186-2023 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy19-8-2023
Tổng quan dự án cầu Thủ Thiêm 4:
-
Mức đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng.
- Chiều dài toàn tuyến: 2.160 m.
- Điểm đầu: Nút giao đường Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2, quận 7.
- Điểm cuối: Đường Nguyễn Cơ Thạch, TP Thủ Đức.
- Có năm phương án thiết kế cầu được đề xuất với chiều cao tĩnh không
10 m, 15 m và 45 m.
“Trường hợp chúng ta bàn chuyện
xây cầu trước, xong mới xác định
mảnh đất cảng Sài Gòn làm gì sẽ
quá muộn. Tôi mong lãnh đạo TP
thực sự biến TP này trở thành trung
tâm sầm uất nhất, vùng kinh tế đêm
mà chỉ TP.HCM mới có” - TS Trần
Du Lịch nói.
Đồng tình, nhà sử học Dương
Trung Quốc cho biết TP.HCM chính
là TP cảng xuất hiện sớm nhất của
Việt Nam. Nếu không quan tâm đến
độ tĩnh không của các cây cầu thì
sông Sài Gòn có khả năng bị đứt
đoạn. Qua đó, “khai tử” không gian
cốt lõi cũng như danh vị “TP cảng”.
Ông Quốc cho rằng TP.HCM đang ít
quan tâm và ý thức lợi thế của mình
về TP cảng.
“Bài học về cầu Ba Son và có thể
còn liên quan đến những cây cầu với
độ thông thủy rất thấp sẽ chặn đứng
những con tàu đi sâu vào TP như
biểu trưng sống động và đầy “nhớ
nhung” về một TP cảng một thời.
Điều này đang bị phai mờ và có thể
mất hẳn cho dù các cơ sở của công
nghệ cảng và logistics có mạnh mẽ
đến đâu…” - ông Quốc nói.
Theo TS khoa học - kiến trúc sư
Ngô Viết Nam Sơn, TP cần đặt cầu
Thủ Thiêm 4 trong bài toán quy
hoạch phát triển đô thị, cảnh quan
hai bên sông và nhiều yếu tố khác.
“Cầu Thủ Thiêm 4 đã được vạch ra
20 năm trước và nay chúng ta mới
thực hiện. TP cần phải thay đổi lại
cách làm và cần quy hoạch lại cả con
sông Sài Gòn, tính toán kết nối liên
tỉnh để phát huy hiệu quả. Cây cầu
này gắn với di sản nên cần có sự liên
kết với một khu đô thị có 300 năm
tuổi. TP cần cân nhắc đừng để làm
cầu mà “đè” mất giá trị của bến cảng
Nhà Rồng” - ông Sơn nói.
Ngoài cầu Thủ Thiêm 4, ông
Sơn cho rằng Nghị quyết 98/2023
của Quốc hội sẽ là “cơ hội vàng”
để TP xem lại hết những cây cầu
trong tương lai sẽ làm và nên làm
cầu hay hầm đi bộ để kết nối trong
tương lai. Thông qua Nghị quyết 98,
TP có điều kiện thu hút nguồn lực
xã hội hóa để làm dự án cho xứng
đáng cả về quy hoạch, giao thông,
hướng tuyến, khai thác tối đa tiềm
năng kinh tế, du lịch.
Ông Nguyễn Đình Việt, Cục phó
Cục Hàng hải, cũng bày tỏ ông
hoàn toàn ủng hộ về giá trị lịch sử,
bảo tồn và phát triển kinh tế đêm,
ven sông và cũng không tính toán
tiền đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 ít hay
nhiều. Chúng ta cần tính toán về giá
trị trong tương lai và đưa ra phương
án đầu tư hiệu quả phù hợp với kế
hoạch phát triển của TP.
TP rà soát quy hoạch,
tính toán nhiều phương án
Theo Giám đốc Sở GTVT Trần
Quang Lâm, TP.HCM luôn nhận
thức được tầm quan trọng của sông
Sài Gòn với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của TP. TP đã nhìn
nhận được sự phát triển của TP cần
tương xứng với tiềm năng vốn có
của sông Sài Gòn.
ĐÀOTRANG
C
ầuThủThiêm4 được quy hoạch
là cầu bắc qua sông Sài Gòn,
nối liền các quận 1, 4, 7 và TP
Thủ Đức. Trong phương án thiết kế
ban đầu, cầu này có tĩnh không là
10 m. Tại hội thảo “Ảnh hưởng của
tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến
tiềm năng phát triển du lịch khu vực
cảng Sài Gòn” do báo
Nhân Dân
tổ chức, các nhà khoa học, doanh
nghiệp kiến nghị TP cần tính toán
phương án làm cầu Thủ Thiêm 4 gắn
liền với TP cảng vốn có từ rất lâu.
Cầu Thủ Thiêm 4 phải
gắn liền với di sản đô thị
300 năm
Theo TS Trần Du Lịch, cảng Nhà
Rồng - Khánh Hội vốn là một thương
cảng quốc tế sầm uất. Do đó, TP nên
tận dụng vị trí của cảng Nhà Rồng -
Khánh Hội để xây dựng một cảng du
lịch tàu biển đón du khách trong và
ngoài nước. Mục tiêu biến nơi đây
thành trung tâm hoạt động thương
mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế đêm của
thế giới. Làm được như vậy, trong
tương lai, TP sẽ trở thành trung tâm
du lịch quốc tế với thế mạnh là du
lịch tàu biển.
Theo ông Lịch, nếu TP vẫn giữ
nguyên thiết kế tĩnh không thông
thuyền của cầu Thủ Thiêm 4 là 10
m như ban đầu thì sẽ mất đi lợi thế
của một khu vực đẹp nhất để làm
kinh tế ven sông. TP cần xác định
mảnh đất này làm gì trước khi bàn
đến chuyện xác định tĩnh không của
cầu Thủ Thiêm 4.
CầuThủThiêm4bắcquasôngSàiGòn,nốiliềncácquận1,4,7vàTPThủĐức.Ảnh: ĐÀOTRANG
TP.HCM: Tìm phương án làm
cầu Thủ Thiêm 4
TP.HCMsẽ rà soát quy hoạch, tính toán nhiều phương án làm cầuThủThiêm4 như cầu quay
hoặc làmđường hầm.
“Chúng tôi thấm thía câu chuyện
cảng Sài Gòn - Khánh Hội, bến
Bạch Đằng, Ba Son… với nhiều
địa danh cần bảo tồn. Chúng tôi tiếp
nhận những ý kiến từ các chuyên
gia hàng đầu, bao gồm cả việc quy
hoạch dọc sông Sài Gòn. Hiện TP
đang lập quy hoạch điều chỉnh
theo hướng làm sao để không mất
đi tiềm năng vốn có của khu vực
này” - ông Lâm nói.
Theo ông Lâm, cầu Thủ Thiêm
4 nằm trong quy hoạch tổng thể,
du lịch gắn với đường thủy. TP sẽ
nghiên cứu nhiều phương án bài
bản và TP không làm máy móc.
Trong quá trình nghiên cứu phát
sinh nhiều yếu tố thì sẽ tiếp tục điều
chỉnh cho phù hợp.
Liên quan đến tĩnh không cầu Thủ
Thiêm 4, ông Lâm cho rằng đây là
vấn đề có thể giải quyết bằng phương
án mà nhiều nước đã làm như cầu
mở, cầu quay. Trong trường hợp làm
cầu có tĩnh không khoảng 15 m sẽ
có kinh phí đầu tư khoảng 14.500 tỉ
đồng, nếu làm cầu mở thì kinh phí
khoảng 6.000 tỉ đồng. Ngoài ra, TP
cũng đang tính toán cả phương án
làm hầm vượt sông Sài Gòn…
Người đứng đầu SởGTVTcho biết
TPsẽ tính toán rà soát quy hoạch tổng
thể theo hướng giao thông phải phục
vụ, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
của TP. Sở GTVT sẽ nghiên cứu tất
cả giải pháp để làmhầm, cầumở, hay
nâng cao tĩnh không để tham mưu
UBND TP giải pháp điều chỉnh phù
hợp trong thời gian tới.
Làmcầubắc qua sông:Doanhnghiệpdu lịch longại
“Cây cầu này gắn với di
sản nên cần có sự liên
kết với một khu đô thị có
300 năm tuổi. TP cần cân
nhắc đừng để làm cầu
mà “đè” mất giá trị của
bến cảng Nhà Rồng.”
TS khoa học - kiến trúc sư
Ngô Viết Nam Sơn
Liên quan đến thiết kế tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 với
10 m, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên
sông Sài Gòn cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
ngành du lịch đường thủy.
Ông An Sơn Lâm, đơn vị đầu tư thuyền buồm Đông
Dương khai thác tuyến sông Sài Gòn, cho biết đơn vị
này thực chiến trên sông Sài Gòn 20 năm nay. “Cứ mỗi
lần nghe Nhà nước làm cầu đã sởn da gà. Khi có cầu
Thủ Thiêm 1, cầu Ba Son, chúng tôi hết đường lên cầu
Sài Gòn. Hiện nay, công ty đành phải hạ thuyền buồm
xuống và kết cấu cũng không đẹp như trước đó để chui
qua cầu” - ông Lâm nói. Ông Lâm cũng cho biết nếu
Nhà nước cứ xây cầu nữa cũng khiến doanh nghiệp mất
ăn mất ngủ.
Theo ông Lâm, lâu nay để qua được các gầm cầu, công
ty này đã phải “cưa cắt” cột buồm hoặc đợi nước xuống để
chui qua. Ông Lâm đề xuất khi Nhà nước làm cầu thì cần
tính toán cây cầu với tầm nhìn 100 năm tới, không chỉ với
ngành du lịch mà còn với cả giao thông thủy.
Tương tự, ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc Công ty Du
lịch thuyền Sài Gòn (khai thác tuyến Nhiêu Lộc - Thị
Nghè), cho biết TP cần tính toán thật kỹ về tĩnh không
cầu Thủ Thiêm, theo đó phải xác định khu cảng Sài Gòn
- Khánh Hội phải làm gì. Bởi chỉ một cây cầu sai sẽ làm
mất đi thế mạnh, tiềm năng vốn có của khu vực này. Nếu
buộc phải làm, TP cần suy nghĩ cầu không chỉ để đi mà
còn là giá trị kiến trúc, là một công trình mang dấu ấn cả
một thời đại.
Ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty
Hàng hải Việt Nam, khẳng định TP.HCM có lợi thế
rất lớn về phát triển kinh tế và du lịch đường biển. Để
giữ lại những lợi thế, phát huy giá trị lịch sử cần trách
nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt của những người
đứng đầu TP.
“Tôi cho rằng với một vị trí, một lợi thế đặc biệt như
thế, TP cần tìm cách đầu tư, duy trì và bảo tồn. TP có thể
làm ngầm Thủ Thiêm 4 được không, chúng ta cần đầu tư
thật tốt cho tương lai để mang lại giá trị lâu dài” - ông Sơn
nhấn mạnh.
ĐÀO TRANG
KhuđôthịThủThiêm(TPThủĐức)làđiểmđầucầuThủThiêm4
nhìnvềphíaquận1.Ảnh:ĐT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook