242-2023 - page 13

13
cho biết một tháng qua trạm
bị thiếu vaccine sởi, vaccine
bại liệt chỉ còn loại uống,
vaccine 5 trong 1 còn 10
liều. Chỉ vaccine viêm não
Nhật Bản đủ để tiêm cho trẻ
đến cuối năm.
Theo BS Tăng Phước
Quân, Trưởng TYT phường
1, quận 3, tình hình cung
ứng vaccine về trạm không
ổn định. Vaccine 5 trong 1
tiêm cho trẻ 2-3-4 tháng đã
hết khoảng hai tháng nay.
Những vaccine trong chương
trình tiêm chủng mở rộng
khác vẫn còn, đủ tiêm đến
cuối năm.
“Người dân đến TYT chủ
yếu tiêm các vaccine 5 trong
1, sởi, viêmnãoNhật Bản, bại
liệt. Vaccine nào hết thì trạm
tư vấn cho người dân đưa trẻ
ra ngoài tiêm dịch vụ nếu có
điều kiện. Bằng không, chúng
tôi nói họ để lại số điện thoại,
khi có vaccine trạm sẽ gọi” -
BS Quân chia sẻ. •
THẢOPHƯƠNG
C
hị NMT (38 tuổi, ngụ
quận Gò Vấp) đưa con
trai đến Trạm y tế (TYT)
phường 8, quận Gò Vấp để
tiêm vaccine sởi. Tuy nhiên,
bác sĩ thông báo vaccine này
đã hết cách đây một tháng,
đồng thời tư vấn cho chị nếu
có thể nên đưa con đi tiêm
dịch vụ sớm.
Người ráng chờ,
người mượn tiền
cho con tiêm dịch vụ
“Trước giờ tôi chỉ đưa bé
đến TYT vì chương trình
tiêm chủng mở rộng được
miễn phí. Giờ hết vaccine
tôi sẽ đợi, mong sớm có lại
để bé được tiêm đầy đủ, đảm
bảo sức khỏe” - chị T tâm sự.
Còn chị LTAV (32 tuổi,
ngụ quận 3) đưa con gái
đến TYT phường 1, quận
3 để tiêm vaccine 5 trong 1
(phòng các bệnh bạch hầu, ho
gà, uốn ván, viêm gan B và
viêm màng não mủ do Hib).
TYT cho hay đã hết vaccine
này khoảng ba tháng, không
biết khi nào có lại.
“Gia đình tôi đang khó
khăn nhưng để con được tiêm
đúng lịch, đủ mũi, tôi nghĩ
chắc phải mượn tiền đưa bé
đi tiêm vaccine dịch vụ cho
lẹ. Chờ cũng không biết khi
nào có nên lo trước cho yên
tâm” - chị V bày tỏ.
Đưa con trai đi tiêm ngừa
bệnh bạch hầu ở TYT xã Tân
Hiệp, huyện Hóc Môn nhưng
do hết vaccine nên chị LTMN
lại đưa bé về. “Bác sĩ nói hết
vaccine bạch hầu nhiều tháng
rồi, cả vaccine sởi, bại liệt
nữa…Khi nào có sẽ báo cho
người dân biết” - chị N nói.
Danh sách trẻ chờ tiêm
đã dài
Theo BS Nguyễn Thị Mai
Xuân, Trưởng TYT xã Tân
Hiệp, huyện Hóc Môn, trạm
đã hết vaccine sởi hơn tháng
nay, lần tiêm sởi gần nhất
cho trẻ là ngày 11-9. Vaccine
bại liệt cũng hết từ tháng 9.
Xã có 15 trẻ đang chờ
tiêm vaccine sởi, 16 trẻ chờ
tiêm vaccine bại liệt. Riêng
vaccine bạch hầu hết từ tháng
6 nên có tới 74 trẻ đang chờ
tiêm. Với vaccine 5 trong 1,
tháng 10 mới được cung ứng
năm liều, không đủ tiêm cho
trẻ. Hiện TYT còn vaccine
lao và viêm não Nhật Bản.
“Không phải ai cũng có
điều kiện cho con tiêm dịch
vụ. Những người khó khăn
sẽ được TYT đưa vào danh
sách chờ vaccine 5 trong 1,
khi có vaccine trạm sẽ chủ
động mời người dân đưa trẻ
đến tiêm. Chúng tôi mong
sớm có vaccine vì danh sách
trẻ chờ tiêm đã dài” - BS
Xuân nói.
BSTrầnHoàngHà, Trưởng
TYTphường 8, quậnGòVấp,
Người dân
đưa trẻ đến
Trạmy tế
phường 8,
quậnGò
Vấp để tiêm
vaccine
trong
chương trình
tiêmchủng
mở rộng.
Ảnh: CTV
Nguy cơ dịch bệnh quay lại
Thiếu vaccine trong thời giandài dẫnđếnnhiều trẻ không
được tiêm đủ liều, đúng lịch khiến khả năng miễn dịch của
trẻ kém đi, dễ mắc bệnh. Từ đó có nguy cơ bùng dịch.
Chẳng hạn viêm gan B, nếu trẻ không được tiêm đủ liều
miễn dịch cộng đồng sẽ không hiệu quả, vài năm sau dịch
sẽ lây lan hơn. Bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, nếu không
có đủ vaccine, trẻ tiêm không đủ tỉ lệ sẽ dẫn đến không đủ
miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh.
BS
TRƯƠNG HỮU KHANH
,
nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV
Nhi đồng 1
Chủ động phòng ngừa cho trẻ
Nếu không được tiêm vaccine đủ liều, trẻ sẽ không có
kháng thể để phòng, chống các bệnh thông thường như
bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B... Đây là
các bệnh trong những năm đầu đời của trẻ.
Đểphòngngừadịchbệnh cho trẻ, nên cho trẻbúmẹhoàn
toàn, giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh môi trường, giữ khoảng
cách an toàn cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh
cảmcúm…Tuy có thể tự phòng ngừa nhưng nếu không có
vaccine trong thời gian quá dài, dịch bệnh có thể sẽ quay lại.
BS CKII
NGUYỄN MINH TIẾN
,
Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP
Tiêu điểm
“Chúng tôi mong
sớm có vaccine vì
danh sách trẻ chờ
tiêm đã dài.”
BS
Nguyễn Thị Mai Xuân
Kỹ thuật mới giúp bệnh nhân ung thư
không đau
Ngày 24-10, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định,
TP.HCM cho biết BV vừa áp dụng kỹ thuật diệt đám
rối thần kinh hạ vị trong điều trị ung thư nhằm giúp
người bệnh không đau.
Trước đó, BV tiếp nhận bà VNT (47 tuổi, ngụ
TP.HCM) trong tình trạng đau đớn, kiệt quệ, ăn uống
kém do ung thư đại tràng. Bà T cho biết cơn đau do
ung thư đại tràng gây ra lan đến vùng xương chậu.
Mặc dù đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, thậm
chí cả morphin (một dạng thuốc giảm đau liều mạnh)
nhưng cơn đau vẫn không thể kiểm soát. Cơn đau lan ra
vùng xương chậu và vùng đáy chậu khiến bà T không
thể làm những công việc đơn giản. Cơn đau còn lan
đến đùi và bắp chân khiến bà T khó di chuyển.
Sau khi thăm khám và đánh giá các xét nghiệm, kể cả
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính vùng bụng chậu, các bác
sĩ thống nhất thực hiện hai kỹ thuật điều trị cùng lúc.
Cụ thể, can thiệp tắc mạch khối u và can thiệp diệt
đám rối thần kinh hạ vị để vừa khống chế bướu di căn
vừa giải quyết cơn đau cho bà T. Sau đó, các bác sĩ sẽ
bơmmột lượng thuốc phù hợp vào các kim nhỏ. Thuốc
sẽ tác động tức thì đến thần kinh dẫn truyền cảm giác
đau và triệt tiêu các dẫn truyền này.
Hiện bà T không còn cảm giác đau đớn, đã có thể
xoay trở người, đứng dậy đi lại và ngủ ngon. Theo
TS-BS Nguyễn Đình Luân, Phó Trưởng khoa Chẩn
đoán hình ảnh BV Nhân dân Gia Định, phương pháp
này có tác dụng giảm đau nhanh chóng và lâu dài, chi
phí cũng không quá cao.
TRẦN NGỌC
BộGD&ĐThướngdẫndạymôntíchhợp
Ngày 24-10, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn
tháo gỡ khó khăn trong dạy môn khoa học tự nhiên, lịch
sử và địa lý. Điểm khác của hướng dẫn lần này là Bộ
GD&ĐT có gợi ý kế hoạch dạy học của từng môn để
các địa phương thuận lợi, thống nhất trong triển khai.
Cụ thể, với môn khoa học tự nhiên gồm bốn mạch
nội dung: Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và
sự biến đổi, Vật sống, Trái đất và bầu trời, bộ đề nghị
các trường phân công giáo viên (GV) giảng dạy có
chuyên môn phù hợp với nội dung, theo mạch chương
trình. GV chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với
các GV khác để kiểm tra, đánh giá và thống nhất điểm
số của học sinh.
Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn đảm nhận dạy học từ hai mạch nội dung
hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện
từng bước; bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV
để bảo đảm chất lượng dạy học.
Với môn lịch sử và địa lý, có thể bố trí dạy hai phân
môn đồng thời. Việc kiểm tra, đánh giá cũng theo từng
phân môn lịch sử, địa lý và các chủ đề liên môn.
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ
được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân
môn. Nội dung bài kiểm tra, đánh giá định kỳ phù hợp
với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân
môn lịch sử và phân môn địa lý tính đến thời điểm
kiểm tra, đánh giá.
Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn
học ở mỗi lớp phối hợp với các GV cùng dạy học môn
học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào
sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.
Về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, bộ yêu cầu ưu
tiên phân công GV phụ trách theo từng chủ đề để thuận
lợi trong xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; hướng
dẫn và đánh giá học sinh trong quá trình trải nghiệm
theo yêu cầu cần đạt của chủ đề đó.
NGUYỄNQUYÊN
Một bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng kỹ thuật
mới giúp không đau. Ảnh: BVCC
Trướctìnhtrạngthiếuvaccine
trong chương trình tiêmchủng
mở rộng, cuối tuần qua UBND
TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ
Y tế kiến nghị sớm được phân
bố vaccine. Sở Y tế đã chỉ đạo
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
TP (HCDC) điều phối hợp lý
nguồn vaccine còn lại và triển
khai tiêmsớmnhất khi vaccine
được cung ứng.
Đời sống xã hội -
ThứTư25-10-2023
Vaccinetiêmchủngmởrộng
ở TP.HCMđang dần cạn
TP.HCM tiếp tục thiếu vaccine trong chương trình tiêmchủngmở rộng,
nhiều trẻ nằm trong danh sách chờ đã lâu nhưng chưa biết
khi nàomới được tiêm.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook