131-2023 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu16-6-2023
ĐỨCMINH
N
gày15-6,tiếptụcchương
trình phiên họp thứ 24,
Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho ý kiến về một
số vấn đề lớn giải trình, tiếp
thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự
thảo Nghị quyết của Quốc
hội về thí điểm một số cơ
chế, chính sách đặc thù phát
triển TP.HCM.
TP.HCMcầnnhiềuchính
sách mạnh, vượt trội
Tại cuộc họp, liên quan đến
phân bổ và bố trí vốn đầu tư
công, Chủ nhiệmỦy ban Tài
chính - Ngân sách Lê Quang
Mạnh cho hay dự thảo nghị
quyết trìnhQuốc hội quy định:
“Sau khi bố trí đủ vốn cho
các nhiệm vụ, chương trình,
dự án trong tổng số vốn đầu
tư công trung hạn ngân sách
địa phương đã được Quốc hội
quyết định, trường hợp TP
dự kiến có nguồn thu để bố
trí tăng chi đầu tư phát triển,
HĐNDTP được phân bổ vốn
cho các nhiệm vụ, chương
trình, dự án, đối tượng đầu tư
công khác và bổ sung vào kế
hoạch đầu tư công trung hạn
số vốn tăng thêm”.
Theo ông Lê QuangMạnh,
đa số ý kiến trong Ủy ban
Tài chính - Ngân sách cho
rằng theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước, HĐND
TP có thẩm quyền quyết định
sử dụng nguồn tăng thu ngân
sách địa phương, trong đó bao
Nếu quy định như dự thảo
sẽ dẫn đến sự khác nhau rất
lớn về nhận thức, cách hiểu
quy định pháp luật về ngân
sách nhà nước, Luật Đầu tư
công giữa TP.HCM và 62 địa
phương khác trên cả nước.
Do vậy, căn cứ quy định
của Luật Ngân sách nhà
nước, Luật Đầu tư công và
thực tiễn thi hành, để hiểu
thống nhất về pháp luật, Ủy
ban Tài chính - Ngân sách đề
nghị không quy định nội dung
này tại dự thảo nghị quyết.
Thamgia thảo luận tại phiên
họp, các đại biểu cho rằng cần
đưa ra những chính sách đủ
mạnh, vượt trội với thời hạn
TP.HCM cần nhiều chính sách
đột phá
gồm cả chi đầu tư phát triển
để bổ sung kế hoạch đầu tư
công trung hạn vào các dự
án sử dụng nguồn vốn này.
Nội dung này cũng đã được
thể hiện tại nhiều điều luật của
Luật Đầu tư công. Cạnh đó,
khoản 6Điều 7Nghị quyết 29
của Quốc hội cũng cho phép
các địa phương được giao kế
hoạch đầu tư công hằng năm
nguồn vốn cân đối ngân sách
địa phương trên cơ sở khả
năng thu thực tế.
Hiện nhiều địa phương
trên cả nước đã và đang thực
hiện bình thường quy định
tại điểm d khoản 7 Điều 9
Luật Ngân sách nhà nước.
nhất định để tạo điều kiện cho
TP.HCM có sự phát triển đột
phá hơn trong thời gian tới.
Cạnh đó, các đại biểu cũng
đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng
các chính sách đưa ra, đảm
bảo có trọng tâm, trọng điểm,
Cần những chính
sách đủ mạnh,
vượt trội với thời
hạn nhất định để
tạo điều kiện cho
TP.HCM có sự phát
triển đột phá hơn
trong thời gian tới.
Quy định về hợp đồng BT phải thật sự chặt chẽ, kín kẽ để bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật.
BìnhDương - TP.HCM: Thốngnhất xâydựng5điểmkết nối giao thông
Lãnh đạo hai địa phương quyết tâmđẩy nhanh các dự án giao thôngmang tính kết nối vùng và bảo đảman toàn giao thông, an ninh trật tự liên vùng.
Chiều 15-6, tại UBND TP Dĩ An (Bình Dương), lãnh
đạo TP.HCM và tỉnh Bình Dương đã có buổi làm việc về
kết nối hạ tầng giao thông và tình hình an ninh trật tự.
Đây là buổi họp quan trọng giữa lãnh đạo hai địa phương
để thống nhất việc kết nối hạ tầng giao thông và công tác
phối hợp an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữa TP Thủ
Đức (TP.HCM) và TP Dĩ An, TP Thuận An (Bình Dương).
Cuộc họp của lãnh đạo hai địa phương cũng nhằm thực
hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị
quyết 154/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam Bộ
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại cuộc họp, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ
Đức, cho biết sau nhiều cuộc họp giữa lãnh đạo ba TP (Thủ
Đức - Dĩ An - Thuận An), các địa phương đã thống nhất đề
xuất đầu tư năm vị trí kết nối giao thông trọng điểm.
Cũng theo ông Tùng, đây là các điểm nút giao thông
quan trọng kết nối ba TP nói riêng và cả vùng nói chung.
Ông Tùng cũng đề xuất: “Tôi đề xuất ba TP lập tổ
công tác để phối hợp thông tin liên tục các vấn đề về quy
hoạch, phối hợp cùng nhau để quy hoạch các phân khu
được đồng bộ”.
Tại buổi họp, lãnh đạo Sở GTVT, Sở Xây dựng của
TP.HCM và Bình Dương cũng đưa ra một số kiến nghị, đề
xuất về các dự án giao thông kết nối vùng.
Các đơn vị này cũng ủng hộ đề xuất đầu tư năm vị trí
kết nối trọng điểm của UBND TP Thủ Đức.
Ngoài vấn đề về hạ tầng giao thông kết nối vùng, vấn đề
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng được ba TP
phối hợp chặt chẽ đảm bảo tốt an toàn giao thông và an
ninh trật tự trên các địa bàn liền kề, liên vùng.
Các tuyến đường kết nối ba TP có lượng phương tiện
lưu thông qua lại rất đông nên lực lượng công an đã cố
gắng đảm bảo giao thông luôn được thông suốt, không bị
ùn tắc kéo dài.
Đặc biệt, đây là địa bàn giáp ranh nên tình hình tội
phạm diễn biến phức tạp, công an ba TP cũng phối hợp
chặt chẽ để kìm giảm các loại tội phạm.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương,
cho biết hai địa phương phối hợp rất tốt thống nhất quy
hoạch, đầu tư hạ tầng giao thông kết nối vùng.
Theo ông Minh, Bình Dương ủng hộ và thống nhất cao
các dự án giao thông kết nối hai địa phương (TP.HCM và
Bình Dương) cũng như các tuyến đường kết nối vùng. Ông
đề nghị các sở, ngành hai địa phương tích cực phối hợp để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các vấn đề chưa cụ
thể thì phải “chốt” nhanh để thống nhất quy hoạch.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cũng
thống nhất đề xuất đầu tư năm vị trí kết nối trọng điểm
của chủ tịch UBND TP Thủ Đức và lưu ý xem xét thứ tự
ưu tiên, vấn đề nào làm trước, vấn đề nào làm sau.
Ông Mãi nhấn mạnh: “Những đề xuất nào của Bình Dương
mà không thuộc thẩm quyền đến TP thì các sở, ngành xem
xét thống nhất bằng văn bản để Bình Dương triển khai làm”.
Ông Mãi nói thêm các sở, ngành của TP.HCM phải tiếp
thu các ý kiến của Bình Dương để chủ động thực hiện
nhanh, dứt điểm. Từ đó nhanh chóng triển khai khởi công
xây dựng các dự án giao thông kết nối vùng.
“Chúng ta hiểu rằng các dự án này không chỉ kết nối
thông suốt với Bình Dương mà tất cả địa phương trong
vùng” - ông Mãi nhấn mạnh.
LÊ ÁNH
không dàn trải, có sự kết nối
đồng bộ, chặt chẽ, đảm bảo
phù hợp, khả thi trong tổ chức
thực hiện.
Hợp đồng BT
phải chặt chẽ
Kết thúc phiên họp, Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình
Huệ cho biết tại phiên họp
thứ 24, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã hoàn thành toàn
bộ việc xem xét, cho ý kiến
đối với tất cả dự án luật và dự
thảo nghị quyết, kể cả nghị
quyết chung của kỳ họp, nghị
quyết chất vấn, trả lời chất
vấn dự kiến trình Quốc hội
trong đợt 2.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý
trong khoảng thời gian còn
lại trước khi bắt đầu đợt họp
thứ hai của kỳ họp thứ năm,
các cơ quan của Quốc hội
tập trung cao độ phối hợp
chặt chẽ với các bộ, các cơ
quan của Chính phủ để hoàn
thiện các báo cáo, dự thảo với
chất lượng cao nhất, thuyết
phục nhất và có tài liệu càng
sớm càng tốt để trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội để báo
cáo với Quốc hội.
Liên quan đến dự thảoNghị
quyết củaQuốc hội về thí điểm
một số cơ chế, chính sách đặc
thù phát triển TP.HCM, Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình
Huệ đánh giá cao dự thảo nghị
quyết và sự chuẩn bị của các
cơ quan hữu quan. Qua đó,
Chủ tịch Quốc hội đề nghị
trong báo cáo tiếp thu, giải
trình cần làm rõ thêm cơ sở
chính trị, căn cứ pháp lý và
trên cơ sở đó tiếp tục nghiên
cứu rà soát, hoàn thiện dự
thảo nghị quyết. Bên cạnh
đó, quy định về hợp đồng BT
phải thật sự chặt chẽ, kín kẽ
để bảo đảm thống nhất với
hệ thống pháp luật.•
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu kết luận. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Thận trọng, chắc chắn trước việc
giảm thuế GTGT 2%
Tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho
rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị
gia tăng 2% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 đã nhận
được sự đồng tình của nhiều đại biểu Quốc hội. Một số
ý kiến của các đại biểu đề nghị nới rộng mức độ và thời
gian giảm thuế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn kỹ
lưỡng và có sự phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để nhìn
nhận rõ tình hình kinh tế, tài chính, ngân sách để đưa ra
chính sách phù hợp, thận trọng. Việc áp dụngmức giảm
thuế này cho năm sau sẽ được tiếp tục xem xét kỹ lưỡng
tại kỳ họp tháng 10 để đảm bảo thận trọng, chắc chắn,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ông Võ VănMinh, Chủ tịchUBND tỉnh BìnhDương, phát biểu
tại cuộc họp. Ảnh: LÊ ÁNH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook