6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy26-8-2023
Kinh tế của QHVũ Hồng Thanh nói
tại phiên họp.
Vấn đề khó nhất của Luật
Đất đai
Một trong những nội dung còn ý
kiến khác nhau liên quan đến quy
định về thu hồi đất để phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng. Điều 79 dự thảo mới nhất
dành dung lượng hơn ba trang giấy
A4 liệt kê cụ thể các dự án thuộc
trường hợp thu hồi đất.
ÔngVũHồng Thanh cho rằng quy
định theo hướng liệt kê các trường
hợp thu hồi đất có ưu điểm bảo đảm
sự rõ ràng, dễ theo dõi, dễ áp dụng.
Tuy nhiên, việc liệt kê quá cụ thể,
chi tiết các dự án, công trình thu
hồi đất cũng có nhược điểm là khó
bảo đảm bao quát, đầy đủ.
Do đây là nội dung cụ thể hóa
Nghị quyết 18-NQ/TW, cơ quan
thẩm tra xin ý kiến UBTVQH báo
cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến
chỉ đạo nội dung này.
Đánh giá đây là “vấn đề khó
nhất” của Luật Đất đai qua các thời
kỳ, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ
cho rằng nguyên nhân chủ yếu là
do cách tiếp cận. Ông phân tích
nếu “chọn cho”, tức là liệt kê các
trường hợp Nhà nước thu hồi đất
thì không cách gì đủ được, có khi
càng liệt kê càng thiếu.
“Nên chăng tiếp cận theo hướng
“chọn bỏ”, tức là trừ những trường
hợp áp dụng phương pháp thỏa thuận
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, còn lại là Nhà nước thu hồi có
được không?” - Chủ tịch QH đặt
vấn đề. Bởi theo ông, thực tế chỉ
có hai hình thức là Nhà nước thu
hồi và thỏa thuận.
Với hướng tiếp cận này, Chủ tịch
QH cho rằng có thể quy định thêm
đất thu hồi phải nằm trong quy
hoạch, kế hoạch đất đã được phê
duyệt; nghiêm cấm việc vừa điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch, vừa ra
quyết định thu hồi đất.
“Tránh trường hợp không có
trong quy hoạch nhưng lại muốn
điều chỉnh quy hoạch, chạy quy
hoạch xong thì quyết định thu hồi
luôn” - ông Vương Đình Huệ nói
điều quan trọng là phải ngăn chặn
được tình trạng này.
Tranh luận về cơ chế thu
hồi đất
Một nội dung khác còn ý kiến
khác nhau là cơ chế xử lý đối với
trường hợp thỏa thuận về nhận
quyền sử dụng đất. Dự thảo đang
xây dựng hai phương án. Phương
án 1, giữ như dự thảo luật trình
QH tại kỳ họp thứ năm, không
quy định cơ chế xử lý trong trường
hợp nhà đầu tư không thỏa thuận
được 100% diện tích thực hiện dự
án. Phương án 2, bổ sung cơ chế
xử lý đối với trường hợp đã thỏa
thuận được 80%.
Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban
Tài chính - Ngân sách của QH Lê
Quang Mạnh cho hay cá nhân ông
ủng hộ phương án 2. Theo ông,
trường hợp này nếu vẫn áp dụng
nguyên tắc thỏa thuận, vẫn để nhà
đầu tư phải đáp ứng được yêu sách
của những người còn lại thì sẽ không
thực hiện được các dự án.
“Số liệu thống kê không biết
có phản ánh hết thực trạng không
nhưng kinh nghiệm cá nhân ở địa
ĐỨCMINH
S
áng 25-8, tiếp tục phiên họp thứ
25, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (UBTVQH) cho ý kiến về
việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự
án Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo nghị trình, dự án luật này
sẽ được các đại biểu QH bấm nút
thông qua tại kỳ họp thứ sáu, dự
kiến khai mạc vào tháng 10 tới, tuy
nhiên hàng loạt vấn đề lớn hiện vẫn
còn ý kiến khác nhau.
“Gần 30 nội dung chưa có quan
điểm, chưa có chính sách lớn, chưa
có đánh giá tác động. Với chất lượng
như thế này chắc cũng khó thuyết
phục được QH” - Chủ nhiệmỦy ban
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Sửa Luật Đất
đai: Gần 30
vấn đề chưa
chốt được
phương án
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông
qua tại kỳ họpQuốc hội tháng 10 tới đây,
thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa
thống nhất được quan điểm, chính sách.
phương, tôi thấy rằng số lượng các
dự án gặp tình huống này nhiều chứ
không phải ít” - theo lời ông Mạnh,
thực tế không chỉ thuần túy là những
người dân sống trên mảnh đất đó mà
nhiều nhà đầu cơ, thậm chí người
quen, người thân của cán bộ mua
trước rồi tìm cách ép bằng được các
nhà phát triển hạ tầng.
Theo ông Mạnh, để hài hòa lợi
ích giữa người dân, doanh nghiệp
và Nhà nước, Nhà nước cần đứng
ra thu hồi đối với phần quỹ đất còn
lại. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị bổ
sung thêm nguyên tắc để sau này
có căn cứ thực hiện. Cụ thể, mức
bồi thường đối với hộ còn lại tương
đương với mức trung bình chung
của các hộ đã chấp nhận trước đó,
hay mức đã được đa số người dân
chấp nhận.
Không cùng quan điểm, Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê
Thị Nga cho rằng có hai cơ chế thu
hồi đất là qua con đường hành chính
hoặc qua thỏa thuận, tức là dân sự.
“Bây giờ chúng ta lại đưa ra cơ
chế thứ ba, đầu thì dân sự, đuôi thì
hành chính. Chúng tôi đề nghị hết
sức cân nhắc” - chủ nhiệm Ủy ban
Tư pháp nói và cho rằng “thỏa thuận
thì theo cơ chế thỏa thuận hoàn toàn
mà hành chính thì theo cơ chế hành
chính hoàn toàn”.
“Nếu quy định đầu dân sự, đuôi
hành chính sẽ không đảmbảo quyền
và sẽ xảy ra khiếu kiện” - bà Lê Thị
Nga cảnh báo.•
Cho ý kiến về cơ chế thu hồi đất, Chủ tịch QH đề nghị thực hiện đúng
theo nguyên tắc mà UBTVQH đã kết luận. Theo ông, đây là một trong 19
nhóm chính sách đã được đưa ra thảo luận khi trình Nghị quyết 18-NQ/
TW về quản lý, sử dụng đất nhưng không được chấp nhận.
“Không được chấp nhận rồi chứ không phải chưa thảo luận vấn đề này.
Đối với những vấn đề nguyên tắc của chúng ta là không được đưa ra,
đến nay tôi thấy các đồng chí không nghiêm”- Chủ tịch QH nhấn mạnh.
“Hành chính cộng một chút dân sự thì được. Nhưng dân sự cộng với
hành chính, các đồng chí đã đánh giá hết tác động chưa. Được số 20%
này thì vướng số 80% trước đây. Những người gương mẫu đi trước hóa
ra lại thiệt thòi” - ông Vương Đình Huệ nêu quan điểm và nói “Nội dung
này không phải xin ý kiến”, bởi nếu xin ý kiến lại, Đảng đoàn QH cũng sẽ
trả lời như trước đây, không thể tiền hậu bất nhất. Hơn nữa, việc này Bộ
Chính trị cũng đã bàn kỹ đến lần thứ ba.
Việc thu hồi đất theo
cơ chế dân sự (tự thỏa
thuận) kết hợp hành
chính (Nhà nước thu
hồi đất) nhận ý kiến trái
chiều từ các đại biểu.
Tranh luận việc Tổng Liên đoàn Lao động là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
Chiều 25-8, tiếp tục phiên họp thứ 25, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến
về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án
Luật Nhà ở (sửa đổi).
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật của QH Hoàng Thanh Tùng cho hay
hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy
định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
(TLĐLĐ VN) là chủ đầu tư nhà ở xã hội
(NƠXH), nhà lưu trú công nhân.
Trước đó, ngày 3-8, TLĐLĐ VN có đề
xuất tổ chức này chỉ thực hiện dự án nhà ở
với tư cách cơ quan chủ quản, không trực tiếp
là chủ đầu tư dự án. Mặt khác, dự án NƠXH
này chỉ cho thuê, không bán và dùng tài
chính công đoàn làm vốn thực hiện, đầu tư.
Theo ông Tùng, ngay trong Thường trực Ủy ban Pháp luật,
cơ quan thẩm tra dự án luật, cũng có hai loại ý kiến khác
nhau về vấn đề này. Ý kiến thứ nhất ủng hộ đề xuất nói trên,
đề nghị bổ sung đánh giá tác động về nguồn
lực đầu tư và khả năng thu hồi vốn, làm rõ
trình tự, thủ tục đầu tư…
Trong khi đó, một số ý kiến thì không ủng
hộ. Lý do là bởi vấn đề này chưa được đánh
giá tác động kỹ về nguồn lực, có thể làm
phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến hiệu
quả thực hiện dự án, khả năng bảo toàn vốn.
Mặt khác, với cơ chế như TLĐLĐ VN đề
xuất sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện
được mục tiêu đến năm 2030, tất cả khu
công nghiệp, khu chế xuất đều có thiết chế
công đoàn.
Do đây là vấn đề mới, còn nhiều nội dung
chưa được làm rõ, nhóm ý kiến này đề nghị
TLĐLĐ VN xây dựng đề án báo cáo QH
xem xét cho thực hiện thí điểm, nếu phát huy hiệu quả
mới quy định trong luật.
Góp ý, Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương cho biết
ông không đồng tình với việc quy định TLĐLĐ làm chủ
đầu tư dự án NƠXH, nhà lưu trú công nhân.
“Nên giao cho cơ quan hành chính - UBND tỉnh,
UBND huyện nơi có công nhân hoặc doanh nghiệp làm
chủ đầu tư” - ông Phương nói và cho rằng chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức chính trị, xã hội là giám sát, phản
biện xã hội, tham mưu chính sách công nhân cho tốt.
“TLĐLĐ không ôm việc này, vì không khéo không
hoàn thành nhiệm vụ mà coi chừng cán bộ lại vi phạm” -
ông Phương nói.
Về vấn đề này, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho rằng
cần hỏi kỹ lại TLĐLĐ có quyết tâm thực hiện việc này
không? Nếu có thì ông đề nghị cần chỉnh lý lại dự thảo,
tránh vênh với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Bởi
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư hiện quy định các
doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có giấy phép đăng ký
kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở
mới được đầu tư xây dựng NƠXH để bán, cho thuê, cho
thuê mua.
ĐỨC MINH
ChủnhiệmỦybanPhápluật
củaQuốchộiHoàngThanh
Tùng.Ảnh:PHẠMTHẮNG