131-2023 - page 6

6
Thời sự -
Thứ Sáu16-6-2023
YẾNCHÂU
H
ôm 14-6, khoa Luật Dân sự
Trường ĐH Luật TP.HCM tổ
chức hội thảo nguyên tắc giải
quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng.
Tại hội thảo, ThS Lê Thị Mận thay
mặt nhóm tác giả trình bày tham
luận về áp dụng tương tự pháp luật
trong giải quyết tranh chấp tài sản
là sính lễ.
Ba dạng tranh chấp sính lễ
ThS Mận cho biết tranh chấp tài
sản là sính lễ là những loại tranh
chấp phức tạp và thường được chia
làm ba dạng.
Thứ nhất là trong trường hợp quan
hệ vợ chồng không được xác lập
(từ hôn). ThS Mận lấy ví dụ từ một
bản án của TAND tỉnh Tiền Giang
mà hai cấp tòa có quan điểm khác
nhau. Hai bên gia đình đã tổ chức
lễ hỏi, cha mẹ chú rể đã trao quà
cưới cho nàng dâu gồm một số nữ
trang và tiền mặt. Tuy nhiên, sau đó
chị này hủy cưới nên cha mẹ chú
rể yêu cầu trả lại sinh lễ với lý do
ông bà tặng tài sản với điều kiện là
phải kết hôn.
Yêu cầu này đã được tòa án
cấp sơ thẩm chấp nhận, song cấp
phúc thẩm cho rằng việc hôn nhân
không thành có phần lỗi của chú rể
nên anh này phải chịu phần trách
nhiệm (về tài sản) phát sinh từ lỗi
này. Từ đó, tòa án cấp phúc thẩm
sửa án sơ thẩm, buộc nàng dâu chỉ
phải trả lại phần sính lễ tương ứng
lỗi của mình.
ThSMận cho rằng việc tòa án cấp
phúc thẩm vận dụng tương tự pháp
luật, xác định việc trao nhận sính lễ
là “giao dịch dân sự có điều kiện”
(đồng nghĩa là một giao dịch tặng
Mới đây, sau hai ngày xét xử, TAND tỉnh Trà Vinh đã
tuyên án đối với trưởng Phòng LĐ-TB&XH TP Trà Vinh
cùng thuộc cấp về tội tham ô tài sản và vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát,
lãng phí.
Theo đó, tòa tuyên phạt Lê Thị Mỹ Hồng (trưởng Phòng
LĐ-TB&XH TP Trà Vinh) năm năm sáu tháng tù; Nguyễn
Thanh Bình, Trần Văn Quí và Lê Thị Thanh Loan mỗi bị
cáo ba năm tù.
Hai bị cáo Thi Hải Yến, Lâm Thị Huỳnh Thơ cùng nhận
mức án hai năm sáu tháng tù; bị cáo Đỗ Văn No hai năm tù.
Theo cáo trạng, trong hai năm 2018, 2019, Lê Thị Mỹ
Hồng là trưởng Phòng LĐ-TB&XH TP Trà Vinh và là
chủ tài khoản đơn vị. Trong quá trình công tác, Hồng đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo cấp dưới
thực hiện hành vi lập nhiều chứng từ khống để thanh quyết
toán tổng số tiền hơn 687 triệu đồng từ các nguồn kinh phí
không tự chủ được cấp từ ngân sách của Nhà nước. Qua
đó, các bị cáo đã tham ô hơn 267 triệu đồng để sử dụng vào
mục đích cá nhân.
Ngoài ra, cáo trạng còn cáo buộc Hồng đã trực tiếp chỉ
đạo bị cáo Yến và Bình theo dõi, tổng hợp lập chứng từ
khống cho từng bộ phận phụ trách ký thanh quyết toán sai
quy định gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước với tổng
số tiền hơn 293 triệu đồng.
Trong quá trình điều tra, các bị cáo đều thành khẩn khai
báo, ăn năn hối cải và đã nộp khắc phục toàn bộ thiệt hại.
HẢI DƯƠNG
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HG
TrưởngphòngLĐ-TB&XHcùng6 thuộc cấpbị phạt tùvì thamô
Nguyên tắc áp dụng tập quán,
tương tự pháp luật
BLDS 2015 quy định tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để
xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự
cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài,
được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng
đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Trường hợp các bên không
có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán
nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Ngoài ra, trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có
quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của
pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
Hiện nay vẫn chưa
thống nhất cách giải
quyết, một số trường hợp
trả lại sính lễ, một số trả
một phần bằng việc xác
định lỗi của ai trong việc
dẫn đến việc hủy hôn...
Hội thảo bàn về việc giải quyết các tranh chấp dân sự chưa có điều luật để áp dụng, trong đó có việc kiện đòi sính lễ.
Ảnh: YC
Kiện“chiatay
đòisínhlễ”,
giảiquyếtsao?
Tranh chấp sính lễ thường được chia làm
ba dạng, là những loại tranh chấp phức tạp
và chưa có cách giải quyết thống nhất.
cho tài sản có điều kiện) là chấp nhận
được. Bởi đối sánh với pháp luật và
thực tiễn, khi trao nhận sính lễ, dù
các bên không khẳng định việc trao
nhận là một giao dịch tặng cho có
điều kiện nhưng thực tế đã tồn tại
hành vi tặng cho. Đồng thời, việc
trao sính lễ cũng chỉ thực hiện sau
khi gia đình hai bên đã định rõ ngày
cưới nên có thể suy luận trong hoàn
cảnh này, khi trao sính lễ đã có điều
kiện ngầm định giữa các bên là việc
kết hôn sẽ diễn ra trong tương lai...
Dạng tranh chấp thứ hai là tranh
chấp sính lễ trong trường hợp vợ
chồng muốn ly hôn. Theo ThSMận,
các tranh chấpnày thường tồn tại dưới
hình thức một bên chồng, vợ với tư
cách nguyên đơn yêu cầu hoặc với
tư cách bị đơn phản tố yêu cầu bên
còn lại hoàn trả hoặc chia tài sản là
sính lễ. Tòa án thường theo hướng
xem việc trao nhận sính lễ là giao
dịch tặng cho tài sản đã phát sinh
hiệu lực (vì hôn nhân đã xác lập)
và áp dụng các quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình để giải quyết
tranh chấp ly hôn, quyết định không
chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền
sính lễ vì không có căn cứ.
Điển hình như vụ án ly hôn giữa
chị S và anh L. Anh L đưa ra yêu
cầu phản tố buộc chị S phải trả lại
tiền sính lễ là 25 triệu đồng (gồm
tiền và giá hiện vật là thịt heo).
Theo anh L, ở quê anh, khi ly hôn
cô dâu phải trả lại tiền sính lễ. Quá
trình giải quyết vụ án, qua văn bản
của cơ quan nhà nước xác nhận tại
địa phương không có tập quán nhà
gái phải trả lại tiền sính lễ cho nhà
trai khi ly hôn.
Trường hợp thứ ba là tranh chấp
sính lễ sau khi vợ chồng ly hôn.
Theo ThS Mận, do chưa có khung
pháp lý điều chỉnh nên tòa án đã
áp dụng tập quán và (hoặc) tương
tự pháp luật để giải quyết. Chẳng
hạn, theo bản án ngày 5-7-2018 của
TAND huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ,
anh X và chị T đã ly hôn theo phán
quyết của tòa, sau đó phát sinh tranh
chấp khoản tiền sính lễ.
Tòa án nhận định việc nhà trai
giao tiền cho nhà gái là hoàn toàn tự
nguyện, điều này phù hợp với truyền
thống và phong tục, tập quán về
cưới hỏi. Pháp luật cũng như phong
tục, tập quán cũng không quy định
trường hợp vợ chồng ly hôn thì nhà
gái có trách nhiệm trả lại tiền mà
nhà trai đã đưa để tổ chức lễ cưới,
các chi phí tổ chức tiệc cưới cũng
đã chi xong nên việc đòi lại số tiền
này là không đúng...
Chưa thống nhất
cách giải quyết
ThS - nghiên cứu sinh Nguyễn
Đức Phước (Chánh án TAND quận
Bình Tân, TP.HCM) cho biết thực
tiễn xét xử tại TAND quận Bình Tân
chưa áp dụng tập quán nào.Một phần
nguyên nhân là do thực tế tập quán
thường ở khu vực nông thôn, ở TP
cuộc sống thay đổi thường xuyên,
khó hình thành tập quán.
Về tranh chấp sính lễ, ông Phước
cho rằng hiện nay vẫn chưa thống
nhất cách giải quyết, một số trường
hợp trả lại sính lễ, một số trả một
phần bằng việc xác định lỗi của ai
trong việc dẫn đến việc hủy hôn...
Theo quan điểm của ông Phước,
phán quyết buộc nàng dâu phải hoàn
trả một phần sính lễ (trong bản án
của TAND tỉnh Tiền Giang mà ThS
Mận nêu) là có căn cứ. Trong vụ
án này, HĐXX căn cứ vào lỗi của
mỗi bên để xác định việc vi phạm
nghĩa vụ và chịu trách nhiệm với
bên có quyền.
Ông Phước cũng đặt vấn đề về
việc hiện nay các tập quán về hôn
nhân và gia đình chưa được xây
dựng theo quy định trong văn bản
quy phạm pháp luật đã ban hành
nên chưa được sử dụng trong hoạt
động xét xử các tranh chấp về hôn
nhân và gia đình.
Điều 6Nghị định 126/2014 (hướng
dẫn Luật Hôn nhân và gia đình)
quy định trong thời hạn ba năm kể
từ ngày nghị định này có hiệu lực,
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm
xây dựng, trình HĐND cùng cấp
phê duyệt danh mục các tập quán
về hôn nhân và gia đình được áp
dụng tại địa phương. Căn cứ vào
thực tiễn áp dụng tập quán về hôn
nhân và gia đình tại địa phương,
UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng
cấp sửa đổi, bổ sung danh mục tập
quán đã ban hành. Tuy nhiên, đến
nay quy định này vẫn không được
triển khai. Do đó, theo ông Phước,
nên bỏ quy định tại Điều 6 Nghị
định 126 nêu trên và áp dụng theo
Điều 5 BLDS 2015 (về áp dụng
tập quán).•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook