014-2023 - page 12

12
Chiều 16-1, trước tình huống giả định
xuất hiện biến thể phụ mới của COVID-19
tại TP.HCM và có nhiều trường hợp ca nặng
tăng cao, Sở Y tế TP.HCM đã kích hoạt Bệnh
viện (BV) dã chiến số 13 hoạt động trở lại
với quy mô 100 giường hồi sức tích cực.
Thời gian chuẩn bị để BV chính thức tiếp
nhận người mắc COVID-19 nặng là 24 giờ.
Theo Sở Y tế, có nhiều tình huống giả
định trong phòng, chống dịch COVID-19
như trong khoảng thời gian nghỉ tết âm
lịch 2023 (từ ngày 20 đến 26-1), Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật TP phối hợp với Đơn
vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford tại BV
Bệnh nhiệt đới xác định tại địa bàn TP.HCM
đã xuất hiện một biến thể phụ mới của
Omicron.
Cũng trong thời gian này, BV Bệnh
nhiệt đới và các BV đa khoa có số ca mắc
COVID-19 tăng gấp 3-4 lần so với thời
gian trước đó. Hầu hết người bệnh có triệu
chứng và số ca nặng cần thở ôxy cũng tăng,
tình hình dịch đang có diễn biến theo chiều
hướng xấu.
Tuy đến thời điểm này chưa có trường
hợp bệnh nhân tử vong do COVID-19
nhưng khoa COVID-19 của BV Bệnh nhiệt
đới đã sử dụng hết 50 giường (trong tổng số
70 giường hồi sức), các khoa, đơn vị điều
trị COVID-19 của các BV đa khoa, chuyên
khoa của TP cũng đã sử dụng gần 50% công
suất giường bệnh.
Trước tình hình này, Sở Y tế lập tức triệu
tập Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch
COVID-19 của ngành y tế TP.HCM, thống
nhất báo cáo trưởng BCĐ phòng, chống dịch
COVID-19 TP cho kích hoạt lại BV dã chiến
số 13 để thu dung và điều trị các trường hợp
COVID-19 nặng cần hồi sức tích cực.
Trưởng BCĐ phòng, chống dịch
COVID-19 TP đã yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo
toàn ngành y tế phối hợp để kích hoạt lại BV
dã chiến số 13 với quy mô 100 giường hồi
sức tích cực trong vòng 24 giờ để tiếp nhận
người bệnh nặng.
Như vậy, trong vòng 24 giờ tới, BV dã
chiến số 13 phải chuẩn bị, diễn tập các
phương án ứng phó và “mở cửa” trở lại.
Nơi thực hiện diễn tập là khu Hồng Hà, Cửu
Long, Hương Giang, Lâm Viên của BV dã
chiến số 13 (đường Nguyễn Văn Linh, xã
Bình Hưng, huyện Bình Chánh).
Bên cạnh đó, BV huy động lực lượng, bổ
sung 70 máy thở từ các BV khác để đảm
bảo mỗi giường hồi sức phải có một máy
thở, một monitor. Về nhân lực, BV phải có
54 bác sĩ (trong đó có ít nhất 27 bác sĩ được
đào tạo về hồi sức cấp cứu) và 108 điều
dưỡng từ các BV tại TP.HCM...
Sở Y tế cũng tham mưu trưởng BCĐ
phòng, chống dịch COVID-19 TP tăng
cường nhân lực phục vụ tại BV dã chiến số
13 do Bộ Tư lệnh điều động, dự kiến ít nhất
40 chiến sĩ và nhân lực đảm bảo an ninh trật
tự do UBND huyện Bình Chánh điều động.
Đặc biệt, Sở Y tế TP.HCM huy động
nhóm chuyên viên phụ trách công tác nhận
định tình hình và diễn tiến dịch COVID-19,
nhóm chuyên gia hỗ trợ tư vấn từ xa, nhóm
hỗ trợ nhân lực và công tác hậu cần, nhóm
điều phối và chuyển bệnh nhân nặng về BV
dã chiến.
HL
KIMTÚ
C
hỉ còn vài ngày nữa là
tết Nguyên đán Quý
Mão 2023 gõ cửa. Tranh
thủ những giây phút cuối
năm, người bán hoa kiểng ở
TP.HCM dồn lực tập trung
bán, hy vọng vụ hoa năm nay
sẽ bán hết sớm, sớm về quê
đón tết cùng gia đình.
Mong về quê đón tết
trước giao thừa
Đã 2 giờ sáng, khách đến
Công viênGia Định (quậnGò
Vấp, TP.HCM) mua hoa thưa
thớt dần.Đâycũng là lúcnhững
tấm bạt, mùng... được trải ra.
Người thì yên vị trên những
chiếc võng mắc tạm hoặc ghế
xếp. Các tiểu thương tranh thủ
chợp mắt sau một ngày làm
việc cực nhọc.
Thế nhưng bên cạnh đó vẫn
có những tiểu thương cùng
các nhân công chấp nhận thức
trắng đêmđể vận chuyển, bốc
vác hàng ngàn chậu hoa được
chuyển từmiềnTây lênđể sáng
hôm sau bày bán. Ở đây, tiếng
nói cười rôm rả không ngớt.
Đã hơn hai thập niên gắn
bó với nghề bán hoa tết, ông
Phạm Hồng Phước (55 tuổi,
quận 3, TP.HCM) cho biết
năm nay ông mua gần 500
chậu hoa kiểng các loại để
bán nhưng khách hàng chỉ đến
mua lai rai. Đến nay ông mới
chỉ bán được khoảng 30%.
Theo lời ông Phước, năm
nay thời tiết thất thường, việc
chăm sóc cũng như hoa trổ
không đạt chất lượng nhưmọi
chục năm nay cứ đúng vào
dịp 20 tháng Chạp, ông thuê
xe tải chở mấy trăm chậu
mai chiếu thủy, bon sai, cúc
đại đóa... lên Công viên Gia
Định bày bán.
“Buổi đêm tôi không dám
ngủ để canh cây. Tôi và mấy
anh em thay nhau thức đêm
để chăm sóc cũng như bán
cho người dân đi mua cây
cảnh vào đêm muộn. Mỗi
năm chỉ có một dịp tết, dù vất
vả nhưng phải cố gắng. Nếu
bán hết sớm thì về sớm, còn
không hết thì đến trưa 30 tết,
đúng 12 giờ cũng phải đưa
hoa về hoặc đem bỏ để trả
mặt bằng” - ông Thuận nói.
Cáchđóvài trămmét, chúng
tôi thấy ông Đặng Thạch
Tâm Phúc (40 tuổi, quận 3,
TP.HCM) đang gật gù đắp
tạm chiếc áo ấm, ngả lưng
cho đỡ mệt.
Giật mình tỉnh giấc, tôi hỏi
thăm ông Phúc được mấy
câu. Ông cho biết mấy hôm
nay ông bán hoa chậm, đến
thời điểm này người mua
vẫn còn khá e dè, sức mua
không bằng mọi năm dù đã
là 24 tháng Chạp.
“Tôi và các anh em chia
ca ra ngủ, khu vực này là nơi
tập kết rất nhiều sạp hoa nên
tôi không quá lo lắng. Nằm ở
đây ngủ tạm thời, sương gió
mấy cũng phải chịu, còn vài
ngày nữa là đến tết rồi” - ông
Phúc ngậm ngùi.
Sau hai nămchịu ảnh hưởng
bởi dịch COVID-19, nămnay
số lượng hoa, cây kiểng nhà
vườn bày bán tại Công viên
Gia Định tăng cao. Thế nhưng
đến thời điểm hiện tại, nhiều
tiểu thương đang canh cánh
nỗi lo vì lượng khách hàng
tìm đến mua hoa tại đây vẫn
chưa mấy sôi động.•
Có khách mua hoa
lúc nửa đêm
Đến Công viên Gia Định lúc
nửa đêm để mua cặp hoa cúc
về trưng tết, ông LêĐăngKhoa
(41 tuổi, quậnGòVấp,TP.HCM)
đang nhờ nhân công khiêng
hoa lên xe để chở về nhà.
“Tôi chọn mua hoa lúc nửa
đêm vì đi giờ này sẽ lựa được
nhiều hoa, thoải mái hơn. Tôi
muađược chậucúcgiá500.000
đồng, đang tính lựa cây mai
nữa. Năm nào cũng mua hoa
về trưng tết, tôi thấy năm nay
không khí có vẻ khá trầm lắng
so với năm trước” - ông Khoa
chia sẻ.
Tiêu điểm
2 giờ sáng, nhiều tiểu thương ngủ tạmtrên ghế dưới sương. Ảnh: KIMTÚ
năm. Điều này khiến người
bán hoa như ông gặp nhiều
khó khăn khi đến vườn lựa
chọn hoa và bày bán.
ÔngPhước tâmsự: “Tôi khá
lo lắng vì tình hình kinh tế khó
khăn, người dân sẽ giảm chi
tiêu chơi tết. Tuy nhiên, tôi
cũng nhập đa dạng các loại
từ mai, hoa, giấy, quýt, cúc
mâm xôi, cúc đại đóa, hướng
dương... để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng”.
Theo ông Phước, gia đình
ông có 5-6 người thay phiên
canhhoa. Banđêmông thường
trông coimộtmình không ngủ,
hôm sau sẽ có người khác
thay. “Khi nào mệt quá thì
nằm trên ghế chợp mắt một
chút, không thì ông trông đến
sáng. Chỉ hy vọng khách sẽ
mua hết hàng trước ngày 30
để về quê kịp sum họp đêm
giao thừa với gia đình” - ông
Mỗi năm chỉ có một
dịp tết, dù vất vả
nhưng phải cố gắng.
Phước nói lúc đồng hồ đã
điểm 2 giờ sáng.
Nằm sương
canh hoa kiểng
Đã hơn 2 giờ sáng nhưng
ông Trần Minh Thuận (43
tuổi, quê Bến Tre) vẫn miệt
mài chăm sóc mấy chậu mai
chiếu thủy. Ông cho biết hơn
Đời sống xã hội -
ThứBa17-1-2023
Mắc mùng, ngủ dưới
sương đêm canh hoa tết
Người bán
hoa tết ở
TP.HCM
thức trắng
đêmhoặc
chỉ tranh thủ
chợpmắt
với hy vọng
vụ hoa tết sẽ
bán hết sớm.
Ông LêĐăng Khoa đến
Công viênGiaĐịnh lúc nửa
đêmđểmua hoa về trưng tết.
Ảnh: KIMTÚ
TP.HCMkíchhoạt BVdã chiến số 13 tiếpnhận
bệnhnhânCOVID-19nặng
Nhiều tiểu thương và nhân công đang tất bật vận chuyển hoa
và cây kiểng trong đêm. Ảnh: KIMTÚ
Quảng cáo
BỐ CÁO THÀNH LẬP
1.TêncủaTổchứchànhnghềluật
sư:
CÔNGTYLUẬTTRÁCHNHIỆMHỮU
HẠNMỘT THÀNHVIÊN
KHẢI HOÀN
2.
Địa chỉ trụ sở: 372/9 (Tầng 1) Nơ
Trang Long, Phường 13, Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa
chỉ trụ sở chi nhánh tại Vĩnh Long: Số
155, khóm 2, Phường 3, thành phố
Vĩnh Long, tỉnhVĩnh Long.
3. Lĩnh vực hành nghề:
Tư vấn
pháp luật; Thamgia tố tụng theo quy
định của pháp luật; Đại diện ngoài tố
tụng để thực hiện các công việc có
liên quan đến pháp luật; Thực hiện
cácdịchvụpháplýkháctheoquyđịnh
của pháp luật.
4. Người đại diện theopháp luật:
ÔngBùiVănKhải.Địachỉthườngtrú:Ấp
2, xã Long Điền Đông A, huyện Đông
Hải, tỉnh Bạc Liêu. Chứng chỉ hành
nghề luật sư số: 17925/TP/LS-CCHN.
5. Giấy đăng ký hoạt động số:
41.02.4044/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
26/12/2022.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook