186-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy19-8-2023
TS-LSPhanĐăngThanhkhicònlàmviệctạibáo
PhápLuậtTP.HCM(bìaphải làôngMai NgọcPhước,TổngBiên tậpbáo)
.Ảnh:HTD
Bộ luật Gia Long
kế thừa Bộ luật
Hồng Đức
. Ông bắt đầu nghiên cứu
và hệ thống hóa những tiến
bộ nhân quyền trong Bộ luật
Gia Long từ khi nào?
+ Cuốn sách này là thành
quả của 30 năm lao động chứ
không chỉ ngày một ngày hai.
Thời còn làmở báo
Pháp Luật
TP.HCM,
tôi đã muốn nghiên
cứu sâu nhưng thực sự chưa
có đủ tài liệu cũng như thời
gian. Sau này, khi đã nghỉ hưu
thì bắt đầu viết cuốn
Triều đại
Hậu Lê và quyền con người
trong Bộ luật Hồng Đức
, xuất
bản năm 2021, trong đó khẳng
định Bộ luật Hồng Đức có hơn
20 quyền con người.
ĐếnthờiđiểmdịchCOVID-19,
tôi và bà nhà tôi (LS Trương
Thị Hòa) khi đó cũng đã tập
hợp đủ các tài liệu cần thiết
nên quyết tâm đọc đầy đủ từ
lịch sử, chính sử triều Nguyễn,
đọc hai bộ luật để xemBộ luật
Gia Long có chỗ nào nói về
nhân quyền hay không.
Đọc xong thì phát hiện Bộ
luật Hồng Đức có nhân quyền
nào thì Bộ luật Gia Long cũng
có nhân quyền đó, thậm chí
còn cao hơn. Ví dụ, việc để
cho dân quyền tự quyết một số
vấn đề như phần tài sản thừa
kế để lại… Sự phát hiện này
tôi ví như là Acsimet hét lên
ơ-rê-ka khi tìm ra nguyên lý
về lực đẩy.
.
Như ông nói ở trên, những
nghiên cứu của ông liên quan
đến Bộ luật Gia Long được
đăng trên
Nguyệt san Pháp
Luật TP.HCM
nhưng cuộc
“bút chiến” đó lại bất phân
thắng bại vì không ai phân xử.
Ông có hệ thống lại và kiến
nghị một cách chính thức để
giới sử học chính thống và
cơ quan phụ trách khoa giáo
xem lại nó?
+ Thời điểm ấy, sau những
tranh cãi qua lại, Ban Tuyên
huấn Thành ủy (nay là Ban
Tuyên giáo Thành ủy) có
làm việc với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, hướng dẫn trình lên
Chính phủ để Chính phủ phân
định cái nào đúng, cái nào sai.
Sau đó thì tôi có viết một
bài (
Pháp Luật TP.HCM
đứng
tên và đăng trên báo) với lập
luận cụ thể, đề nghị cơ quan
có thẩm quyền (khi đó là Bộ
VH-TT) có ý kiến trước công
luận, thu hồi bản dịch chưa
đúng đang lưu hành theo quy
định của Luật Xuất bản.
Sự liên tục của lịch sử
.
Cả ông và LS Trương Thị
Hòa đều đã lớn tuổi, ông bà
đã lao động như thế nào, vượt
qua những trở ngại công nghệ
ra sao để có công trình quan
trọng như đã trình bày trong
cuốn sách?
+Tôi và bà nhà tôi có chung
niềmđammê nghiên cứu. Lúc
trước, khi đến tuổi về hưu cũng
được động viên tiếp tục ở lại
cống hiến. Tuy nhiên, tôi chọn
nghỉ hưu để dành thời gian
cho nghiên cứu.
Mặc dù tuổi cao (LS Phan
Đăng Thanh nay đã 77 tuổi),
cũng trải qua phẫu thuật trước
đó nhưng… đam mê mà! Tôi
tập thể dục, ăn uống đầy đủ
để có sức khỏe đảm bảo cho
việc nghiên cứu. Một ngày
ngoài thời gian ăn, nghỉ, tập
thể dục thì toàn bộ thời gian
còn lại đều say mê đọc, viết.
Bản thảo thì tôi viết tay,
sau đó nhờ người đánh máy
lại, rồi bà nhà tôi đọc, góp ý
chỉnh sửa qua lại nhiều lần.
Để xuất bản cuốn
Nhân
quyền của người Việt từ Bộ
luật Hồng Đức đến Bộ luật
Gia Long
thì bản thảo phải
sửa tới sửa lui năm lần, sau
một năm rưỡi kể từ khi gửi
bản thảo lần đầu mới có thể
xuất bản.
.
Ông có nghĩ từ những phát
hiện và chứng minh của mình,
giới sử học sẽ tìm hiểu và có
cái nhìn kháchquan, côngbằng
hơn với Bộ luật Gia Long?
+ Đó là ưu tư, mong muốn
của tôi. Truyền thống dân tộc
của ta từ thời Lý đã có luật lệ,
có những quy định về bảo vệ
con người. Điều này cho thấy
quyền con người của dân rất
lớn, quan trọng.
Phải khẳng định nhân quyền
được quy định ở Bộ luật Hồng
Đức, tiếp đến là Bộ luật Gia
Long, nó là sự “liên tục lịch
sử”, truyền thống vẻ vang của
dân tộc mình, là “văn hiến của
người Việt Nam” chứ không
phải bị đứt gãy sau Bộ luật
Hồng Đức.
Về phần mình, tôi đã cố
gắng hết sức. Tôi cũng rất cảm
động sau khi cuốn sách được
xuất bản thì có nhiều người
gửi email khen, phản hồi tích
cực. Tôi và LS Trương Thị
Hòa cũng chỉ góp một viên
gạch vào ngôi nhà nghiên
cứu lịch sử pháp quyền Việt
Nam mà thôi.
. Xin cảm ơn và kính chúc
ông cùng LS Trương Thị Hòa
luôn mạnh khỏe, tiếp tục có
những đóng góp cho nền học
thuật nước nhà.•
quyền của người Việt
Cuốn sách
Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến
Bộ luật Gia Long
của tác giảTS-LS PhanĐăngThanh và LSTrương
Thị Hòa gồm năm chương.
Hai chương đầu giới thiệu về lịch sử ra đời, nội dung và giá trị
của Bộ luật Hồng Đức. Trong đó, tác giả chỉ rõ Bộ luật Hồng Đức
là bộ luậtViệt Namđầu tiên đề cao nhân quyền với 24 quyền như
quyền sống, quyền bình đẳng, quyền hôn nhân tự nguyện…
Ba chương tiếp theo nói về Bộ luật Gia Long của nhà Nguyễn.
Trong thời gian dài, nhiều người cho rằng Bộ luật Gia Long sao
chép bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc) và không kế thừa được
những quy tắc tiến bộ, mang tính dân tộc của triều đại Hậu Lê
(trong Bộ luật Hồng Đức).
Tuy nhiên, trong cuốn sách này, hai tác giả chỉ ra Bộ luật Gia
Long đã kế thừa và phát triển giá trị nhân quyền của Bộ luật
Hồng Đức như thế nào qua những phân tích và điều luật cụ
thể, với 23 loại quyền.
Bộ luật Gia Long đã kế thừa Bộ luật Hồng Đức về bảo vệ
quyền con người thông qua việc kế thừa truyền thống dân tộc
tự quyết, quyền được sống (những hành vi xâmphạm thân thể,
sinhmạng con người đều bị luật nhà Hậu Lê và luật nhà Nguyễn
răn đe, trừng phạt nghiêmkhắc bằng ngũ hình), quyền của phụ
nữ (cả hai bộ luật đều quy định phụ nữ không phải chịu hình
phạt đánh bằng trượng như đàn ông; trong hôn nhân, phụ nữ
có quyền chủ động qua việc kết hôn, từ hôn, chung sống và ly
hôn ở những mức độ nhất định…) và nhiều quyền khác.
Theo tác giả, không dừng lại ở đó, Bộ luật Gia Long cũng đã
phát triển nhiều quyền so với Bộ luật Hồng Đức. Trong đó, có
thể kể đến như phát triển về quyền thừa kế di sản khi không
can thiệp sâu vào quyền định đoạt của người chủ sở hữu tài sản
(như chế định thừa kế triều Nguyễn không quy định diện tích về
tự sản (hương hỏa) -1/20 theo như Điều 388 Bộ luật Hồng Đức).
Bộ luật Gia Long cũng điều chỉnh về sự bất bình đẳng về phần
thừa kế được hưởng giữa các con - bất luận là con của vợ cả,
con của vợ lẽ hay con của nàng hầu đều được phần gia tài bằng
nhau. Trong khi theo Bộ luật HồngĐức, phần thừa kế của con vợ
lẽ, nàng hầu thì phải kém, nghĩa là ít hơn phần của con vợ cả…
Từ đây,TS-LS PhanĐăngThanh và LSTrươngThị Hòa cho rằng
cần phải nhìn nhận đúng giá trị thực của Bộ luật Gia Long để
bình luận khách quan, khoa học và cần trả lại sự công bằng
cho Bộ luật Gia Long. “Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long
đều xứng đáng là cột mốc lịch sử, một đóng góp quan trọng
của dân tộc Việt Nam vào giá trị nhân quyền cao quý của nhân
loại” - tác giả nhận định.
TS-LSPhanĐăngThanhbênbànlàmviệc.Ảnh:DILINH
Những cột mốc lịch sử về nhân quyền của Việt Nam
“Tôi luôn đau đáu về
đề tài này. Thời điểm
phải đi bệnh viện,
trước khi lên bàn mổ,
tôi còn nói với bác
sĩ:
Bác sĩ ráng cứu
tôi, tôi còn cuốn sách
chưa kịp viết…
.”
Truyền thống
nhân quyền lâu đời
của Việt Nam
Dựa theo tiêu chuẩn quyền
con người (vốn là giá trị quý giá
nhất của chung nhân loại - qua
đó có thể đánh giá trình độ phát
triển củamỗi dân tộc), chúng ta
tự hào Bộ luật HồngĐức như bộ
luật nhân quyền đầu tiên của
người Việt mà vị vua thứ tư của
triều đại Hậu Lê (1428-1789) là
vuaLêThánhTông(1442-1497,trị
vì: 1460-1497) đã dày công tổng
hợp, sáng tạonên. Vua Lê Thánh
Tông xứng danh là một chiến sĩ
tiênphong vĩ đại củaphong trào
quốc tế vì quyền conngười ở khu
vực Đông Nam châu Á lúc bấy
giờ, dù vào thế kỷ 15, khái niệm
về nhân quyền chưa xuất hiện.
Sau đó, nhà Nguyễn (1802-
1945) đã tiếp tục kế thừa, phát
triểnbộluậtấythôngquaHoàng
Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) - bộ
luật cơ bản của triều Nguyễn do
vua Gia Long - vị vua khai sáng
triềuNguyễnquan tâm, trực tiếp
chỉ đạo thực hiện và ban hành
năm 1815.
Chúng ta có quyền tự hào về
truyền thốngnhânquyền lâuđời
của dân tộc Việt Nam.
TRƯƠNGTHỊHÒA-PHANĐĂNGTHANH
Tiêu điểm
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook