9
Lượng hành khách qua các cảng hàng không ngày càng tăng cao. Ảnh: P.CÔNG
Sửa luật để ngăn tình trạng bán vé
máy bay khi chưa được cấp slot
Bộ GTVT cho biết sẽ sửa Luật Hàng không dân dụng Việt Namđể ngăn tình trạng các hãng hàng khôngmở
bán chuyến bay trong khi chưa có slot, mở bán nhiều hơn slot được xác nhận và khai thác không đúng với slot
mở bán.
VIẾT LONG
B
ộ GTVT đang lấy ý kiến
của các bộ, ngành về hồ
sơ đề nghị xây dựng Luật
Hàng không dân dụng Việt
Nam (sửa đổi). Trong đó, Bộ
GTVT đề xuất sửa đổi năm
chính sách lớn nhằm tạo cơ
chế để thu hút tư nhân đầu tư
vào hạ tầng hàng không và
các chính sách nâng cao chất
lượng dịch vụ hàng không.
Tổ chức, cá nhân
được đầu tư sân bay
chuyên dùng
Bộ GTVT cho rằng quy
định hiện hành đang giao cho
doanh nghiệp (DN) đầu tư các
công trình thiết yếu ở sân bay.
Nhà nước đầu tư đường băng,
đường lăn, một số công trình
thuộc khu bay. Quá trình thực
hiện bộc lộ bất cập, Nhà nước
kinh phí hạn hẹp, DN có tiền
nhưng không thể đầu tư, dẫn
đến một số đường băng ở các
sân bay như Nội Bài, Tân Sơn
Nhất xuống cấp nhưng không
được đầu tư kịp thời.
Thêm vào đó, một số đường
cất hạ cánh, đường lăn do Bộ
Quốc phòng quản lý tại các
sân bay như Thọ Xuân, Chu
Lai, Tuy Hòa, Phú Cát…đang
cần được đầu tư mở rộng quy
mô để phục vụ cho hoạt động
dân dụng nhưng gặp khó khăn
về thu hút tư nhân tham gia.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị
sửa luật theo hướng cho phép
tổ chức, cá nhân được đầu tư
các công trình kết cấu hạ tầng
cảng hàng không dùng chung
Bộ GTVT đề xuất
sửa đổi năm chính
sách lớn nhằm tạo
cơ chế để thu hút tư
nhân đầu tư vào hạ
tầng hàng không và
các chính sách nâng
cao chất lượng dịch
vụ hàng không.
Cần có chính sách tốt để thu hút
tư nhân
Một chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng việc Bộ
GTVT đưa ra quy định ngăn bán vé khi chưa được cấp slot và
mở bán nhiều hơn slot được cấp phép là phù hợp, vì việc này
gây ra tình trạng chậm, hủy chuyến khi tỉ lệ khách đặt mua vé
các chuyến bay được mở bán cao. Hiện tượng này cũng từng
xảy ra vào năm 2022, khi hãng hàng không đua nhau mở bán
vé vượt quá slot đã được xác nhận, sau đó Cục Hàng không
phải “tuýt còi”.
“Vì vậy, đi kèm với các quy định trên cần có chế tài xử phạt
nặng đối với các hãng hàng không vi phạm…” - vị chuyên gia
này cho hay.
Về việc tư nhân thamgia đầu tư sân bay chuyên dùng, chuyên
gia này cho rằng hiện nay nhiều địa phương đang muốn đầu
tư sân bay nhỏ vừa dùng chung dân sự và quân sự, trong lúc
nguồn ngân sách hạn hẹp thì việc kêu gọi tư nhân tham gia là
tất yếu. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn cho các dự án sân bay
nhỏ là khá lâu, có thể lên tới 45-46 năm, thêm vào đó sân bay
nhỏ thường lợi nhuận thấp nên để thu hút tư nhân cần đi kèm
với nhiều cơ chế, chính sách khác.
dân dụng và quân sự trên đất,
tài sản do quốc phòng quản
lý. Cho phép ngân sách địa
phương tham gia đầu tư kết
cấu hạ tầng cảng hàng không,
cho phép DN nhà nước tham
gia đầu tư kết cấu hạ tầng khu
bay; quy định về phương án
đầu tư theo phương thức hợp
tác công tư (PPP) trong trường
hợp hình thành nhà khai thác
cảng hàng không mới…
Đáng chú ý, cơ quan soạn
thảo cũng đề xuất bổ sung vào
luật tiêu chí cho phép cảng
hàng không nội địa được khai
thác các chuyến bay quốc tế
với mục đích cụ thể, bổ sung
quy định hoặc tiêu chí cho phép
chuyển cảng hàng không nội
địa thành cảng hàng không
quốc tế…
Bộ GTVT kỳ vọng những
quy định trên khắc phục các
khó khăn bất cập trong thực
thi các quy định về đầu tư,
xây dựng; tạo cơ chế để thu
hút các nguồn lực đầu tư vào
cảng hàng không, sân bay,
giảm gánh nặng ngân sách
nhà nước. Song song đó, định
hình rõ hình thức đầu tư, cơ
chế lựa chọn nhà đầu tư, thúc
đẩy sự phát triển của đầu tư
tư nhân trong lĩnh vực cảng
hàng không, sân bay.
Xử phạt nặng với
hãng hàng không
vi phạm
Về chất lượng dịch vụ hàng
không, Bộ GTVT cho biết vẫn
còn hiện tượng chậm chuyến
kéo dài, hủy chuyến vì lý do
khách quan và những ứng xử
chưa hợp lý của các hãng hàng
không trong việc thực hiện các
nghĩa vụ về bồi thường ứng
trước không hoàn lại gây bức
xúc cho hành khách.
Thêm vào đó, việc điều
phối slot (giờ cất, hạ cánh) chỉ
áp dụng đối với các chuyến
bay vận chuyển hàng không
thường lệ, chưa điều tiết đến
các chuyến bay không thường
lệ. Điều này dẫn đến các hoạt
động khai thác tại các sân bay
thiếu điều hòa, ổn định. Các
thủ tục cấp quyền vận chuyển
hàng không chưa gắn với công
tác điều phối slot.
Cơ quan soạn thảo cho rằng
những vấn đề trên nếu không
được giải quyết sẽ dẫn đến
tình trạng chất lượng dịch vụ
không đảm bảo. Thêm vào đó,
tình trạng các hãng hàng không
mở bán chuyến bay trong khi
chưa có slot, mở bán nhiều hơn
slot được xác nhận và khai
thác không đúng với slot mở
bán ảnh hưởng đến quyền lợi
của hành khách.
Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề
xuất sửa đổi, bổ sung các quy
định chi tiết về quy trình, thủ
tục điều phối slot tại các sân
bay theo hướng các hãng hàng
không phải có xác nhận slot
tại cảng hàng không, sân bay
trong hồ sơ đề nghị cấp quyền
vận chuyển hàng không, trừ
trường hợp hãng hàng không
là hãng tiếp thị (marketing)
trong chuyến bay liên danh
(code-share).
“Quy định này đảm bảo cho
việc hãng hàng không chỉ có
thể mở bán các chuyến bay
khai thác trực tiếp (operating)
khi có slot, qua đó tăng cường
công tác bảo vệ quyền lợi của
hành khách, tránh việc các
hãng hàng không đã mở bán
các chuyến bay khi chưa có
slot, mở bán nhiều hơn slot
được xác nhận và việc khai
thác không đúng với slot mở
bán…” - Bộ GTVT đề xuất.•
Ngày 17-6 tới đây, bốn tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang
và Sóc Trăng sẽ đồng loạt khởi công bốn dự án thành phần cao
tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Tại các địa phương này,
chính quyền đang gấp rút tiến hành bồi thường giải phóng mặt
bằng (GPMB) để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Mặc dù chưa nhận tiền bồi thường GPMB nhưng ông Lê
Văn Tòng (ngụ xã Đông Thắng, TP Cần Thơ) đã tự nguyện
bàn giao mặt bằng trước cho địa phương. “Tôi nghĩ nếu mình
giao nhanh thì Nhà nước sớm khởi công, khởi công sớm
chừng nào là tốt chừng đó. Bà con mình sớm có con đường
mới để đi” - ông Tòng phấn khởi nói.
Không chỉ ông Tòng, trên địa bàn xã Đông Thắng còn
khoảng chín hộ dân khác cũng đồng thuận giao mặt bằng sớm
cho dự án trước nửa tháng. Theo Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng TP Cần Thơ, chủ đầu tư dự án thành phần 2, TP Cần
Thơ có hơn 1.000 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án. Các địa
phương có dự án đi qua là các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và
Thới Lai cam kết bàn giao 50% mặt bằng trước ngày 15-6 và
phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trước ngày 30-6 theo Nghị
quyết 91 của Chính phủ.
Về công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đến nay chủ
đầu tư đã tiến hành đăng tải thông báo mời quan tâm rộng rãi
đối với gói thầu xây lắp XL1. Đơn vị tư vấn đấu thầu đang tiến
hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu, dự kiến hoàn thành
công tác lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng vào ngày 15-6.
Còn tại Hậu Giang, dự án qua địa bàn hai huyện Châu
Thành A và Phụng Hiệp với hơn 1.100 hộ dân bị ảnh hưởng.
Sở GTVT tỉnh Hậu Giang (chủ đầu tư) cho biết đến nay
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã chi trả bồi thường cho 764
hộ dân với số tiền hơn 515 tỉ đồng và đang tiếp tục chi trả cho
các hộ còn lại trong những ngày tới. “Địa phương bàn giao
hơn 202/260 ha diện tích mặt bằng phải thu hồi, đạt hơn 77%,
hoàn thành sớm hơn và vượt khối lượng theo Nghị quyết 91
của Chính phủ” - chủ đầu tư thông tin thêm.
Tại An Giang, ông Lê Văn Thanh Tùng, Giám đốc Trung
tâm Phát triển quỹ đất tỉnh An Giang, cho biết dự án qua địa
bàn có khoảng 1.530 hộ dân bị ảnh hưởng. Tính đến ngày 19-
5, ngành chức năng đã phê duyệt phương án bồi thường cho
575 hộ dân với số tiền hơn 554 tỉ đồng, đạt khoảng 47%. Dự
kiến đến ngày 15-6 sẽ hoàn thành chi trả cho thêm 445 hộ với
tỉ lệ khoảng 33% và bàn giao cho chủ đầu tư khởi công công
trình trước ngày 17-6.
“Như vậy, lũy kế đến trước ngày 17-6 phấn đấu giải ngân
bồi thường cho 1.020/1.530 hộ, với diện tích khoảng 315/391 ha,
đạt tỉ lệ 80,7% và tổ chức khởi công dự án” - ông Tùng nói.
CHÂUANH
Sẵn sàngkhởi công cao tốcChâuĐốc - CầnThơ - SócTrăng
Người dân
TP Cần Thơ
nhận tiền
bồi thường
dự án cao
tốc Châu
Đốc - Cần
Thơ - Sóc
Trăng.
Ảnh:
CHÂUANH