195-2023 - page 13

13
Học sinh lớp 1 giảmmạnh,
trường học nhẹ gánh lo
NGUYỄNQUYÊN
T
heo báo cáo của Sở
GD&ĐT TP.HCM, năm
học mới, toàn TP tăng
35.055 học sinh (HS) nhưng
riêng bậc tiểu học lại giảm
mạnh 28.165 HS, trong đó
trường công lập giảm 28.721
HS, trường ngoài công lập
tăng 556 HS. Tổng số HS
lớp 1 là 121.754 em.
Lần đầu tiên đạt
được sĩ số mơ ước
TrườngTiểuhọcNgôQuyền
(quận Bình Tân) là trường có
số HS đông nhất TP.HCM.
Năm học 2022-2023, số
HS của toàn trường khoảng
5.300 em. Năm nay, con số
đó khoảng 4.900 em, riêng
HS lớp 1 hơn 700 em, năm
ngoái hơn 1.000 em.
“Năm ngoái, sĩ số bình
quân HS/lớp tại trường xấp
xỉ 48 em/lớp. Tuy nhiên, năm
nay con số này giảm còn
42 em/lớp. Đây là sĩ số đáng
mơ ước, bởi việc kéo giãn sĩ
số sẽ là cơ hội để trường thực
hiện chương trìnhgiáodục phổ
thông mới một cách thuận lợi
hơn” - ông Võ Phương Bình,
Hiệu trưởng nhà trường, nói.
Theo ông Bình, trường có
24 lớp 1 với 11 lớp bán trú
và 13 lớp một buổi.
“Giảm mạnh số HS lớp 1
có hai nguyên nhân. Thứ nhất,
có thể do quan điểm năm sinh
vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó,
sau dịch COVID-19, người
dân gặp khó khăn và chuyển
về quê sinh sống. Hơn nữa,
kinh doanh khó khăn, nhiều
công ty giải thể, vì thế công
nhân thất nghiệp, đưa con
rời TP” - ông Bình bộc bạch.
TạiquậnGòVấp,côLêThụy
Phượng Linh, Hiệu trưởng
TrườngTiểu học LêVănThọ,
chobiết việc tuyển sinhvào lớp
1 năm nay không quá áp lực.
Toàn trường có 298 HS, bảy
lớp 1 đều học hai buổi/ngày,
sĩ số 40-42 HS/lớp.
Là một trong những trường
luôn nóng về tuyển sinh đầu
cấp với sĩ số HS khá đông,
năm học 2023-2024, HS lớp
1 Trường Tiểu học An Hội
(quận GòVấp) cũng hạ nhiệt.
Đại diện trường cho biết
đây là năm thứ tư trường
thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông 2018, cũng là
năm đầu tiên trường đạt được
tỉ lệ 100%HS lớp 1 được học
hai buổi/ngày với 15 lớp, sĩ
số khoảng 44 em/lớp.
Tương tự, bà Huỳnh Thị
TuyếtHoa,HiệutrưởngTrường
Tiểu học Lê Văn Thọ (quận
12), cho biết năm nay sĩ số
HS lớp 1 khá dễ thở.
“Trường có 18 lớp 1 với
sĩ số 45 em/lớp, trong khi
đó năm 2022 là 50 em/lớp.
Sĩ số ít hơn, công việc của
các cô đỡ áp lực hơn, vì thế
có nhiều thời gian chăm sóc
cho các con” - bà Hoa nói.
Đối với các quận nội thành,
ít bị ảnh hưởng bởi áp lực
tăng dân số cơ học, năm học
này sĩ số HS/lớp rất thấp. Tại
quận 10, sĩ số HS/lớp khoảng
31-32 em và 100% tổ chức
học hai buổi/ngày nhưTrường
Tiểu học Triệu Thị Trinh, chỉ
có 153 em với 6 lớp 1, mỗi
lớp sĩ số khoảng 22-23 em.
Nỗ lực giảm sĩ số
học sinh/lớp
Liên quan đến vấn đề này,
ôngTrịnhVĩnhThanh,Trưởng
phòngGD&ĐTquậnGòVấp,
cho biết khi mới bắt đầu thực
hiện tuyển sinh, địa phương
đánh giá khá căng thẳng. Tuy
nhiên, khi tuyển sinh “giảm
nhiệt”, nhiều trường tuyển
không đủ chỉ tiêu.
CũngtheoôngThanh,tỉlệHS
không nhập học cũng đáng kể.
Lýdođượcôngđưaralàcácem
có thể đã về quê cùng cha mẹ,
chọnhọc trườngngoài công lập
và một số em nộp hồ sơ tuyển
sinh tại các địa phương khác.
“Việc giảm số HS đầu cấp
là tín hiệu đáng mừng, giúp
các trường thực hiện tốt
chương trình giáo dục phổ
thông 2018” - ông Thanh nói.
Tuy nhiên, HS đầu cấp
giảm đã ảnh hưởng đến việc
thực hiện chương trình tích
hợp tại một số trường tiểu
Đời sống xã hội -
Thứ Tư30-8-2023
Nămhọc 2023-2024, học sinh đầu cấp bậc tiểu học tại TP.HCMgiảmđã giúp các trường kéo giãn sĩ số,
tăng tỉ lệ học hai buổi/ngày.
học, đặc biệt đối với những
địa bàn có dân số ít.
Hiệu trưởng một trường
tiểu học tại quận nội thành
cho biết quy định để mở lớp
theo chương trình tiếng Anh
tích hợp là phải đảm bảo
35 HS/lớp. “Tuy nhiên, năm
nay tình hình khá đặc thù. Số
lượng HS giảm nên thiết nghĩ
sĩ số theo mô hình lớp học này
cũng nên linh động theo từng
thời điểm để phù hợp với tình
hình, có thể điều chỉnh dao
động 30-35 HS/lớp” - vị này
nói thêm.
Tiêu điểm
Việc kéogiãn sĩ số sẽ là cơhội
để trường thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông mới
một cách thuận lợi hơn.
Ông
VÕ PHƯƠNG BÌNH
,
Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền,
quận Bình Tân
Theo Sở GD&ĐT, đến nay
tỉ lệ học hai buổi/ngày đối với
bậcmầmnon và cấpTHPTcơ
bản đã đáp ứng đượcmục tiêu
phấn đấu 100%. Tuy nhiên,
thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông 2018, mục tiêu
phấn đấu 100%HS được học
hai buổi/ngày gặp nhiều khó
khăn, áp lực lớn nhất tập trung
tại bậc tiểu học và cấp THCS.
Hiện nay, toàn TP, tỉ lệ này
chưa đạt (tỉ lệ chung cảTP, bậc
tiểuhọcđạt 80,66%, cấpTHCS
đạt76,03%).Nhiềuquận,huyện
có tỉ lệ HS học hai buổi/ngày
thấp (dưới 50%) như bậc tiểu
học ở quận 12, quận Tân Phú,
quận Bình Tân; cấp THCS ở
quận 12, quận Tân Bình.
Nămhọc 2023-2024, ngành
GD&ĐTTP vẫn tiếp tục đảm
bảo100%conemsinhsốngtrên
địa bàn có đủ chỗ học. Thực
hiện mục tiêu phấn đấu giảm
sĩ số HS/lớp theo điều lệ và
tăng tỉ lệ học hai buổi/ngày.•
Trường học cần đảm bảo khung thời
gian mỗi ngày như sau:
Đối với các lớp học hai buổi/ngày:
+ Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi
sáng từ 7 giờ 30 trở đi và không trễ hơn 7
giờ 45.
+ Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi
chiều không sớm hơn 14 giờ.
- Đối với các lớp học một buổi/ngày:
+ Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi
sáng trong khoảng từ 7 giờ 15 đến 7 giờ 30.
+ Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi
chiều trong khoảng từ 12 giờ 45 đến 13 giờ.
- Thời gian ra chơi của mỗi buổi học (kể cả
tập thể dục) không ít hơn 30 phút.
Sở GD&ĐT TP.HCM
Trường tiểu học vào học trễ nhất lúc 7 giờ 45
Năm học 2023-2024,
ngành GD&ĐT TP
thực hiện mục tiêu
phấn đấu giảm sĩ
số học sinh/lớp theo
điều lệ và tăng tỉ lệ
học hai buổi/ngày.
Ngànhgiáodục nghiên cứu, đề xuất về thunhập củagiáo viên
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (quận 10) trong ngày tựu trường. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn Văn Nên vừa có buổi
làm việc với UBND TP, Ban Tuyên giáo Thành ủy và lãnh đạo
Sở GD&ĐT TP về việc chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024.
Tại buổi làm việc, Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu ngành
giáo dục TP tập trung các nhiệm vụ trọng tâm của năm học
2023-2024 như sau:
Tiếp tục rà soát, chuẩn bị chu đáo cho năm học mới, đặc
biệt là các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, trường lớp,
sách giáo khoa. Ngành giáo dục phải đảm bảo điều kiện môi
trường học tập, sinh hoạt, đi lại… từ vệ sinh, an toàn giao
thông, giao tiếp lành mạnh, thân thiện…, đảm bảo an toàn
cho (học sinh) HS, phụ huynh an tâm khi cho con em đến
trường. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến HS khó khăn.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách về thu nhập, điều kiện làm
việc thu hút giáo viên các môn học đặc thù còn thiếu như âm
nhạc, mỹ thuật, tin học và tiếngAnh ở bậc tiểu học để triển
khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018; thu hút
nhân viên y tế và thực hiện đúng chức năng chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe, bảo vệ môi trường vệ sinh cho HS trong nhà trường.
Tiếp tục xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh một
cách bài bản, gắn với từng việc làm cụ thể, bao trùm trong
mọi hoạt động của nhà trường, gắn liền với môi trường học
tập, sinh hoạt và rèn luyện cho HS. Ngành giáo dục phải
quan tâm nhiều hơn nữa đến môi trường văn hóa trong giáo
dục. Nâng cao chú trọng xây dựng hoạt động giáo dục đạo
đức làm người, ngăn nắp, kỷ luật, nói lời hay làm việc tốt,
tùy theo lứa tuổi triển khai thật tốt năm điều Bác Hồ dạy để
tạo ra một thế hệ công dân TP vừa có đức vừa có tài.
Năm học mới, ngành giáo dục quan tâm hơn nữa đối với
HS gặp rối loạn phát triển, khó khăn trong giao tiếp và tương
tác xã hội; HS hòa nhập, chuyên biệt. Các em có thể gặp khó
khăn về thể chất, tinh thần, học tập…Do đó, ngành cần có
những giải pháp thiết thực để giúp các em hòa nhập với cộng
đồng, phát huy tối đa khả năng của mình.
Xây dựng chương trình giáo dục, môi trường học tập phù
hợp với từng đối tượng HS, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của phụ huynh và cộng đồng về giáo dục hòa nhập,
chuyên biệt giúp xóa bỏ định kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho
HS hòa nhập, chuyên biệt hòa nhập với cộng đồng. Gia đình,
cộng đồng cần được phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong
việc giáo dục HS hòa nhập, chuyên biệt để tạo thành một hệ
thống hỗ trợ toàn diện cho các em.
NGUYỄN QUYÊN
Thầy Trần Văn
Ninh, giáo viên
Trường THCS
NgôQuyền
(quận Tân Bình),
phổ biến nội quy
lớp học trong
ngày tựu trường.
Ảnhminh họa:
NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook