192-2023 - page 3

3
Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến Phú Yên
-
ThứBảy26-8-2023
HUY TRƯỜNG
T
hu nhập thấp, làm việc
vất vả, giá cá lại không
cao cùng nhiều rủi ro làm
cho nhiều ngư dân khôngmặn
mà với việc đi biển. Điều này
cũng khiến nhiều chủ tàu cá
ở Phú Yên phải đối mặt với
thực trạng “mỏi mắt” vẫn
không tìm được bạn thuyền
gắn bó lâu dài.
Cùng chung tay
gỡ thẻ vàng IUU
Chia sẻ về vấn đề này, nhiều
chủ tàu cá ở thị xã Đông Hòa
cho biết họ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tìm kiếm lao
động đi biển. Việc tìm người
khó là vậy nhưng để giữ chân
những lao động này làm việc
lâu dài lại càng khó khăn hơn.
Có nhiều lý do nhưng chủ yếu
là giá hải sản hiện quá thấp,
trong khi đó giá dầu tăng cao
dẫn đến thu nhập của ngư dân
ngày càng giảm.
Anh Phạm Ngọc Minh
(một chủ tàu ở cảng cá Phú
Lạc) nói dù đã trả tiền theo
tháng cho các lao động trên
tàu nhưng nếu thấy không
ổn thì họ sẽ bỏ giữa chừng.
“Gần đây, sản lượng đánh
bắt không được nhiều. Mỗi
chuyến biển, tàu của tôi đánh
bắt được gần 2 tấn cá, sau
khi trừ đi các chi phí thì chỉ
vừa đủ chứ không dư” - anh
Minh nói.
CòntheochủtàuPY92143TS
Nguyễn Hồ Đức (phường
6), hiện giá dầu đã vượt qua
21.000 đồng/lít nhưng giá cá
nước, giá cá sẽ được nâng lên.
Còn cứ trong tình trạng này
thì giá thủy hải sản chỉ nằm
im hoặc giảm nữa, khi đó sẽ
không còn ai đi biển” - ông
Đức chia sẻ.
Trước thừa, nay thiếu
Gần 40 năm tham gia bám
biển nhưng chưa bao giờ ông
PhạmNgọcChâu (43 tuổi, ngụ
nhiều người phất lên, lúc đó
tàu nào cũng thừa thuyền
viên. Vậy nhưng những năm
gần đây, giá nhiên liệu ngày
càng cao, giá cá ngừ lại rơi
xuống đáy nên nghề đi biển
không được nhiều người
chuộng như trước. Để có
bạn thuyền, nhiều chủ tàu
sẵn sàng ứng trước tiền theo
tháng khoảng 5-7 triệu đồng,
hứa chia thêm nếu “tàu no”
nhưng cũng không tìm được
lao động đi cùng. Như tàu
ông Châu trước đây lúc nào
cũng có trên 10 thuyền viên
nhưng giờ chỉ còn một nửa.
Chủ tàu này chia sẻ thêm
trong ba năm trở lại đây nghề
đi biển thường bị mất mùa,
thu nhập bấp bênh nên nhiều
ngư dân đã bỏ nghề. Trong
hai chuyến biển mới đây, tàu
ông lỗ gần 70 triệu đồng sau
khi trừ các chi phí.
“Vẫn biết việc đi biển cũng
còn nhiều bấp bênh nhưng
ngư dân chúng tôi vẫn luôn
quan niệm “ghe là nhà, biển
cả là quê hương”. Chúng tôi
cũng mong thời gian tới giá
hải sản tăng trở lại để ngư
dân yên tâm vươn khơi bám
biển. Lúc đó việc tìm kiếm
bạn thuyền của những chủ
tàu như chúng tôi sẽ thuận
lợi hơn” - ông Châu tâm sự.
Tương tự, ông Nguyễn
Xuân Ánh (chủ tàu cá BĐ
93857 TS) cũng chia sẻ việc
tìm kiếm lao động đang gặp
nhiều khó khăn. Cũng như
ôngChâu, có những thời điểm
ông phải trả theo tháng cho
các lao động 5-7 triệu đồng
để giữ chân họ nhưng như
thế vẫn chưa đủ hấp dẫn để
tìm được bạn thuyền.
“Trước đây việc đánh bắt
thuận lợi nên nhiều anh em
đi cùng, có thu nhập ổn. Hiện
nay nhiều người không còn
mặn mà với việc đi biển mà
lên bờ đi làm công nhân, thu
nhậpmỗi tháng cũng 7-8 triệu
đồng” - ông Ánh ngậm ngùi.•
Ngư dân Phú Yênmong thời gian tới giá hải sản tăng trở lại để họ có thể yên tâmvươn khơi bámbiển.
Ảnh: HUY TRƯỜNG
ngừ đại dương chỉ 100.000
đồng/kg (trong khi đó những
năm trước khoảng 160.000
đồng/kg). Anh Đức cho hay
đó là giá đã qua tuyển lựa
những con cá đạt chất lượng
nhất. Giá cá thấp mà giá dầu
cao nên nhiều chuyến biển
không đủ bù chi, thu nhập
chia thêm cho bạn thuyền
rất khiêm tốn.
“Cũng vì giá cá quá thấp,
cộng với sản lượng đánh bắt
không cao nên nhiều chuyến
biển chủ tàu chỉ mong đủ chi
phí. Bạn thuyền thấy đi làm
biển thu nhập không cao nên
phần nhiều nghỉ việc, chuyển
sang làm trên bờ. Giờ đi phụ
hồ, họ cũng kiếm được vài
triệu đồng, ổn định hơn đi
biển” - ông Đức nói thêm.
Theo ông Đức, vấn đề mà
ngư dân quan tâm là làm sao
để giá cá tăng lên, từ đó tăng
thu nhập thì mới thu hút được
lực lượng đi biển. Mà muốn
giá cá tăng, mọi người phải
chung tay để cùng nhau gỡ
thẻ vàng IUU.
“Khi gỡ được thẻ vàng
IUU thì cá ngừ Việt Nam
mới xuất khẩu được sang các
phường 6, thị xã Đông Hòa,
chủ tàu cá PY 92591 TS) lại
lao đao tìm lao động đi biển
như hiện nay. “Vì nhiều lý
do như thu nhập thấp, chủ
tàu khác trả cao hơn… khiến
chúng tôi khó giữ được chân
thuyền viên lâu dài” - ông
Châu nói.
Theo ôngChâu, những năm
trước đây nghề biển đã giúp
Ngư dân Phú Yên
mong muốn các
cấp, các ngành cùng
chung tay để sớm gỡ
thẻ vàng IUU, giúp
hải sản Việt Nam
được xuất sang các
nước, giá cá sẽ được
nâng lên.
Chương trình“Cùngngưdân thắp sángđèn
trên biển” do báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ chức
tại 28 tỉnh, thành có biển trên cả nước trong
ba năm, từ nay đến 2025.
Chủ tịch danh dự của chương trình là ông
Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính
trị, nguyên PhóThủ tướng thường trực Chính
phủ. Hoa hậuTrái đất Nguyễn Phương Khánh
là đại sứ chương trình.
Trong hành trình của mình, chương trình
đã đến với ngư dân huyện Cần Giờ, TP.HCM
vào ngày 17-5; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (ngày
10-6), tỉnh NinhThuận (ngày 13, 14-6) và tỉnh
Quảng Trị (ngày 20-7).
Sau chương trình được tổ chức ở Phú Yên
vào ngày 29-8, dự kiến “Cùng ngư dân thắp
sáng đèn trên biển” sẽ đến với ngư dân tỉnh
Bạc Liêu vào tháng 9 tới.
Đã đồng hành với ngư dân bốn tỉnh, thành
Chủ tàu cá ở Phú Yên mỏi mắt
tìm lao động đi biển
Giá cá giảm, thu nhập bấp bênhmà rủi ro lại cao khiến nhiều ngư dân chuyển lên bờ tìm công việc khác.
Nằm trong khuôn khổ chương
trình “Cùng ngư dân thắp sáng
đèn trên biển”, báo
Pháp Luật
TP.HCM
tổ chức diễn đàn “Đáp
lời ngư dân” diễn ra vào sáng 29-8
tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở
NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng tỉnh Phú Yên cùng 50 gia đình bà con ngư dân.
Đây là diễn đàn để “ngư dân hỏi - chính quyền đáp” liên
quan đến đời sống, sinh kế, hoạt động kinh tế, đánh bắt
thủy hải sản tại các tỉnh, thành có biển. Quý bà con ngư
dân có thể bày tỏ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng; bày tỏ
sự ủng hộ với các chính sách, chủ trương, hoạt động hiệu
quả từ chính quyền; phản ánh những khó khăn, bất cập
liên quan đến đời sống bám biển. Chính quyền có thể ghi
nhận, trả lời, đưa ra những định hướng xử lý và qua đó
xem xét phát huy các cơ chế, chính sách hiệu quả; điều
chỉnh các cơ chế, chính sách còn hạn chế, nhằm mang lại
lợi ích cho ngư dân tốt hơn.
Chương trình lần này dự kiến sẽ tập trung vào một số
vấn đề quan trọng như tình hình quản lý đánh bắt thủy hải
sản, ngăn ngừa và xử lý tình trạng khai thác hải sản bất
hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)
để chung tay gỡ thẻ vàng EC với ngành hải sản Việt; các
cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi hiểu luật,
bám biển bình an. Cùng đó là các vấn đề liên quan đến
việc thúc đẩy ngành kinh tế cá ngừ đại dương phát triển
bền vững, nâng cao giá trị cá ngừ đại dương để cải thiện
sinh kế cho bà con ngư dân; vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực bám biển hiện nay và thời gian tới.
Đây là lần đầu báo
Pháp Luật TP.HCM
tạo diễn đàn để
chính quyền và ngư dân có cơ hội trao đổi, thảo luận, hiến
kế, tìm kiếm các giải pháp để ngành ngư nghiệp ở Phú
Yên nói riêng và các tỉnh, thành có biển nói chung phát
triển. Quý vị khán giả có thể theo dõi chương trình được
trực tiếp trên báo điện tử
Pháp Luật TP.HCM
(plo.vn)
trên các nền tảng YouTube, Facebook của báo
Pháp Luật
TP.HCM
lúc 8 giờ 45 ngày 29-8.
Chương trình cũng sẽ tổ chức thăm hỏi các gia đình
ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiêu biểu; tặng
200 phần quà, mỗi phần trị giá hơn 4 triệu đồng cho 200
hộ ngư dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên, bao gồm một bình
ắcquy + đèn LED, một cẩm nang
Những điều cần biết
về đánh bắt hải sản,
một túi thuốc gia đình phục vụ cho
ngư dân ra khơi và một hộp combo pin Con Ó, cùng thực
phẩm cần thiết khác.
Chương trình còn tặng 25 suất học bổng cho con em
ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi (mỗi
suất học bổng gồm 2 triệu đồng tiền mặt, tập vở, dụng cụ,
ba lô học sinh…).
ĐỖ THIỆN
Ông Lê TấnHổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên
(bên phải)
và ôngNguyễnĐức Hiển, Phó Tổng Biên tập
thường trực báo
Pháp Luật TP.HCM
, đồng chủ trì cuộc họp bàn
về việc tổ chức Chương trình tại Phú Yên. Ảnh: H.HẢI
PhápLuậtTP.HCM
cùngchínhquyềntỉnhPhúYên“đáplờingưdân”
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook