5
ngã, nó cũng mang chứng
bệnh máu trắng... Lắm lúc tôi
suy nghĩ tiêu cực về cuộc đời
nhưng nhớ đến những cơn đau
quằn quại giày vò hai con, tôi
muốn mạnh mẽ hơn để chăm
sóc hai con trong đoạn đường
đời còn lại” - chị Lan bùi ngùi
nhớ lại.
Tháng 10-2022, căn bệnh
của hai con chị Lan tái phát,
lên cơn đau dữ dội, khuônmặt
bị sưng, miệng chảy máu...
“Lúc này, gia đình tôi đã hoàn
toàn kiệt quệ, khó đi vaymượn
và cũng không có tài sản nào
để cầm cố. Tôi ước có 5 triệu
đồng để đưa con đi chữa bệnh.
Maymắn, tôi được chúThành
(Thiếu tá Lê Tấn Thành) kêu
gọi giúp đỡ.
Nhờ uy tín của chú Thành,
các mạnh thường quân hỗ trợ
hơn 45 triệu đồng. Vì vậy,
chúng tôi có tiền đưa con vào
TP.HCM chữa bệnh, mà còn
dư được một khoản nhỏ trả
nợ cho ngân hàng” - chị Lan
cho hay.
Quan tâm, giúp đỡ
những mảnh đời
bất hạnh
Thiếu tá Lê Tấn Thành kể:
Cuốinăm2017,anhđượcCông
an huyệnKrôngPắk điều động
về xãVụBổn đảmnhiệmchức
vụ trưởngcônganxã chínhquy
đầu tiên ở Đắk Lắk.
“Tôi thường xuyên tìmhiểu
hoàn cảnh của từng hộ dân và
khi biết có nhữngmảnh đời bất
hạnh, tôi trằn trọc, day dứt. Từ
đó,tôicóýtưởngsửdụngmạng
xã hội, cácmối quan hệ để kêu
gọi, kết nốimạnh thườngquân,
người quengiúpđỡhọ” -Thiếu
tá Thành chia sẻ.
Đến năm 2019, Đại úy Lê
TấnThành (thời điểmđó) được
điều động về Công an xã Ea
Uy và anh tiếp tục giúp hàng
trăm trường hợp khó khăn.
“Hiện tôi đang cưu mang,
giúpđỡnămemhọc sinhnghèo
vượt khó ở xã EaUy. Trong đó
có ba em được hỗ trợ 1 triệu
đồng/người/tháng, hai emcòn
lại được hỗ trợ 500.000 đồng/
tháng. Toàn bộ số tiền đều do
Thời sự -
ThứBảy19-8-2023
VŨLONG
N
hiều năm nay, Thiếu tá
Lê Tấn Thành, cán bộ
xã Ea Uy, huyện Krông
Pắk, Đắk Lắk, bắt đầu sử
dụng mạng xã hội để vận
động các mạnh thường quân
giúp đỡ người dân có hoàn
cảnh khó khăn, cưu mang
học sinh nghèo vượt khó.
Làm cả năm không đủ
một chuyếnkhámbệnh
Khi trời vừa hửng nắng, vợ
chồng anh Đinh Văn Cương
(40 tuổi) và chị Lý Thị Lan
(43 tuổi, ngụ thôn Tân Lợi 2,
xãEaUy, huyệnKrôngPắk) đã
ra vườn chăm sóc hai sào đậu
gần nhà. Thực tếmảnh đất này
do người quen cho mượn để
canh tác, tăng thêm thu nhập.
“Làm quần quật cả năm
nhưng chỉ cần đưa hai đứa con
đi một chuyến khám bệnh ở
TP.HCM là tiền hết sạch” - chị
Lan chia sẻ.
Vợ chồng chị Lan cưới nhau
được hơn 10 năm nay, chồng
chị bị câmđiếcbẩmsinh. “Hơn
chínnămtrước, tôi sinhđứacon
đầu nhưng ốmđau triềnmiên.
Vì vậy, gia đình liên tục đưa
con đi bác sĩ. Khi con được sáu
tháng tuổi, bác sĩmới phát hiện
cháu bị bệnh máu trắng” - chị
Lan tâm sự.
“Khi đứa đầu được hai tuổi,
tôi sinh con trai thứ hai. Nghiệt
“Khi biết nhiều
mảnh đời bất hạnh,
tôi trằn trọc, day dứt
và nảy sinh ý tưởng
sử dụngmạng xã hội
để kêu gọi, kết nối
mạnh thường quân
giúp đỡ họ” - Thiếu
tá Thành chia sẻ.
Thiếu tá Lê Tấn Thành
(bìa phải)
cùng đại diện lãnh đạo địa phương, Công an xã EaUy
trao tiền vận động cho gia đình chị Lý Thị Lan. Ảnh: TB
(Xin chia sẻ những câu
chuyện này với danh nghĩa
đại diện là “tôi”). Sau khi
gửi tuyến bài về những tấm
gương chiến sĩ Công an
nhân dân cho tòa soạn, tôi
nhận được phản hồi: Một số
bài không đầy đủ thông tin
do không có hoặc có nhưng rất hạn chế phần trả lời phỏng
vấn nhân vật được nêu gương. Tôi phải giải thích: Những
nhân vật này khi được hỏi đều không biết trả lời báo chí
nên đành chịu vậy.
Đó là trường hợp Trung tá Đỗ Bách Tùng, Đội trưởng
Đội Cảnh sát PCCC&CNCH số 1, Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH Công an tỉnh Lâm Đồng. Khi vụ sạt lở xảy
ra vào lúc 2 giờ 30 sáng 29-6 ở hẻm 36 đường Hoàng Hoa
Thám, TP Đà Lạt khiến nhiều người thương vong, Đỗ Bách
Tùng đang nghỉ phép. Nhận được tin, anh lập tức đến hiện
trường bờ kè taluy đúc bằng bê tông của một công trình
xây dựng bị sạt trượt khiến đất đá đổ xuống trong khi nhiều
người đang ngủ say. Anh cùng đồng đội vừa động viên các
nạn nhân đang kêu cứu vừa hối hả đào bới, đưa được ba
người ra ngoài.
Trước đó, Đỗ Bách Tùng và đồng đội đã cứu được 41
người bị kẹt tại khu vực sản xuất rau, hoa vào rạng sáng 8-8-
2019 khi một cơn lũ đột ngột tràn về cuốn trôi cầu bê tông
qua suối Đạ Nghịt, tỉnh Lâm Đồng bằng cách dùng dây đưa
từng người vượt dòng nước dữ.
Khi được hỏi về những kỷ niệm ấy, Đỗ Bách Tùng chỉ trả
lời ngắn gọn đến mức khó đưa được nội dung lên báo...
Cũng trong sự cố sạt bờ kè taluy ở TP Đà Lạt đó, tôi chờ
thông tin từ một lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng. Khi công
việc gần hoàn tất, anh gọi cho tôi một cuộc điện thoại vội
vàng, không kể có mặt tại hiện trường khi nào, lực lượng cứu
hộ phải triển khai ra sao, chỉ bày tỏ: “Thương cho nạn nhân
và anh em cứu hộ quá!”. Đây không phải thông tin báo chí
như mong đợi mà chỉ là chút trải lòng của người chiến sĩ.
Ngay sau vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc xảy ra khoảng 10 phút,
anh đã có mặt tại hiện trường. Các chiến sĩ đi cùng không ai
bảo ai đều làm theo người chỉ huy này, hối hả tìm đồng đội
đang bị vùi trong đất đá. Đứng ở góc khuất, tôi nhìn thấy mỗi
lần nhận được tín hiệu phát hiện thi thể, anh lại thất thần lao
tới, có khi vấp ngã dúi dụi.
Công việc của Thiếu tá Cao Minh Tân, cán bộ nhà tạm giữ
Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Châu Thành,
Tây Ninh, có lẽ còn trầm lặng hơn thế. Từ khi được xây dựng
và đưa vào sử dụng năm 2013, nhà tạm giữ luôn có trên 100
can phạm nhưng chưa từng để xảy ra các trường hợp người
bị tạm giữ, tạm giam thông cung, chết không do bệnh lý,
đánh nhau, trốn trại, tự sát, “đại bàng” hoành hành.
Để làm được điều đó, Cao Minh Tân và các quản giáo
phải thường xuyên kiểm tra cơ sở pháp lý, nắm bắt tiền án,
tiền sự, nhân thân, triệu chứng về sức khỏe, tâm lý để bố trí
giam giữ phù hợp. Điều này góp phần đảm bảo việc giam
giữ an toàn, tôn trọng quyền con người của can phạm.
Chừng ấy phần nào nói lên công việc âm thầm của những
cán bộ nơi đây. Thế mà, khi được hỏi, Cao Minh Tân không
chia sẻ được một câu đầy đủ, đúng với trạng thái “làm được
mà nói khó quá”.
Họ, những bước chân lặng lẽ trong nhịp sống bận rộn.
Đâu đó vẫn còn những phức tạp, trái ngang, oan sai nhưng
những bước chân lặng lẽ ấy vẫn từng giây không chỉ bảo vệ
pháp luật, bảo đảm sự bình yên cho nhân dân, mà còn gìn
giữ lương tri, niềm tin vào lẽ phải, vào tinh thần cống hiến,
sẻ chia trong cuộc đời này.
PHẠM CƯỜNG
NHỮNG CÔNG AN HẾT LÒNG VÌ DÂN
Trưởng công an xã
với những cảnh đời bất hạnh
Nhờ uy tín của bản thân, cán bộCông an xã EaUy (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) đã vận động,
hỗ trợ những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần đảmbảo anninh trật tự tại địa bàn.
KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
các mạnh thường quân cùng
với các vận động viên thể thao
nổi tiếng như võ sĩ Trương
Đình Hoàng giúp đỡ” - Thiếu
tá Thành cho hay.
ÔngNguyễnThanhBình,Phó
BíthưĐảngủy,ChủtịchUBND
xã Ea Uy, cho biết: Chuyên
môncủaThiếu táLêTấnThành
rất vững, nhiệt tình, không kể
ngày đêm. Ở địa phương, anh
em công an xã thường đi tuần
tra đến 3-4 giờ sáng mới về là
bình thường.
“ThiếutáThànhlàngườitrực
tiếp vận động được rất nhiều
kinh phí để giúp đỡ các trường
hợp ốmđau, mất đột xuất, các
cháu mồ côi, tặng 100 xe đạp
cho học sinh ở xã… Toàn bộ
quá trình vận động, rút tiền đưa
cho người dân đều có sự giám
sát chặt chẽ của chính quyền
địa phương” - ông Bình nói.
Đại úy Lê Trung Hưng,
Trưởng Công an xã Ea Uy,
cho hay từ ngày về công tác,
Thiếu tá Thành đã phát huy
rất tốt vai trò tham mưu, đảm
bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
“Thời gian qua, anh Thành
đã thammưu cho Ban chỉ huy
Công an xã Ea Uy, lãnh đạo
Đảng ủy UBND xã chỉ đạo
các ban ngành xây dựng các
chương trình gắn với các hoạt
động dân sinh. Nhiều nhu yếu
phẩmđã được tặng đến tận tay
người nghèo, quyên góp kêu
gọi các mạnh thường quân tổ
chức phát quần áo miễn phí
cho các bé, trao học bổng hằng
năm cho học sinh nghèo vượt
khó, hỗ trợ kinh phí mai táng
cho gia đình không có điều
kiện...” - Đại úy Hưng nói.•
Phát huy tốt vai trò của công an xã
chính quy
Thượng tá Phạm Văn Loan, Phó Trưởng Công an huyện
Krông Pắk, cho biết kể từ khi triển khai đề án bố trí công an
chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, tình hình
an ninh trật tự ở các xã luôn được đảm bảo, đặc biệt ở các
buôn làng đánh giá rất cao.
“Công an các xã đã bám sát dân, gần dân, nắm bắt tâm
tư của người dân để thammưu cho cấp ủy chính quyền địa
phương thực hiện tốt về đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt
là trong việc cấp CCCD và định danh điện tử.
Đối với anh LêTấnThành luôn làm tốt công tác vận động
được các cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm…
góp gạo, tiền cho các hộ gia đình nghèo. Anh Thành luôn
được cấp ủy chính quyền địa phương và lãnh đạo công an
huyện đánh giá rất cao” - Thượng tá PhạmVăn Loan nói.
Nhữngbước chân thầmlặngvì sựbìnhyên
(Tiếp theo trang 1)