186-2023 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy19-8-2023
CHÂNLUẬN
S
áng 18-8, tiếp tục chương
trình phiên họp thứ
25, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (UBTVQH) cho
ý kiến về dự thảo kế hoạch
giám sát và đề cương báo
cáo của Đoàn giám sát của
UBTVQH về “việc thực hiện
chính sách, pháp luật về đổi
mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập giai
đoạn 2018-2023”.
Sẽ giám sát
10-12 tỉnh, thành
ChủnhiệmỦybanPháp luật
của QH Hoàng Thanh Tùng,
Phó Trưởng Đoàn thường
trực Đoàn giám sát, cho biết:
Hoạt động giám sát lần này
sẽ tập trung vào đánh giá kết
quả đạt được, những hạn chế,
khó khăn, vướng mắc; đồng
thời xác định nguyên nhân,
chỉ rõ trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm
pháp luật để thể chế hóa chủ
trương của Đảng về đổi mới
hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập.
hiện Nghị quyết 19 của Trung
ương 6, khóa XII và các văn
bản pháp luật có liên quan.
Giai đoạn giám sát từ ngày
25-10-2017 đến hết 31-12-
2023 trên phạm vi cả nước.
Đoàn giám sát tổ chức làm
việc với một số bộ, ngành,
cơ quan, tổ chức có liên quan
và tổ chức giám sát, làm việc
với một số địa phương là các
tỉnh, TP lớn, có nhiều đơn vị
sự nghiệp công lập, có đặc
thù, đại diện các khu vực,
vùng miền...
Cụ thể khoảng 10-12 tỉnh,
TP, dự kiến gồm Hà Nội,
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Thanh Hóa, Quảng
Nội dung trọng tâm thứ hai
được ông Phương nhắc đến là
việc hoàn thiện cơ chế, chính
sách tự chủ và tài chính. Thứ
ba là hiệu lực, hiệu quả quản
lý của Nhà nước đối với đơn
vị sự nghiệp công lập, có
“nút thắt” nào cần tháo gỡ.
Sau khi nghe các ý kiến
phát biểu của ủy viên TVQH
về vấn đề thời gian báo cáo,
thay mặt Chính phủ, Phó Thủ
tướng Trần Lưu Quang cảm
ơn QH đã chọn chuyên đề
giám sát này vì đây là những
vấn đề quan trọng, cần thiết.
Theo Phó Thủ tướng, pháp
luật về các đơn vị sự nghiệp
công lập hiện còn chồng chéo
và nếu giám sát tháo gỡ được
các chồng chéo này thì rất tốt.
Vấn đề đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập, Phó
Thủ tướng cho rằng đang
ảnh hưởng đến đời sống
xã hội. “Chỉ nói riêng bệnh
viện, trường học đã rất rối
rắm rồi. Chúng tôi tin rằng
sau cuộc giám sát, tình hình
sẽ tốt lên” - Phó Thủ tướng
nói và khẳng định Chính
phủ cam kết chuẩn bị mọi
báo cáo theo đề cương của
Đoàn giám sát.
TiếpthuýkiếncủaUBTVQH,
Phó Chủ tịch QH Nguyễn
Khắc Định, Trưởng Đoàn
giám sát, cho biết đoàn sẽ
đến những nơi thực sự cần
thiết như những nơi làm rất
tốt và những nơi làm chưa
hiệu quả để tìm hiểu nguyên
nhân, đề ra giải pháp. Từ đó
kiến nghị các cơ quan tiếp
tục nâng cao hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp
công lập.•
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TOÀNNGUYỄN
Đối tượng giám sát được
chia làm hai nhóm.
Đối với nhóm các cơ quan
chịu sự giám sát là nhóm
trọng tâm, bao gồm Chính
phủ, các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND các tỉnh, TP
trực thuộc trung ương, thực
hiện giám sát đối với tất cả
nội dung nêu trên.
Đối với nhóm các cơ quan,
tổ chức có liên quan chỉ báo
cáo việc thực hiện chính sách,
pháp luật về đổi mới tổ chức,
nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc phạm
vi quản lý gắn với việc thực
Bình, KhánhHòa, LâmĐồng,
TP.HCM, Bình Dương, Bình
Phước, Long An.
Tháo gỡ các nút thắt,
chồng chéo
Phó Chủ tịch QH Trần
Quang Phương nhận định
đây là chuyên đề giám sát
rất rộng trên nhiều lĩnh vực,
khối các cơ quan, đơn vị khác
nhau. Ngoài ra, nội dung giám
sát có nhiều luật chi phối,
không có luật riêng nên rà
soát quy định của pháp luật
cũng không đơn giản.
Do đó, ông Phương đề nghị
cần xác định cụ thể hơn các
nội dung giám sát.
Thứ nhất là sắp xếp, tổ chức
lại các đơn vị sự nghiệp công
lập. “Vừa qua, việc sắp xếp
các đơn vị sự nghiệp công lập
nhiều lúc còn cơ học, không
làm mạnh lên mà thậm chí
còn yếu đi, khó hoạt động
hơn… Càng sắp xếp thì lại
càng dôi dư, càng phình
ra. Liệu có câu chuyện này
không?” - ông Phương nói.
Phó Thủ tướng Trần
Lưu Quang cho
rằng giám sát thực
hiện chính sách,
pháp luật về đổi mới
hệ thống tổ chức và
quản lý các đơn vị sự
nghiệp công lập là
rất cần thiết.
Nội dung giám sát sẽ tập trung vào việc
thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới
hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập như sắp xếp, tổ chức lại các
đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý biên chế.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh
cung ứng dịch vụ công theo cơ chế thị
trường; thực hiện xã hội hóa dịch vụ công;
nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự
nghiệp công lập.
Hoàn thiện cơ chế tài chính, thực hiện cơ
chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập; về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Các nội dung giám sát
Sẽ giám sát việc sắp xếp lại
các đơn vị sự nghiệp công lập
Việc giám sát sẽ làm rõ có hay không câu chuyện càng sắp xếp thì lại càng dôi dư, càng phình ra...
Phó Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung
phiên họp. Ảnh: TN
Ngày 18-8, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 117
về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức Đảng, đảng
viên bị kỷ luật oan.
Theo đó, căn cứ để xác định một đảng viên hoặc tổ chức
Đảng bị oan gồm: (1) Kết luận hoặc quyết định của tổ
chức Đảng có thẩm quyền xác định tổ chức Đảng, đảng
viên bị kỷ luật oan; (2) Kết luận, quyết định, bản án của
cơ quan pháp luật xác định đảng viên bị điều tra, truy tố,
xét xử oan dẫn đến tổ chức Đảng quyết định kỷ luật oan.
Nguyên tắc là việc xin lỗi, phục hồi quyền lợi cho tổ chức
Đảng, đảng viên bị kỷ luật oan phải thực hiện kịp thời, công
khai, khách quan và do chính tổ chức Đảng đã ra quyết định
gây oan chịu trách nhiệm thực hiện. Cùng với đó là bãi bỏ,
thu hồi quyết định kỷ luật oan; xem xét trách nhiệm của tổ
chức, đảng viên tham mưu, quyết định kỷ luật oan.
Giải quyết oan phải triệt để. Kể cả khi người bị oan đã
qua đời thì vẫn phải tổ chức xin lỗi với thân nhân đảng
viên.
Quy định 117 của Bộ Chính trị nêu rõ kết luận, quyết
định xác định việc kỷ luật oan phải được gửi ngay đến tổ
chức, cá nhân liên quan.
Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được các kết
luận, quyết định này, tổ chức Đảng đã ra quyết định kỷ
luật oan có trách nhiệm chủ động thông báo bằng văn
bản đến tổ chức Đảng, đảng viên bị kỷ luật oan (hoặc
thân nhân đảng viên) về việc tổ chức xin lỗi và phục hồi
quyền lợi.
Với đảng viên, tổ chức Đảng bị kỷ luật oan, trong vòng
30 ngày kể từ khi nhận được kết luận, quyết định minh
oan thì gửi văn bản đề nghị xin lỗi, phục hồi quyền lợi đến
tổ chức Đảng đã ra quyết định kỷ luật oan cho mình.
Việc xin lỗi được tổ chức dưới hình thức hội nghị tại
chi bộ hoặc cấp ủy, ban thường vụ đang trực tiếp quản lý
đảng viên, hoặc tại tổ chức Đảng nơi đảng viên đó từng
là thành viên. Thành phần dự hội nghị gồm các đại diện
của tổ chức Đảng đã ra quyết định kỷ luật oan; của tổ
chức Đảng giải quyết, xác định kỷ luật oan; đảng viên bị
kỷ luật oan hoặc thân nhân của họ...
Quy định 117 có hiệu lực từ ngày ký và không đặt ra
vấn đề hồi tố.
NGHĨA NHÂN
BộChính trị raquyđịnhvề xin lỗi đảngviênbị kỷ luật oan
Năm trường hợp bị kỷ luật oan không
được xin lỗi và phục hồi quyền lợi
Một là, sau khi bị kỷ luật oan đã không giữ được tư cách,
phẩm chất, tiêu chuẩn đảng viên hoặc vi phạm bị kỷ luật.
Hai là, nhận lỗi thay chongười khác dẫnđếnbị kỷ luật oan.
Ba là, từ chối việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
Bốn là, tự ý bỏ sinh hoạt Đảng.
Năm là, không cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực
thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc thi hành kỷ
luật oan; không phối hợp thực hiện các trình tự, thủ tục có
liên quan đến việc giải quyết kỷ luật oan.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook