6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy19-8-2023
BÙI TRANG
N
gày 18-8, cơ quan điều tra (CQĐT)
Bộ Công an tống đạt bản kết luận
điều tra vụ án Việt Á và đề nghị truy
tố 38 bị can về các tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí; vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa - nhận
hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn.
Thông đồng quan chức biến tài
sản nhà nước thành của riêng
CQĐT xác định vụ án liên quan đến
ba nhóm: Nhóm công ty gồm Công ty
Việt Á do Phan Quốc Việt làm chủ tịch
HĐQT kiêm tổng giám đốc và các công
ty của Việt Á. Nhóm cơ quan quản lý
gồm Bộ Y tế, Bộ KH&CN. Nhóm các
đơn vị liên quan việc tiêu thụ test xét
nghiệm tại các trung tâm kiểm soát
bệnh tật (CDC) Hải Dương, Bắc Giang,
Nghệ An, Bình Dương.
Theo kết luận điều tra, đầu năm 2020,
khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính
phủ và Bộ KH&CN có chủ trương giao
các đơn vị khoa học chủ động nghiên
cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác
phòng, chống dịch.
Phan Quốc Việt đã thông đồng với
Trịnh Thanh Hùng, phó vụ trưởng Vụ
KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật
(đơn vị đầu mối quản lý nghiên cứu
khoa học thuộc Bộ KH&CN), để Công
ty Việt Á được Bộ KH&CN phê duyệt
tham gia phối hợp với Học viện Quân
y thực hiện đề tài. Tiếp đó, Việt thông
đồng với Trịnh Thanh Hùng để Công ty
Việt Á được sử dụng kết quả nghiên cứu
đề tài, lập hồ sơ đăng ký gửi Bộ Y tế.
Việt tiếp tục đề nghị Nguyễn Văn
Trịnh (khi đó là cán bộ Văn phòng
Chính phủ), Nguyễn Thanh Long (khi
đó là bộ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn
Huỳnh (khi đó là thư ký của Nguyễn
Thanh Long) can thiệp, tác động để
Công ty Việt Á được cấp số đăng ký
lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành
chính thức test xét nghiệm COVID-19.
Hành vi này đã biến test xét nghiệm
từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu
nhà nước do Bộ KH&CN quản lý thành
tài sản thuộc sở hữu của Công ty Việt
Á, trái với quy định của pháp luật.
Cựu bộ trưởng Bộ Y tế bị cáo
buộc nhận hối lộ 51,1 tỉ đồng
Khi Công ty Việt Á sản xuất thương
mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ
Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá.
CQĐT xác định: Giá thành sản xuất test
xét nghiệm tối đa là 143.461 đồng/test,
đã bao gồm 5% lợi nhuận và tất cả chi
phí nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương,
xác định giá 470.000 đồng/test không có
căn cứ.
Khi Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương,
xác định Công ty Việt Á thay đổi nguyên
vật liệu sản xuất so với hồ sơ đăng ký lưu
hành nhưng không ra kết luận kiểm tra,
không kiến nghị biện pháp xử lý, dẫn đến
Công ty Việt Á tiếp tục sử dụng giá hiệp
thương, đăng trên cổng thông tin điện tử
của Bộ Y tế, tạo mặt bằng giá để bán cho
các đơn vị, địa phương, gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước,
thu lợi bất chính của tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình này, Việt đưa tổng
cộng 3,45 triệu USD và 4 tỉ đồng cho
một số người. Trong đó, cựu bộ trưởng
Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhận
200.000 USD (4,6 tỉ đồng); cựu bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
nhận hối lộ 2,25 triệu USD (51,1 tỉ
đồng); cựu thư ký bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Huỳnh nhận hối lộ 4 tỉ đồng;
Trịnh Thanh Hùng, cựu phó vụ trưởng
Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ
thuật, nhận 350.000 USD (8 tỉ đồng);
Nguyễn Minh Tuấn, cựu vụ trưởng Vụ
Trang thiết bị công trình Bộ Y tế, nhận
300.000 USD (6,9 tỉ đồng)•
VụViệt Á:Đề nghị truy tố38bị can
gây thiệt hại 1.235 tỉ đồng
Cơ quan điều tra xác định trong quá trình tiêu thụ test xét nghiệm,
Công tyViệt Áđã nâng giá gấp ba lần, hưởng lợi bất chính 1.235 tỉ đồng.
NGUYỄNQUÝ
thựchiện
H
ôm nay (19-8), tạp chí
Xưa và Nay
sẽ tổ chức
tọa đàm trao đổi về cuốn
sách
Nhân quyền của người
Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến
Bộ luật Gia Long
. Đây là công
trình nghiên cứu khoa học dày
công của hai tác giả: TS - luật
sư (LS) Phan Đăng Thanh và
LS Trương Thị Hòa.
Cuốn sách khẳng định Bộ
luật Hồng Đức được coi như
bộ luật nhân quyền đầu tiên của
người Việt, xứng đáng được
xếp vào danh sách những bộ
luật cổ tiêu biểu của thế giới
về quyền con người. Đặc biệt,
hai tác giả còn cho rằng Bộ
luật Gia Long (nhà Nguyễn)
sau này đã kế thừa, phát triển
các giá trị nhân quyền của Bộ
luật Hồng Đức…
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
TS-LS Phan Đăng
Thanh nói: “Chúng tôi đã “thai
nghén” công trình này từ gần
30 năm trước, khi tôi còn làm
ở báo
Pháp Luật TP.HCM
…”.
“Bút chiến” về
một bản dịch
Bộ luật Gia Long
.
Phóng viên
:
Bộ luật Gia
Long (Hoàng Việt luật lệ)
nhiều thế kỷ nay vẫn được giới
nghiên cứu nhận định là copy
nguyên xi từ luật nhà Thanh và
coi là một bước lùi so với Bộ
luật Hồng Đức. Nhận định ấy
đã được “đóng đinh” bởi giới
sử học. Vậy cơ sở nào để công
trình của ông đưa ra những
nhận định khác biệt?
+
TS-LS
PhanĐăngThanh:
Nói về cổ luật Việt Nam, chỉ
có hai bộ luật gần nhất là Bộ
luật Hồng Đức nhà Hậu Lê
và Bộ luật Gia Long thời nhà
Nguyễn còn lưu lại.
Để đưa ra được những nội
dung, nhận định trong cuốn
sách
Nhân quyền của người
Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến
Bộ luật Gia Long
, tôi đã đọc,
nghiên cứu rất nhiều tài liệu về
cổ luật, rồi lịch sử Việt Nam, ít
nhất là 105 cuốn sách và bảy
nội dung khác trên báo chí.
Nhưng có thể nói căn cứ đưa
ra những nhận định khác biệt
thì phải thông qua bản dịch từ
chữ Hán ra chữ Việt Bộ luật
Hồng Đức và Bộ luật Gia Long
của Viện Sử học, xuất bản năm
2009. Muốn biết bộ luật sau
thụt lùi hay tiến bộ so với bộ
luật trước đó thì phải đọc để
so sánh các điều luật.
Tiếp đến là cuốn sách
Hoàng
Việt luật lệ - Một cách tiếp cận
mới
của tác giảNguyễnThị Thu
Thủy, xuất bản năm 2019. Cô
Thủy cũng chính là người có
luận án tiến sĩ bằng chữ Nho
tại ĐH Vũ Hán (Trung Quốc)
với nội dung “So sánh Bộ luật
Gia Long với Đại Thanh luật
lệ”. Luận án này nghiên cứu
và kết luận Bộ luật Gia Long
không copy nguyên xi mà có
sửa đổi, có những điểm tiến bộ.
. Điều gì khiến ông và LS
Trương Thị Hòa phát hiện điểm
khác biệt và thôi thúc nghiên
cứu sâu về nó?
+ Hàng trăm năm nay, giới
sử học, luật học đánh giá Bộ
luật Hồng Đức là “khuôn vàng
thước ngọc” của thời kỳ phong
kiến Việt Nam, là khuôn mẫu
để trị dân. Trong khi đó, Bộ
luật Gia Long thì lại bị đánh giá
thấp, với hai nhận định chính:
Thứ nhất là Bộ luật Gia Long
copy nguyên xi luật của nhà
Thanh (Trung Quốc), không
sáng tạo. Thứ hai là Bộ luật
Gia Long xóa bỏ những điểm
tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức.
Thế nhưng, điểm mấu chốt
là những người đưa ra nhận
định lại không nói được xóa
bỏ điều nào, xóa bỏ cái gì,
chống lại văn hóa dân tộc Việt
Nam ở chỗ nào. Thậm chí có
người nói xóa bỏ quyền lợi
của phụ nữ nhưng không chỉ
ra được điều luật nào (của Bộ
luật Gia Long).
Đến năm 1994, Nhà xuất
bản Văn hóa - Thông tin xuất
bản bản dịch Bộ luật Gia Long
của hai tác giả là ông Nguyễn
Q Thắng và ông Nguyễn Văn
Tài. Đây là bản dịch trọn bộ
tiếng Việt đầu tiên tại Việt
Nam. Trong đó, đề tựa là bộ
luật nhân đạo nhất, lớn nhất của
lịch sử phong kiến Việt Nam,
ngược lại với nhận định đã tồn
tại hàng trăm năm trước đó.
Điều này khiến tôi đặt ra câu
hỏi: Sự thật là gì?
Bị can PhanQuốc Việt
(bìa phải)
và hai cựu bộ trưởng. Ảnh: CA
Thời điểm bản dịch của
Nguyễn Q Thắng và Nguyễn
Văn Tài được xuất bản, trên
báo
Pháp Luật TP.HCM
, số ra
ngày 8-11-1994, tôi có chắp bút
một bài giới thiệu. Về nội dung
bản dịch, tôi cho rằng “Đây là
một sự đánh giá mới, có phần
táo bạo, vì nó hoàn toàn trái
ngược với sự đánh giá chung
của những nhà nghiên cứu lịch
sử và pháp chế sử trước đây”.
Thời đó, tôi dạy tại Trường
ĐH Mở - Bán công TP.HCM,
tôi có nói với học trò là các em
phụ thầy đọc đi (đọc bản dịch)
thì học trò của tôi có thắc mắc
về một số nội dung chưa thống
nhất với nhau giữa phần trước
và phần sau của cùng bộ luật.
Cụ thể là trong lời dẫn, hai
tác giả đã trích một đoạn trong
phần dịch để chứng minh “tinh
thần nhân đạo” của Bộ luật Gia
Longvới nội dung làBộ luậtGia
Longđãbỏhìnhphạtlăngtrì.Thế
nhưng nó lại không phù hợp với
một số quy định khác cũng ghi
tại bản dịch ấy. Ví dụ như một
số tội “mưu phản nghịch lớn”,
“mưu sát ôngbà, chamẹ”…vẫn
có hình phạt lăng trì.
Tôi có nêu lên thắc mắc của
các em học sinh, tiếp sau đó là
các bài phản biện, trao đổi thêm
với chính tác giả bản dịch trên
báo
Pháp Luật TP.HCM
. Thế
nhưng cứ cãi qua cãi lại vẫn
không có cơ quan, tổ chức nào
phân định được ai đúng - ai sai.
. Và từ đó, ông và LS Trương
ThịHòabắt đầucóýđịnhnghiên
cứu, thai nghén cuốn sách?
+ Sau trận “bút chiến” bất
phân thắng bại trên báo, tôi
lại tiếp tục quá trình nghiên
cứu các cuốn cổ luật, lịch sử
Việt Nam.
VìkhôngbiếtđọcchữNhonên
tôi không có tài liệu, căn cứ để
có câu trả lời.May sao thời điểm
đó, tôi đọc được luận án tiến sĩ
ở ĐHVũ Hán của cô Thủy như
đã nói ở trên. Điều này càng thôi
thúc tôi phải tìm ra câu trả lời
cho những thắc mắc của mình,
sự thật là như thế nào.
Tôi luôn đau đáu về việc
này. Thời điểm phải đi bệnh
viện, trước khi lên bàn mổ,
tôi còn nói với bác sĩ: “Bác sĩ
ráng cứu tôi, tôi còn cuốn sách
chưa kịp viết…”.
TIẾN SĨ - LUẬT SƯ PHAN ĐĂNG THANH:
Tư tưởng nhân
đã có từ xưa
TS - luật sư PhanĐăngThanh cho rằng tư tưởng
nhân quyền ở Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long
là sự liên tục lịch sử, là truyền thống vẻ vang, là văn hiến
của người Việt Nam.
Tiêu điểm
Nhận 200.000 USD nhưng
không bị tội nhận hối lộ
Cựu bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh
khai nhận 200.000 USD từ Phan Quốc Việt
nhưng nói rằng ‘’không trao đổi, bàn bạc,
thỏa thuận, thống nhất với Việt về việc đưa,
nhận tiền, không gây khó khăn nhằm mục
đích để Việt phải đưa tiền’’.
CQĐT xác định số tiền Việt đưa cho Chu
Ngọc Anh là yếu tố‘’vì vụ lợi’’theo quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 219 BLHS nên chỉ
đề nghị truy tố cựu bộ trưởng tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà
nước gây thất thoát, lãng phí.
Công ty Việt Á hưởng lợi
bất chính 1.235 tỉ đồng
CQĐTxácđịnhsốtestCôngtyViệtÁđã
tiêu thụ là hơn 8,3 triệu test, với giá bán
470.000 đồng/test trong khi giá thành
một test xét nghiệm chỉ 142.461 đồng.
Công ty Việt Á đã được thanh toán
hơn 5,9 triệu test, tổng giá trị là 2.257 tỉ
đồng, hưởng lợi bất chính1.235 tỉ đồng.
Hơn1,2 triệu test xét nghiệmđã được
tiêu thụ tại các đơn vị, cơ sở y tế công
lập, gây thiệt hại 402 tỉ đồng; 679.616
test được tiêu thụ tại CDC Hải Dương,
Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương, gây
thiệt hại 222 tỉ đồng.