131-2023 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Sáu16-6-2023
Tiêu điểm
Hy Lạp tìm kiếm người sống sót
sau vụ đắm tàu ​​di cư
Lực lượng cứu hộ Hy Lạp ngày 15-6 đã mở một chiến
dịch tìm kiếm quy mô lớn sau khi tàu chở một nhóm
người di cư bị lật và chìm ngoài khơi phía tây nam nước
này, theo hãng tin
Reuters
.
Vụ đắm tàu sáng 14-6 đã làm ít nhất 79 người chết và
hàng trăm người mất tích, trở thành một trong những thảm
họa kinh hoàng nhất ở châu Âu trong những năm gần đây.
Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc cho biết có
Đức gọi tênNga, TrungQuốc trong
chiến lược anninhquốc gia
Lần đầu tiên công bố chiến lược an ninh quốc gia, Đức cho rằng Nga, Trung Quốc là những “mối đe dọa”
chính, đồng thời camkết thúc đẩy bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.
CHÍ THANH
H
ãng
Reuters
ngày 14-6
đưa tin Đức vừa lần đầu
tiên công bố chiến lược
an ninh quốc gia của mình.
Theo đó, chiến lược này xác
địnhNga vàTrungQuốc (TQ)
là nhữngmối đe dọa tiềm tàng
đối với hòa bình và an ninh
thế giới. Chiến lược của Đức
còn đưa ra những cam kết
tiếp tục hành động để thúc
đẩy đầu tư quốc phòng, an
ninh nhằm mục đích bảo vệ
hòa bình khu vực và thế giới.
Lý do Nga, Trung Quốc
bị “gọi tên”
Trong chiến lược an ninh
quốc gia dài 74 trang của
mình, Đức nhận định tình
hình an ninh thế giới đang
trải qua nhiều thay đổi sâu
sắc bởi môi trường quốc tế
ngày càng trở nên đa cực và
kém ổn định hơn.
Berlin cho rằng Nga hiện
là một trong những mối đe
dọa nghiêm trọng đối với hòa
bình và an ninh tại khu vực
châu Âu - Đại Tây Dương.
Mục đích của Nga là theo
đuổi lợi ích riêng và làm
suy yếu những liên minh có
chính sách không mấy thân
thiện với mình.
Theo giới chức Berlin,
thời gian qua Nga thực hiện
những hành vi gây rối loạn
an ninh khu vực châu Âu như
phát động chiến dịch quân sự
đặc biệt tại Ukraine từ tháng
2-2022, có hành vi đe dọa sử
dụng vũ khí hạt nhân và sử
dụng năng lượng như một
quân bài chính trị.
Giới chứcBerlin nhấnmạnh
bằng những hành vi trên, Nga
Đức, NATO hay EU
đều không muốn
tìm kiếm bất kỳ sự
kèn cựa hoặc đối
đầu nào với Nga.
Nhưng một khi
nhận thấy những
mối đe dọa hiện hữu
từ Moscow, họ sẽ nỗ
lực ngăn chặn.
“Quyết sách ưu tiên hiện tại
của Đức là đảmbảo cho người
dân được tiếp tục sống trong
nềnhòabình, tựdo trongquốc
giagiữvịthếtrungtâmcủachâu
Âu, đồng thời tiếp tục khẳng
địnhanninhĐứcsẽgắnbóchặt
chẽ với an ninh của các đối tác
và các nước đồngminh”- chiến
lược an ninh quốc gia của Đức
nhấn mạnh.
Cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên
luật pháp
Đức cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên Hiến chương
Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tích cực ủng hộ chủ
nghĩa đa phương, chống lại những nỗ lực chia rẽ thế giới
thành các khối ảnh hưởng riêng lẻ. Để thực hiện mục tiêu
này, Berlin cho biết sẽ nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn với các
quốc gia có cùng chí hướng.
Đức cũng cam kết bảo vệ trật tự dân chủ tự do, kiên quyết
ngăn chặn sự can thiệp bất hợp pháp từ bên ngoài, tiếp tục
đối phó với hành vi lan truyềnmọi thông tin sai lệch. Bên cạnh
đó, Berlin còn tập trung đa dạng hóa nguồn cung, tránh tập
trung cục bộ vàomột bên riêng lẻ, tăng cường an ninhmạng,
cũng như chú trọng củng cố khả năng phục hồi và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Đức trên trường quốc tế.
Thủ tướngĐức Olaf Scholz
(giữa)
và các thành viên trong nội các của ông trong buổi công bố
chiến lược an ninh quốc gia hôm14-6. Ảnh: DW
Lực lượng chức
năng di chuyển thi
thể của những nạn
nhân trong vụ chìm
tàu ngoài khơi Hy
Lạp ngày 15-6. Ảnh:
REUTERS
Chủ tịch Cục Dự trữ
Liên bangMỹ (Fed)
Jerome Powell.
Ảnh: CNBC
đã “vi phạm nghiêm trọng”
Hiến chương LiênHợpQuốc,
“phá hoại chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ” của Ukraine và xa
hơn là “đe dọa tới hòa bình
và ổn định của Đức và các
đồng minh” trong Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại TâyDương
(NATO) và Liên minh châu
Âu (EU).
Berlin lưu ý rằng Đức,
NATO hay EU đều không
có ý định tìm kiếm bất kỳ
sự kèn cựa hoặc đối đầu nào
với Nga. Nhưng một khi họ
nhận thấy những mối đe dọa
hiện hữu từ Moscow, họ sẽ
nỗ lực ngăn chặn.
Ngoài Nga, chiến lược an
ninh của Đức còn nhắc tới TQ
như “một đối tác và một đối
thủ cạnh tranh chiến lược” với
Berlin trên trường quốc tế.
Theođó, chiến lược củaĐức
đưa ra một số cáo buộc rằng
với nỗ lực sắp xếp lại trật tự
quốc tế và khẳng định vị thế
lớn mạnh của mình, TQ đã
tìm cách gia tăng quyền lực
tại châu Á thông qua việc sử
dụng sức mạnh kinh tế để đạt
các mục tiêu chính trị quan
trọng. “Những hành động đó
của Bắc Kinh đi ngược lại lợi
ích của Berlin trong việc duy
trì an ninh và ổn định trật tự
khu vực và thế giới” - chiến
lược an ninh quốc gia Đức
nêu rõ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn
được coi là một đối tác không
thể thiếu của Berlin trong hợp
tác phát triển kinh tế và giải
quyết những thách thức mang
tính toàn cầu. Theo đó, chiến
lược an ninh của Đức lưu ý
rằng Berlin vẫn nên đề cao
tinh thần hợp tác, tận dụng
cơ hội làm việc chung với
TQ để cùng nhau giải quyết
những vấn đề cấp bách, đồng
thời nhấnmạnh nếu Bắc Kinh
không thực hiện những hành
vi đi ngược lại những giá trị
của Berlin thì Đức nên tiếp
tục xemTQ là đối tác thương
mại lớn nhất của mình trong
chiến lược phát triển kinh tế.
Phía TQ và Nga không lập
tức bình luận về chiến lược
an ninh quốc gia mà Đức vừa
công bố.
Chú trọng đầu tư
quốc phòng -
an ninh
Chiến lược an ninh quốc
gia của Đức còn khẳng định
việc chú trọng đầu tư quốc
phòng, an ninh sẽ góp phần
thúc đẩy sự ổn định lâu dài
của Đức và các nước đồng
minh. Theo đó, trong chiến
lược an ninh của mình, Berlin
camkết những hợp tác an ninh
của Đức với NATO và EU là
không lay chuyển.
Đức sẽ nỗ lực phân bổ trung
bình 2% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) cho quốc phòng,
đồng thời thiết lập một số
quỹ đặc biệt để Berlin có thể
hỗ trợ NATO trang bị thêm
khí tài và tăng khả năng răn
đe của mình. Ngoài ra, Đức
cũng sẽ chú ý tới việc tăng
cường đầu tư và bảo vệ cơ sở
hạ tầng quan trọng của nước
này và các đồng minh.
Trong nỗ lực đảm bảo an
ninh, chiến lược của Đức
còn nhắm tới việc đẩy mạnh
kiểm soát vũ khí “độc hại”.
Cụ thể, Đức sẽ thúc đẩy các
nước giải trừ vũ khí hạt nhân
và không phổ biến loại vũ
khí nguy hiểm này trên cơ sở
Hiệp ước không phổ biến vũ
khí hạt nhân được Anh, Mỹ
và Liên Xô trước đây thúc
đẩy vào năm 1986.
Về phần đảm bảo duy trì
ổn định tại khu vực châu Âu,
chiến lược an ninh của Đức
cho biết mục tiêu của Berlin
là tiếp tục xây dựng một châu
Âu thống nhất trong hòa bình,
tự do và tiếp tục hành động
nhằm duy trì an ninh, chủ
quyền khu vực cho các thế
hệ tương lai.
Bên cạnh đó, chính phủĐức
sẽ tiếp tục ủng hộ quá trình hội
nhập, gắn kết và mở rộng hơn
nữa của EU khi trong tương
lai khối này có khả năng sẽ
kết nạp thêm các thành viên
mới như Ukraine, Moldova,
Georgia và các quốc gia thuộc
khu vực bán đảo Balkan.•
tới 400 người trên tàu lúc tai nạn xảy ra. Đến sáng 15-6
(giờ địa phương), lực lượng chức năng đã giải cứu được
104 người.
Kênh
ERT
của Hy Lạp đưa tin tàu khởi hành từ TP
Tobruk của Libya tới Ý, phần lớn những người trên tàu
là thanh niên ở độ tuổi 20. Hiện chưa rõ quốc tịch của
những người trên tàu cũng như ngày họ khởi hành nhưng
một quan chức thuộc Bộ Vận tải Hy Lạp cho rằng những
người trên tàu có thể đến từ Ai Cập, Syria và Pakistan.
THẢO VY
Fed “đóng băng” lãi suất sau 10 lần
tăng liên tiếp
Sau 10 lần tăng liên tiếp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed) đã quyết định tạm ngừng chu kỳ tăng lãi suất trong
phiên họp chính sách ngày 14-6 để có thêm thời gian đánh
giá tác động của chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện tại
của kinh tế Mỹ, theo hãng tin
Reuters
.
Theo đó, tổng mức lãi suất tại Mỹ vẫn duy trì ở mức
5%. Mặc dù đã quyết định không tăng lãi suất trong tháng
6 này, phần lớn quan chức của Fed cho rằng cơ quan này
vẫn cần siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa trong năm
nay.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết: “Hầu hết các nhà
lập pháp của Fed đều đồng ý rằng việc tiếp tục tăng lãi
suất trong năm nay sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu đưa
lạm phát về mức ổn định - mức 2%”.
Theo
Reuters
, Fed cho biết họ sẽ sẵn sàng điều chỉnh
lập trường lãi suất của mình nếu nhận thấy thị trường xuất
hiện những rủi ro cản trở khả năng Mỹ chống lạm phát,
phát triển kinh tế.
BẢO TRÂN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook