192-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy26-8-2023
Mong muốn có luật sư tham gia ngay từ đầu
Tại hội thảo, Thượng tá Lê Đức Túy (Phó Chánh văn phòng Cơ quan
CSĐT Công an TP.HCM) nêu rằng bị can, bị cáo hiện được tiếp cận rất
nhiều thông tin nên họ cũng đặt ra nhiều yêu cầu. Vì vậy, các điều tra
viên rất mong muốn có LS tham gia ngay từ đầu.
Ông Túy cũng ủng hộ quy định triệu tập điều tra viên tham gia phiên
tòa bởi có trường hợp bị can phản cung hoàn toàn khi ra tòa; sau đó
điều tra viên được triệu tập đã làm rõ hành vi phạm tội nên bị cáo không
thể chối cãi.
Đại diện VKSND TP.HCM thì cho rằng kiểm sát viên luôn trân trọng ý
kiến đóng góp của LS để làm sáng tỏ vụ án; từ đó giúp tòa có thể ra một
bản án tâm phục, khẩu phục…
khê, tốn nhiều thời gian và công
sức thì LS cuối cùng cũng được
tạo điều kiện để gặp, tiếp xúc với
người bị buộc tội nhưng phải chịu
sự giám sát gắt gao của điều tra
viên, cán bộ điều tra hoặc giám
thị trại giam. Điều này vô hình
trung khiến cho việc gặp, hỏi của
LS chỉ mang tính hình thức” - LS
Công nói.
Nhiều góp ý về quy định
bào chữa
Điều 26 BLTTHS 2015 quy định
người bào chữa và người thamgia tố
tụng khác đều có quyền bình đẳng
trong việc đưa ra chứng cứ, đánh
giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm
rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tuy nhiên, theo LS Trương
Xuân Tám (Chủ nhiệm Ủy ban
Giám sát, hỗ trợ LS, Liên đoàn
LS Việt Nam), nguyên tắc cơ bản
này còn vướng mắc trong việc LS
cung cấp chứng cứ mới phải qua
CQĐT, VKS hay có thể cung cấp
ở trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
hay tại phiên tòa.
LS Tám nêu rằng nếu chứng cứ
liên quan tới tình tiết giảm nhẹ, LS
và bị cáo có thể xuất trình ngay tại
phiên tòa và được chấp nhận. Tuy
nhiên, nhiều chứng cứ khác quan
trọng và phức tạp hơn như các chứng
cứ liên quan đến việc xác định bị
cáo có tội hay không thì không được
xem xét, chấp nhận.
Về vấn đề mà LS Tám nêu ra
là có cần quy định rõ bản án phải
ghi đầy đủ hoặc tóm tắt các nội
dung bào chữa hay không, thẩm
phán Nguyễn Thị Hà (Phó Chánh
Tòa Hình sự TAND TP.HCM), cho
YẾNCHÂU
N
gày 25-8, Liên đoàn Luật sư
(LS) Việt Nam tổ chức hội
thảo sơ kết năm năm thi hành
BLTTHS 2015, thực tiễn thi hành
và giải pháp, kiến nghị.
Vướng mắc về quy định
luật sư gặp gỡ bị can,
bị cáo
Tại hội thảo, LS Nguyễn Thành
Công (Đoàn LS TP.HCM) nêu
nhận xét về quyền gặp, hỏi người
bị buộc tội. Quyền này được ghi
nhận lần đầu tiên tại Điều 73
BLTTHS 2015, được xem là một
trong những điểm mới tích cực.
Theo đó, việc LS gặp người bị tạm
giữ, tạm giam trong giai đoạn điều
tra là độc lập, không buộc phải có
mặt điều tra viên hoặc phải được
sự chấp thuận trước của cơ quan
điều tra (CQĐT).
Tuy nhiên, theo LS Công, thực
tiễn quyền gặp, hỏi người bị buộc
tội của LS trong giai đoạn điều
tra gặp rất nhiều khó khăn, gần
như không thể thực hiện được.
Trong nhiều trường hợp, cơ sở
giam giữ lấy lý do CQĐT không
đồng ý hoặc điều tra viên bận
không tham dự để từ chối yêu
cầu của LS.
Theo LS Công, liên quan đến
vấn đề này, Liên đoàn LS Việt
Nam đã tổng hợp và báo cáo lãnh
đạo Bộ Công an về hàng trăm đơn
thư khiếu nại trong nhiều năm
qua của LS do phải đăng ký, chờ
đợi hằng tháng vẫn không được
gặp, làm việc với bị can trong giai
đoạn điều tra.
“Trong một số ít trường hợp
sau khi trải qua các thủ tục nhiêu
Tại hội thảo, luật sưNguyễn Thành Công nêu khó khăn khi thực hiện quyền gặp, hỏi người bị buộc tội. Ảnh: YC
Luật sư gặp người bị tạm giữ,
tạm giam: Rất khó
Tại hội thảo, các vấn đề về quyền của người bào chữa; việc cung cấp chứng cứ…quy định trong BLTTHS
2015 đã được các luật sư góp ý kiến sôi nổi.
rằng việc tranh tụng tại tòa giúp
làm sáng tỏ được nhiều vấn đề nên
ý kiến của LS luôn được ghi nhận
đầy đủ trong bản án.
Trước thực trạng nhiều LS bị
mời ra khỏi phòng xét xử, LS
Phạm Đức Hùng (Phó Chủ nhiệm
Đoàn LS tỉnh Long An) nhận xét
rằng nhiều vụ tòa tước đi quyền
bào chữa của LS mà không có lý
do chính đáng. Trong khi đó, nội
quy phiên tòa quy định rất chung
chung. Vì vậy, theo LS Hùng, cần
quy định rõ quyền này.
Ngoài ra, nhiều LS cũng nêu
ý kiến rằng cần quy định chế
tài đối với cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng
nếu có hành vi cản trở hoạt động
của LS.•
“Việc tranh tụng tại
tòa giúp làm sáng tỏ
được nhiều vấn đề nên
ý kiến của luật sư luôn
được ghi nhận đầy đủ
trong bản án.”
Thẩm phán
Nguyễn Thị Hà
(Phó Chánh Tòa Hình sự
TAND TP.HCM)
Cú lừa 9 tỉ đồng của con dâu bạn thân
Ngày 25-8, TAND
TP.HCM xét xử và tuyên
phạt bị cáo Lê Thị Mỹ
Hạnh (39 tuổi) 20 năm tù
về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Tại tòa, Hạnh thừa
nhận hành vi phạm tội
và cho biết số tiền chiếm
đoạt đã tiêu xài cá nhân
và sang Campuchia đánh
bạc hết.
Cáo trạng xác định khoảng đầu năm 2015, Hạnh quen
biết và đặt vấn đề vay tiền để làm ăn với bà Nguyễn Thị
Ngọc Bích (ngụ quận 3, TP.HCM). Bà Bích tin tưởng do
Hạnh là con dâu bạn thân bà.
Để vay tiền được 2,1 tỉ đồng của bà Bích, Hạnh mang
các trang sức giả tới thế chấp và nói đây là số vàng mà bà
Trần Kim L, chủ một tiệm vàng ở quận 1, đang thế chấp.
Đến năm 2016, khi bà Bích đòi lại tiền thì Hạnh nói dối
cho biết bà L buôn lậu vàng đã bị công an bắt và bà L còn
khai số vàng buôn lậu đang do bà Bích cất giữ. Hạnh cho
biết sẽ tìm cách để bà Bích thoát tội.
Để tiếp tục lấy lòng tin, Hạnh còn làm giả hai sổ tiết
kiệm có tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng và nói sẽ sang tên cho
bà Bích.
Hạnh còn nhờ người mặc sắc phục công an đến nhà bà
Bích chơi, tự xưng là công an phường 13, quận 3, hỏi về vụ
án buôn vàng lậu xảy ra tại tiệm vàng của bà Trần Kim L.
Tiếp đó, Hạnh còn mạo nhận là thủ trưởng cơ quan điều
tra nhắn tin cho chồng bà Bích yêu cầu vợ chồng bà phải
đưa tiền để “chạy án”, nếu không bà Bích sẽ bị bắt.
Tưởng thật, vợ chồng bà Bích đã đưa cho Hạnh tổng
cộng 9 tỉ đồng để “chạy án”. Biết bị lừa, bà Bích đã làm
đơn tố cáo Hạnh tới cơ quan công an.
HỮU ĐĂNG
Phú Quốc: Trộm cả tàu cao tốc
chở khách
Ngày 25-8, xử sơ thẩm vụ án trộm cắp tài sản xảy ra
trên địa bàn TP Phú Quốc, TAND tỉnh Kiên Giang đã
tuyên phạt bị cáo Đặng Quốc Việt 12 năm tù.
Theo cáo trạng, để có tiền tiêu xài, tối 18-4-2022, Việt
điều khiển vỏ máy lấy trộm của người khác đến khu vực
Bãi Xếp Nhỏ (thuộc
phường An Thới, TP
Phú Quốc) tìm tàu cao
tốc chở khách (ca nô) để
lấy trộm.
Rạng sáng hôm sau,
Việt phát hiện một ca
nô đang neo đậu không
người trông giữ nên
dùng vỏ máy kéo về
Bãi Trường (thuộc xã
Dương Tơ) đậu gần ca
nô khác mà Việt đã lấy
trộm trước đó để giấu.
Sau đó, Việt sơn lại ca
nô vừa lấy trộm để tránh bị phát hiện rồi đem bán thì bị
công an bắt giữ cùng tang vật.
Tại cơ quan công an, Việt khai nhận ngoài vụ trộm nói
trên, từ tháng 10-2021 đến tháng 4-2022, Việt đã thực
hiện trót lọt bốn vụ trộm tương tự. Việt trộm được hai vỏ
máy, một ca nô và một thúng composite.
Kết quả giám định, tổng thiệt hại tài sản do Việt gây ra
cho năm bị hại là hơn 1 tỉ đồng.
CHÂU ANH
BịcáoLêThịMỹHạnhtạitòa.Ảnh:ĐL
BịcáoĐặngQuốcViệtbịTANDtỉnh
KiênGiangtuyênphạt12nămtùvề
tộitrộmcắptàisản.Ảnh:VĂNVŨ
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook