195-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư30-8-2023
Tiêu điểm
(Tiếp theo trang 1)
Cách mạng công nghiệp
4.0 bùng nổ và tác động
đến hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin, khoa
học kỹ thuật vào các lĩnh vực
của đời sống xã hội đang trở thành một xu thế tất
yếu và mang tính toàn cầu với mục tiêu thuận lợi,
nhanh chóng, giảm thời gian, chi phí, nhân lực. Do
đó, việc áp dụng công nghệ thông tin, tiến đến số hóa
sổ hộ tịch là một nhu cầu mang tính cấp thiết. 
Việc số hóa sổ hộ tịch giúp thiết lập hệ thống thông tin
hộ tịch điện tử thống nhất, đồng bộ, thông suốt giữa các
cơ quan đăng ký hộ tịch liên tỉnh và cả quốc gia. Người
dân tham gia thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch,
công chức làm công tác hộ tịch không mất công tìm kiếm
sổ hộ tịch gốc như trước mà chỉ cần tra cứu dữ liệu trên
cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Điều này sẽ góp phần giảm
thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Số hóa sổ hộ tịch tích hợp đầy đủ các thông tin cá
nhân, giúp người dân thuận tiện hơn trong quá trình làm
việc, giải quyết các thủ tục pháp lý một cách hiện đại và
nhanh chóng. Theo đó, người dân không còn phải rơi
vào tình trạng “dở khóc dở cười” là mang cả núi giấy tờ
nhưng không có giấy tờ nào đáp ứng được yêu cầu. Bên
cạnh đó, việc số hóa sổ hộ tịch cũng góp phần xóa bỏ
sự lệ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu cấp trích
lục hộ tịch khi người dân có thể đề nghị cơ quan đăng
ký, quản lý hộ tịch ở bất cứ nơi nào thực hiện hoặc thực
hiện việc đăng ký trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhờ
đó, người dân có thể giảm đáng kể chi phí, thời gian
đi lại.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác số hóa
sổ hộ tịch và với bước đi tiên phong của TP.HCM, hy
vọng các địa phương khác tập trung cao độ cho việc số
hóa dữ liệu hộ tịch tại địa phương, bảo đảm theo đúng
kế hoạch của trung ương đã đề ra. Điều này cũng sẽ
góp phần rất lớn vào tiến trình xây dựng thành công
chính phủ điện tử - một chính phủ năng động, hiện đại,
lấy mục đích phục vụ nhân dân làm định hướng.
TS
CAO VŨ MINH
, Trường ĐH Kinh tế - Luật
(ĐH Quốc gia TP.HCM)
Sốhóa sổhộ tịch:Nhu cầumang tính cấp thiết
MINHCHUNG
K
ết thúc giai đoạn 1 việc số hóa
các loại sổ hộ tịch trên địa bàn
TP.HCM, Sở Tư pháp TP.HCM
đã có báo cáo, đưa ra các giải pháp
để có thể hoàn thành tốt việc số hóa
các loại sổ hộ tịch còn lại trong giai
đoạn tiếp theo.
Bốn khó khăn, vướng mắc
Theo báo cáo của Sở Tư pháp
TP.HCM, có bốn khó khăn, vướng
mắc trong công tác số hóa dữ liệu
hộ tịch.
Thứ nhất, hiện nay còn 355.350
dữ liệu số hóa sổ hộ tịch không
chuyển thành công lên hệ thống
thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch
của Bộ Tư pháp do dữ liệu ở trạng
thái “chưa kiểm tra trùng dữ liệu”,
“trùng dữ liệu”, một số dữ liệu ở
trạng thái “cho phép chuyển” nhưng
cũng không chuyển được chưa rõ
nguyên nhân.
Thứ hai, hệ thống thông tin quản
lý đăng ký hộ tịch thường xuyên bị
chậm, từ chối truy cập, dữ liệu hiển
thị không đầy đủ, không trích xuất
dữ liệu in ra phôi theo mẫu quy
định nên nhiều trường hợp chưa
giải quyết được ngay yêu cầu của
người dân, mất nhiều thời gian tra
cứu, chỉnh sửa nội dung bản sao
trích lục.
Thứ ba, theo Điều 27, Điều 46
Số hóa dữ liệu hộ tịch
ở TP.HCM - Bài cuối
TP.HCM sẽ
phát triển
hệ sinh thái
dữ liệu mở
Sở Tư pháp TP.HCMkiến nghị cho phép
đơn vị quản lý dữ liệu tự điều chỉnh sai sót
dữ liệu domình quản lý so với hồ sơ giấy
mà không cần phải chờ cấp trên cho phép.
Để công việc "thuận buồm xuôi gió"
Cần mở tiện ích cập nhật tự động việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ
sung hộ tịch thực hiện tại nơi cư trú. Cho phép đơn vị quản lý dữ liệu tự
điều chỉnh sai sót dữ liệu domình quản lý so với hồ sơ giấy mà không phải
chờ cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp trên cho phép.
Sở đề nghị được Bộ Tư pháp hỗ trợ triển khai thí điểm việc cấp bản điện
tử giấy tờ hộ tịch tại TP.HCM theo quy định tại Thông tư 01/2022 ngày 4-1-
2022 của Bộ Tư pháp.
Đồng thời, BộTư pháp hướng dẫn việc cấp bản sao giấy tờ hộ tịch không
phụ thuộc vào nơi đăng ký, nơi cư trú của người yêu cầu, nơi lưu trữ sổ hộ
tịch theo quy định của Nghị định 87/2020 đối với dữ liệu hộ tịch của các
địa phương trong cả nước có trên hệ thống thông tin đăng ký và quản lý
của Bộ Tư pháp.
Ông
NGUYỄNVĂNVŨ
, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
Giảm các loại giấy tờ
hộ tịch phải nộp
Sở Tư pháp đã trình UBND TP.HCM
chỉ đạo và tổ chức việc cấp bản sao
giấy tờ hộ tịch bản giấy, bản điện tử,
thực hiện việc tái cấu trúc, giảm các
loại giấy tờ hộ tịchmà người dân phải
nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
Từ đó sẽ giảm thời gian và chi phí
thực hiện thủ tục hành chính, tạo
điều kiện đẩy mạnh đăng ký hộ tịch
trực tuyến.
Còn 355.350 dữ liệu số
hóa sổ hộ tịch không
chuyển được lên hệ thống
thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch của Bộ
Tư pháp do ở trạng thái
“chưa kiểm tra trùng dữ
liệu”, “trùng dữ liệu”…
Luật Hộ tịch, cá nhân có thể được
đăng ký thay đổi, cải chính, bổ
sung hộ tịch tại nơi đã đăng ký hộ
tịch trước đây hoặc nơi cư trú. Tuy
nhiên hiện nay, trên các phần mềm
quản lý hộ tịch, khai sinh điện tử
đều không cập nhật tự động vào sổ
đăng ký khai sinh việc đăng ký thay
đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch được
thực hiện tại nơi cư trú (mà không
phải là nơi đăng ký ban đầu).
Thứ tư, theo điểm b khoản 1
Điều 12 Thông tư 01/2022 của Bộ
Tư pháp (quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Nghị
định 87/2020 về cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử (DLHTĐT) và đăng ký
hộ tịch trực tuyến), trường hợp phát
hiện thông tin của cá nhân trong cơ
sở DLHTĐT có sai lệch với hồ sơ
đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký
hộ tịch có trách nhiệm báo cáo cơ
quan quản lý cơ sở DLHTĐT cấp
trên thông qua chức năng tiện ích
trên phần mềm đăng ký, quản lý hộ
tịch điện tử dùng chung và chỉ được
điều chỉnh khi cơ quan quản lý cơ
sở DLHTĐT cấp trên cho phép. Khi
triển khai thực hiện quy định này
trên thực tế có một số bất cập sau:
Một là việc phải được cơ quan
quản lý cơ sở DLHTĐT cấp trên
cho phép điều chỉnh dữ liệu sai sót
làm gia tăng thêm thủ tục và thời
gian giải quyết thủ tục hành chính
và không cần thiết, vì cơ quan đăng
ký hộ tịch là nơi chịu trách nhiệm
về tính chính xác của dữ liệu hộ
tịch so với hồ sơ giấy mà mình
đang quản lý.
Đối với việc điều chỉnh dữ liệu
của Sở Tư pháp thì cơ quan quản
lý dữ liệu hộ tịch của Bộ Tư pháp
phải bố trí nhiều nhân lực và phương
tiện kỹ thuật để xử lý yêu cầu điều
chỉnh dữ liệu của 63 sở Tư pháp
trong cả nước.
Hai là hiện nay phần mềm chưa
cho phép Sở Tư pháp điều chỉnh
dữ liệu do mình quản lý.
Nền tảng quan trọng
trong công cuộc
chuyển đổi số
Theo Sở Tư pháp, lãnh đạo
TP.HCM và lãnh đạo quận, huyện,
TP Thủ Đức quan tâm sâu sắc về
tầm quan trọng của việc xây dựng
các cơ sở dữ liệu nền tảng tạo điều
kiện để thực hiện các chương trình
về chuyển đổi số của TP.HCM, trong
đó dữ liệu hộ tịch là dữ liệu hết sức
quan trọng và cấp thiết; đảm bảo
các điều kiện để đề án được triển
khai thành công.
Kế hoạch của UBND TP.HCM
về triển khai xây dựng kho dữ liệu
dùng chung và phát triển hệ sinh thái
dữ liệu mở của TP.HCM là cơ sở
pháp lý để Sở TT&TT, Sở Tư pháp,
UBND các quận, huyện triển khai
công tác đầu tư, tạo lập DLHTĐT
đối với sổ hộ tịch do mình lưu giữ.
Cạnh đó, công tác triển khai đã
nhận được sự quan tâm của lãnh
đạo Bộ Tư pháp, Cục Công nghệ
thông tin, Cục Hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực và có sự phối hợp, hỗ
trợ để TP.HCM tổ chức thực hiện.
Thêm nữa là Sở TT&TT, Sở Tư
pháp, UBND các quận, huyện, TP
Thủ Đức đã xây dựng được một cơ
chế phân công rõ ràng giữa đơn vị
quản lý về chuyênmôn (SởTư pháp)
và đơn vị quản lý về kỹ thuật tin học
(Sở TT&TT), phối hợp hiệu quả,
giải quyết nhanh chóng các vướng
mắc, phát sinh trong quá trình các
đơn vị triển khai thực hiện đề án tại
đơn vị mình.
Ngoài ra, cần thường xuyên thực
hiện công tác kiểm tra, đôn đốc,
kịp thời điều chỉnh các bất cập, tạo
được sự thống nhất trong kết quả
nhập liệu của các đơn vị, bảo đảm
dữ liệu được tích hợp vào cơ sở dữ
liệu hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý.
Cuối cùng là ngay sau khi hoàn
thành việc tạo lập dữ liệu số hóa sổ
hộ tịch, Sở Tư pháp, Sở TT&TT đã
đề xuất ngay các giải pháp nhằm
khai thác dữ liệu số hóa sổ hộ tịch
phục vụ người dân.•
Không còn cảnh xếp hàng dài chờ cấp giấy tờ hộ tịch. Ảnh: HỮUĐĂNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook