11
Kinh tế -
ThứBảy26-8-2023
Tạm hoãn quy định siết vay vốn,
doanh nghiệp địa ốc thở phào
Việc Ngân hàng Nhà nước tạmhoãn thi hànhmột số quy định cấm cho vay tạiThông tư 06/2023 sẽ tác động
tích cực đến việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.
THÙY LINH
N
gân hàng Nhà nước
(NHNN) vừa thông báo
tạmngưng thi hànhmột
số điều của Thông tư 06/2023
có hiệu lực từ ngày 1-9 cho
đến ngày có hiệu lực thi hành
của văn bản quy phạm pháp
luật mới liên quan. Theo đó,
doanh nghiệp (DN), người
dân tiếp tục được vay vốn từ
ngân hàng để góp vốn, đầu tư
vào các dự án chưa đủ điều
kiện kinh doanh, cho vay góp
vốn để mua cổ phần trên thị
trường chứng khoán...
Trước đó, nhiều DN, hiệp
hội, chuyên gia lĩnh vực bất
động sản (BĐS) kiến nghị
cần sửa đổi những bất hợp
lý tại Thông tư 06.
Thị trường bất động
sản phấn khởi
Cụ thể, tại Thông tư 06,
NHNN bổ sung quy định cấm
cho vay để thanh toán tiền
góp vốn, mua, nhận chuyển
nhượngphầnvốngópcủa công
ty TNHH, công ty hợp danh;
góp vốn, mua, nhận chuyển
nhượng cổ phần của công ty
cổ phần chưa niêm yết trên
thị trường chứng khoán hoặc
chưa đăng ký giao dịch trên
hệ thống giao dịch Upcom
(chưa niêm yết).
Thông tư này cũng cấmcho
vay để thanh toán tiền góp vốn
theo hợp đồng góp vốn, hợp
đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp
tác kinh doanh để thực hiện
dự án đầu tư không đủ điều
kiện đưa vào kinh doanh theo
quy định của pháp luật; cấm
cho vay để bù đắp tài chính.
Hiệp hội BĐS TP.HCM
(HoREA) cho rằng những
quy định nêu trên chưa thật
phù hợp với thực tiễn hoạt
động đầu tư, xây dựng, sản
xuất, kinh doanh của cộng
đồng DN nói chung.
Tương tự, Hội Môi giới
BĐS Việt Nam cho rằng:
Thị trường BĐS quý II đã có
những dấu hiệu tích cực hơn
quý I nhưng vẫn cần thêm các
động lực mạnh mẽ hơn để có
thể đảo chiều và tạo sức bật.
Ba yếu tố chính gồm nguồn
vốn - quỹ đất - chính sách thì
vốn được xem là trụ đỡ cho
thị trường này. Thế nhưng giờ
đây, thế kiềng ba chân đó lại
đang như lưới bủa vây toàn bộ
thị trường địa ốc. Trong đó,
thiếu vốn là nỗi lo lớn nhất
đối với các DN lĩnh vực này.
Sau khi lắng nghe ý kiến
góp ý từ phía các DN, hiệp
hội…NHNN đã tạm hoãn thi
hànhmột số quy định cấmcho
vay tại Thông tư 06.
NHNN nhấnmạnh: “Trong
bối cảnh nền kinh tế vẫn còn
nhiều khó khăn, để ưu tiên hơn
nữa thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, NHNN đã ngưng hiệu lực
thi hành những quy định trên
cho đến ngày có hiệu lực thi
hành của văn bản quy phạm
pháp luật mới quy định về
các vấn đề này”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây ký
Văn bản 756 đôn đốc báo cáo kết quả thực
hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Văn
bản nêu rõ NHNN chủ động giải quyết kịp
thời, hiệu quả các vấn đề, không đùn đẩy,
né tránh trách nhiệm. Cần phải phản ứng
chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả hơn
nữa với tinh thần cầu thị, lắng nghe và cần
có giải pháp cụ thể đối với những vấn đề
vướng mắc, bất cập.
Thủ tướng yêu cầu NHNN gấp rút sửa đổi
Thông tư 06 theo hướng ngưng hiệu lực thi
hành các nội dung quy định gây khó khăn,
cản trở choDN, người dânvàngânhàng.Theo
đó, các nhu cầu vốn tíndụnghợppháp, chính
đáng, đáp ứng đủ điều kiện theo đúng quy
định pháp luật cần phải được tạo điều kiện
thuận lợi để vay vốn.
“NHNN cần nghiên cứu kỹ lưỡng kiến nghị
của các hiệphội, DN, ngânhàng, các nội dung
liên quan được báo chí, dư luận và người dân,
DN quan tâm, phản ánh như nêu trên. Căn
cứ quy định khẩn trương, nhanh chóng rà
soát sửa đổi, bổ sung ngay các quy định tại
Thông tư 06 theo hướng ngưng hiệu lực thi
hành các nội dung quy định gây khó khăn,
cản trở cho DN, các tổ chức tín dụng, người
dân” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngày 25-8, UBND quận 1 (TP.HCM), Liên đoàn Lao
động quận phối hợp với Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM, Hội
Doanh nghiệp quận 1 tổ chức lễ khai mạc ngày hội kết
nối giao thương F&B - F&B Networking Fair 2023. Đây
là hoạt động xúc tiến thương mại lần đầu được tổ chức tại
quận 1.
Ông Nguyễn Duy An, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cho
biết trong ba ngày diễn ra từ ngày 25 đến 27-8, nhiều hoạt
động kết nối giao thương thiết thực sẽ được tổ chức.
Đó là không gian triển lãm - kết nối giao thương - tư
vấn chia sẻ - trải nghiệm ẩm thực với hơn 54 gian hàng;
120 doanh nghiệp ngành F&B tham gia trưng bày.
Trong khuôn khổ ngày hội, ban tổ chức còn tổ chức sân
chơi chuyên nghiệp cho các bartender mang tên “Nghệ
thuật pha chế”. Đây là tiền đề để tiến cử và phát triển
các tài năng tham gia các cuộc thi pha chế trên toàn quốc
và quốc tế, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành
F&B.
Phó chủ tịch UBND quận 1 đánh giá: “Lĩnh vực dịch vụ
ẩm thực là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong các
hoạt động thương mại, dịch vụ là thế mạnh riêng vốn có
trên địa bàn quận.
Chúng ta đang đứng trước một sự kiện đầy hứa hẹn để
cùng nhau xây dựng mối quan hệ gắn kết, thúc đẩy giao
thương, chia sẻ kiến thức, ý tưởng, cùng xây dựng một
cộng đồng F&B lớn mạnh. Chúng ta không chỉ đang tìm
kiếm cơ hội kinh doanh, mà còn định hình tương lai bằng
cách xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, hướng tới
môi trường xanh”.
Ngày hội sẽ là tiền đề để quận 1 đề xuất TP xem xét,
thông qua đề án “Triển khai một số giải pháp phát triển
kinh tế đêm trên địa bàn quận 1”. Đề án sẽ có tác động rất
lớn đến việc kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu
tư trong lĩnh vực F&B.
THU TRINH
Cơ quan này cho biết thêm
trong thời gian tới sẽ phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên
quan để nghiên cứu, xem xét
các giải pháp phù hợp nhằm
kiểm soát rủi ro.
Cần giải pháp
sàng lọc đối tượng
vay phù hợp
Ông Nguyễn Chí Thanh,
Tổng Giám đốc Công ty
TNHHCao ốc quốc tếHồTây,
bày tỏ: “Chúng tôi đánh giá
rất cao việc NHNN đã lắng
nghe ý kiến của DN trong
bối cảnh hiện nay. Bản thân
các DN cũng đồng thuận với
quan điểm của nhà điều hành
trong việc cấm cho vay sân
sau. Quy định này đưa ra là
hoàn toàn phù hợp nhằmthanh
lọc thị trường BĐS cũng như
để đảm bảo an toàn cho hệ
thống tài chính ngân hàng”.
Tuy nhiên, theo ôngThanh,
tại Thông tư 06 có quy định
cấmcho vay để thanh toán tiền
góp vốn, mua, nhận chuyển
nhượng cổ phần của công ty
cổ phần chưa niêm yết trên
thị trường chứng khoán hoặc
chưa đăng ký giao dịch trên
hệ thống giao dịch Upcom.
Thực tế cho thấy đa số DN
BĐS đang hoạt động là công
ty cổ phần chưa niêm yết
nhưng vẫn có tài sản đảm bảo
và đang cần nguồn lực để tái
cơ cấu. Vậy rõ ràng những
đối tượng này đủ điều kiện
để được hỗ trợ tiếp cận vốn
vay từ ngân hàng.
“Do đó, NHNN cần có giải
pháp để sàng lọc những đối
tượng phù hợp, đủ điều kiện
để vay vốn. Bởi nếu không
khi đưa ramột quy định chung
chung như vậy sẽ khiến một
loạt các giao dịch kiểu như
vậy phải dừng ngay lập tức
và vô hình trung sẽ gây khó
khăn hơn cho các chủ đầu tư”
- ông Thanh nêu quan điểm.
Đại diện lãnh đạo một DN
BĐS lớn tại TP.HCM cũng
cho biết: NHNN tạm hoãn
thi hành một số quy định
cấm cho vay tại Thông tư 06
đương nhiên sẽ tác động tích
cực đến việc tiếp cận vốn của
các DN địa ốc. Bởi bên cạnh
rào cản từ vướng mắc pháp
lý dự án chậm giải quyết,
hay tính thanh khoản của thị
trường yếu thì dòng tiền của
DN đang bị hạn chế cũng là
một trong những nguyên nhân
khiến nhiều dự án liên tục bị
trì hoãn thời gian khởi công.•
Ngân hàngNhà nước đã thông báo tạmngưng thi hànhmột số điều của Thông tư 06/2023.
Ảnh: NGUYỆTNHI
Thời gian tới, Ngân
hàng Nhà nước sẽ
phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên
quan để nghiên cứu,
xem xét các giải
pháp phù hợp nhằm
kiểm soát rủi ro.
Khách
hàng
tham
quan
tại ngày
hội. Ảnh:
T.TRINH
120doanhnghiệp thamgiangàyhội kết nối giao thươngF&Bquận1
Tiêu điểm
Theo số liệu từ NHNN, bảy
tháng đầu năm 2023, tăng
trưởng tín dụng toàn nền kinh
tế mới đạt khoảng 12,47 triệu
tỉ đồng, tăng 4,56% so với cuối
năm 2022. Điều này cho thấy
sức hấp thụ vốn của nền kinh
tế còn yếu. Một trong những
nguyênnhânkhiếntăngtrưởng
tíndụng chậm làdohấp thụ tín
dụngcủanhómBĐSđanggiảm.
Thủ tướng yêu cầu gỡ vướng về vốn