trong
giai đoạn này, Thủ Đức có 112 dự
án “treo” do nhiều dự án chủ đầu
tư chậm triển khai, không tiếp tục
thực hiện các thủ tục pháp lý để đầu
tư. Do bỏ trống nhiều năm nên cỏ
mọc hoang, không đảm bảo vệ sinh
môi trường, phòng cháy chữa cháy,
phòng chống lụt bão, gây khó khăn
cho chính quyền địa phương trong
công tác quản lý.
Đáng chú ý, trong 316 dự án đã
triển khai thực hiện thì mới chỉ có
69 dự án bàn giao cơ sở hạ tầng
cho chính quyền địa phương. Còn
lại 247 dự án vẫn đang nợ cơ sở hạ
tầng, chưa bàn giao cho Nhà nước
quản lý. Cùng với đó, một số dự án
chủ đầu tư chỉ bồi thường phần đất
kinh doanh mà chậm hoặc không
đầu tư các công trình phúc lợi công
cộng khiến người dân trong dự án
bị thiệt thòi.
Theo TP Thủ Đức, nguyên nhân
của việc chủ đầu tư chậm bàn giao cơ
sở hạ tầng chủ yếu do công tác quản
lý tại dự án. Cụ thể như diện tích đất
công viên cây xanh, giáo dục, chủ
đầu tư chưa bồi thường, chưa đầu
tư. Một số nơi đất công viên, trường
học còn bị chiếm dụng để bố trí trạm
điện, bãi xe, nhà xưởng…
Cũng theo TP Thủ Đức, trên địa
bàn TP này hiện còn tồn tại một
số dự án chưa hoàn tất bồi thường
100% diện tích đất được giao, mà
chủ yếu bồi thường phần đất ở
để kinh doanh, chưa bồi thường
phần diện tích công trình giáo
dục, công viên cây xanh. Cụ thể
như dự án Hồng Long, phường
Hiệp Bình Phước; dự án khu dân
cư phường Linh Tây của Công ty
Tân Hải Minh…
Theo giải trình của TP Thủ
Đức, hiện chưa có hình thức chế
Chủ đầu tư muốn
xây công viên trong
dự án: Không dễ!
Hiện nay, nhiều chủ đầu tưmuốn xây dựng công viên trong dự án
củamình nhưng lại phải vất vả chờ đấu thầu.
tài đối với chủ đầu tư dạng dự án
này do hiện nay đa phần nền đất
ở trong dự án đã được chuyển
nhượng cho người dân nên doanh
nghiệp cố tình không tiếp tục bồi
thường để đầu tư công trình công
cộng, công viên cây xanh đúng
như quy hoạch.
Muốn đầu tư công viên
trong dự án của mình:
Phải chờ
Trong khi đó, không ít chủ đầu
tư mong muốn được đầu tư, xây
dựng công viên trong dự án của
chính mình để tăng thêm tiện ích
phục vụ cộng đồng, đồng thời
mang lại giá trị tăng thêm cho dự
án nhưng cũng không dễ dàng gì.
Nguyên nhân gây “khó dễ” là do
quy định tại Nghị định 11/2013
của Chính phủ về quản lý, phát
triển đô thị. Cụ thể, nghị định
không cho phép chủ đầu tư được
tự đầu tư xây dựng, kinh doanh
các công trình trên đất dịch vụ
giáo dục, y tế, thể dục thể thao,
công viên phục vụ vui chơi giải
trí, công viên chuyên đề. Chủ đầu
tư muốn làm thì phải đấu thầu vì
phần đất này là đất công.
Dự án khu đô thị Vạn Phúc City
tại phường Hiệp Bình Chánh, TP
Thủ Đức là một điển hình. Dự án
này có diện tích hơn 200 ha, trong
đó có 6,4 ha đất công viên chuyên
đề. Để hoàn thành dự án, chủ đầu tư
đã mất gần 20 năm mới hoàn tất thủ
tục pháp lý.
Ngoài ra, theo Vạn Phúc, chỉ
tính riêng 6,4 ha đất công viên,
doanh nghiệp này đã bỏ ra hàng
trăm tỉ đồng để bồi thường, giải
phóng mặt bằng. Tập đoàn Vạn
Phúc mong muốn đầu tư công
viên chuyên đề để phục vụ cho
cư dân, đồng thời tăng thêm tiện
ích cho toàn dự án. Tuy nhiên,
theo quy định tại Nghị định 11
thì Vạn Phúc phải đấu thầu do
đất công viên là đất công. Cũng
vì quy định này khiến chủ đầu tư
khu đô thị Vạn Phúc City nhiều
năm nay vẫn phải chờ đợi.
Liên quan đến nội dung này, năm
2020, UBND TP đã có văn bản
thông báo kết luận và chỉ đạo của
Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn
Hoan về trách nhiệm quản lý công
trình công cộng tại các dự án xây
dựng nhà ở chung cư trên địa bàn
TP. Theo văn bản này, với nhóm
đất xây dựng công trình công cộng
(công viên cây xanh, bệnh viện,
trường học, thể dục thể thao…),
Nhà nước lập thủ tục quản lý, sau
đó mới quyết định chủ trương đầu
tư. Trong đó có giải pháp cho thuê,
khuyến khích cho chủ đầu tư dự án
tham gia đầu tư và khai thác hoặc
đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện theo quy định.
Tưởng rằng văn bản này sẽ gỡ
vướng cho Công ty Vạn Phúc cũng
như nhiều doanh nghiệp khác. Tuy
nhiên, vì chỉ là “khuyến khích” nên
các cơ quan có thẩm quyền cũng
không dám giải quyết.•
Dự án khu đô thị Vạn Phúc, TP ThủĐức, đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng phần công viên 6,4 ha đang phải chờ
đấu thầumới được xây dựng. Ảnh: MINHTÚ
Hiện nay, nhiều chủ đầu
tư muốn xây dựng công
viên trong dự án của
mình lại phải dài cổ chờ
đấu thầu.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook