014-2023 - page 13

13
chừng 100 đòn, giá 50.000-
100.000 đồng/đòn tùy kích
cỡ. Mỗi dịp tết gia đình cụ
gói khoảng 2.000 đòn bánh,
mọi người trong nhà phải
làm việc liên tục đến tận
chiều 29 tết mới dừng tay.
Nối nghiệp mẹ hơn chục
năm, ông Nguyễn Minh Trị
(44 tuổi, con trai út của cụ
Ích) cho biết để có được đòn
bánh tét thơm ngon cần phải
kỹ lưỡng từ khâu chọn gạo,
lựa nhân. “Nếp và đậu phải
được ngâm trong một thời
gian nhất định, trễ một chút
hay sớm một chút đều sẽ
không được chuẩn vị. Sau
khi nấu 6 tiếng, bánh vừa
chín tới sẽ được vớt ra, thả
vào lu nước lạnh thật sạch,
sau 20 phút thì vớt ra để ráo.
Làm vậy bánh sẽ dẻo thơm,
hương vị đậm đà, bảo quản
được hơn một tuần” - ông
Trị chia sẻ.•
TÚNGÂN
N
ằm cách trung tâm
TP.HCM 40 km về
hướng tây bắc là làng
nghề bánh tráng Phú Hòa
Đông (xã Phú Hòa Đông,
huyện Củ Chi). Như nhiều
lò bánh khác trong làng, lò
bánh của gia đình bà Hồ
Quế Châu (46 tuổi) đang
vào thời điểm tấp nập nhất
trong năm.
Rộn ràng làng
bánh tráng Củ Chi
Là đời thứ tư nối nghiệp
tráng bánh truyền thống,
gắn bó với công việc tráng
bánh 20 năm có lẻ, bà Châu
cho biết làng nghề đang có
khoảng 100 hộ theo nghề làm
bánh tráng nhưng 75% trong
số đó đã chuyển sang tráng
bánh bằng công nghệ hiện
đại. “Tôi gắn bó với nghề
không chỉ vì miếng cơm
manh áo mà còn vì muốn
gìn giữ hương vị bánh tráng
được tráng thủ công của ông
bà xưa bao đời nay” - vừa
nhanh tay tráng bánh, bà
Châu vừa chia sẻ.
Hiện các cơ sở ở Phú Hòa
Đông làm nhiều loại bánh
tráng để cung ứng ra thị
trường như bánh siêu mỏng,
bánh tráng thông dụng, bánh
tráng ớt, mè, cuộn bơ, bánh
tráng dứa… Xưởng tráng
bánh của bà Châu những
ngày cận tết còn nhận tráng
bánh theo yêu cầu của khách
hàng. Nào bánh tráng dùng
để chiên, cuốn, bánh ớt, nào
bánh đa tôm, bánh mè đen
dừa, bánh gừng…khách thích
loại nào sẽ được đáp ứng.
Hỏi về bí quyết để làm
ra những chiếc bánh tráng
ngon, bà Châu cười hiền:
“Làm bánh tráng dễ mà
không dễ. Trước hết phải
chọn được gạo ngon, đem
ngâm và làm sạch, vo kỹ
trước khi xay thành bột. Bột
được pha theo tỉ lệ để bánh
khi làm ra giữ được hương
vị thơm ngon. Bánh được
tráng xong đem phơi. Bánh
đủ nắng vừa khô vừa dai,
dậy mùi thơm của gạo, của
vừng. Bánh quá nắng sẽ bị
khô giòn, dễ vỡ, còn bánh
thiếu nắng sẽ không có mùi
thơm, dễ hỏng”.
Ba đời giữ lửa
hương vị bánh tét
Hơn 40 năm nay, nghề gói
bánh tét truyền thống của gia
đình cụ Nguyễn Thị Ích (82
tuổi, ở xã Nhị Bình, huyện
Hóc Môn, TP.HCM) cứ vào
tháng Chạp là bắt đầu nhộn
nhịp hơn hẳn ngày thường.
Cụ Ích cho biết nghề gói
bánh tét của gia đình được
truyền lại từ thời ôngbà, truyền
đến đời con, đời cháu. Kể từ
khi cụ tự tay gói chiếc bánh
tét đầu tiên đến nay cũng đã
gần 40 năm. Mặc dù tuổi đã
cao nhưng vừa trò chuyện cụ
vẫn nhanh nhẹn lau lá, gói
bánh, vớt bánh, còn khâu sơ
chế nguyên liệu do các con
của cụ đảm nhiệm.
Gia đình cụ Ích gói bánh tét
quanh năm, ngày thường gói
BàHồQuế
Châu làmột
trong số ít
người vẫn
tráng bánh
bằng phương
pháp truyền
thống.
Ảnh: TÚNGÂN
Làng bánh tráng Phú Hòa Đông hiện có khoảng 100 lò
bánh đang hoạt động, phần lớn sản phẩm làm ra được
xuất khẩu. Từ năm2020, Sở Du lịchTP.HCM cùng các doanh
nghiệp lữ hành đã liên kết đưa khách đến các làng nghề,
trong đó có làng bánh tráng Phú Hòa Đông.
Đây là làng nghề tạiTP.HCMđược bảo tồn, có ngành nghề
hoạt động phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp đô thị của TP.
“Tôi gắn bó với
nghề không chỉ vì
miếng cơmmanh áo
mà còn vì muốn gìn
giữ hương vị bánh
tráng được tráng
thủ công của ông bà
xưa bao đời nay.”
Khánh thành đền thờ
Đại tư đồ Võ Văn Dũng
Ngày 16-1, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức khánh thành và đưa
vào sử dụng đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng. Đền
thờ được xây dựng theo lối kiến trúc cổ trên khu đất
rộng hơn 12 ha tại thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện
Tây Sơn, Bình Định. Tổng kinh phí xây dựng đền
thờ khoảng hơn 15 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách và
các nguồn xã hội hóa.
Các hạng mục của công trình gồm sân đậu xe,
tường rào, cổng tam quan, sân đón, nhà quản lý, nhà
diễn võ, bức bình phong, nhà vọng cảnh, nhà bia, sân
hành lễ, đền thờ, đường nội bộ. Ngoài ra còn có hệ
thống cây xanh - thảm cỏ - cấp thoát nước, hệ thống
điện chiếu sáng, nội thất. Các hạng mục kết nối hài
hòa tạo nên quy mô trang trọng cho khu đền thờ.
Công trình càng được nâng cao giá trị khi có thế
tọa sơn, phía sau và hai bên được bao bọc bởi dãy
núi với những rừng cây, trước mặt là cánh đồng
rộng, thoáng đẹp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Định Lâm Hải Giang đề nghị Sở VH&TT phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận, quản lý,
khai thác công trình đảm bảo phát huy hiệu quả,
thiết thực. Cạnh đó, tiếp tục bổ sung các dịch vụ tiện
ích, giải trí, kết nối tour du lịch gắn kết với khu di
tích quốc gia đặc biệt đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt và
danh lam thắng cảnh Hầm Hô để nơi đây thực sự trở
thành một địa chỉ văn hóa hấp dẫn.
Đại tư đồ Võ Văn Dũng sinh trưởng tại thôn Phú
Lộc, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là thôn Phú
Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định). Ông
tham gia phong trào Tây Sơn từ buổi đầu khởi nghĩa.
Là người thông minh, tài trí lại giỏi võ nghệ, ông sớm
trở thành một võ tướng kiệt xuất của nhà Tây Sơn. Ông
là một trong “Thất hổ tướng”, “Tứ trụ đại thần” của
triều Tây Sơn, được người dân ngưỡng mộ và tôn kính.
Sau khi ông mất, con cháu thờ phụng ông tại từ đường
họ Võ ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.
Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-
TT&DL) đã xếp hạng từ đường họ Võ là di tích lịch
sử quốc gia.
HUY TRƯỜNG
5 convoi xuất hiệnở rừngQuảngNam
Ngày 16-1, ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban
quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng
Nam, cho biết người dân phát hiện đàn voi rừng
gồm năm con tại lâm phận khu bảo tồn này. Trước
đó khoảng một tháng, người dân xã Quế Lâm
(huyện Nông Sơn, Quảng Nam) trong lúc đi rẫy phát
hiện năm con voi ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
voi Quảng Nam.
Theo ông Dưỡng, để đảm bảo an toàn cho người
dân, tránh tình trạng voi tấn công, đơn vị tổ chức
tập huấn, hỗ trợ một số trang thiết bị xua đuổi voi.
Cạnh đó, trang bị hệ thống điện mặt trời, khi voi
ra khỏi lâm phận điện sẽ tự thắp sáng và triển khai
trồng một số cây bồ kết, tạo hàng rào hành lang an
toàn ngăn cản voi ra ngoài. “Đặc tính của voi là di
chuyển tìm kiếm thức ăn theo chu kỳ, theo vùng, di
chuyển theo đường cũ và do nguồn thức ăn trong
lâm phận đảm bảo hơn trước nên đàn voi tương đối
mập mạp, khỏe mạnh” - ông Dưỡng nói.
Năm 2017, huyện Nông Sơn và UBND tỉnh Quảng
Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
(USAID) thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
voi trên diện tích gần 19.000 ha thuộc hai xã Phước
Ninh và Quế Lâm (huyện Nông Sơn). Trong đó, phân
khu được bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 13.000 ha.
Ngoài ra, vùng đệm khu bảo tồn rộng 25.000 ha thuộc
chín xã của năm huyện gồm: Nông Sơn, Nam Giang,
Phước Sơn, Hiệp Đức và Đại Lộc.
THANH NHẬT
Đền thờĐại tư đồ Võ VănDũng được xây dựng
trên diện tích khoảng 12 ha. Ảnh: BĐ
Đời sống xã hội -
ThứBa17-1-2023
Giáp tết,
rộn ràng
bánh tráng,
bánh tét
Cuối tháng Chạp là thời điểm các làng nghề truyền thống tại TP.HCM
vàomùa trong không khí nhộn nhịp, người người tất bật như chạy đua
cùng thời gian.
CụNguyễnThị Íchcẩn thận siết chặtmối dây lạt buộcđònbánh tét,
đứa cháu ngoan ngoãn ngồi cạnh phụ bà lấy dây. Ảnh: TÚNGÂN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook