3
Thời sự -
ThứTư25-10-2023
bộ không còn
NHÓMPV
C
hiều24-10,Quốchội (QH)
đã bắt đầu thực hiện quy
trình lấy phiếu tín nhiệm
đối với các chức danh do QH
bầu và phê chuẩn.
Điều hành nội dung này,
Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ nêu rõ thực hiện Nghị
quyết 96/2023 về việc lấy
phiếu tín nhiệm, trong thời
gian qua, Ủy ban Thường
vụ QH đã tích cực triển khai
các nội dung công việc theo
tinh thần của nghị quyết, ban
hành và triển khai kế hoạch
tổ chức thực hiện lấy phiếu
tín nhiệm.
Ban Công tác đại biểu
(ĐB) đã gửi đến các ĐB tất
cả báo cáo của người được
lấy phiếu tín nhiệm theo quy
định. Bản kê khai tài sản, thu
nhập của từng chức danh
được lấy phiếu tín nhiệm
sẽ được gửi về từng đoàn
ĐBQH giám sát.
“Đến nay, Ủy ban Thường
vụ QH không nhận được báo
cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị
cử tri và nhân dân gửi đến
Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam, cũng như không
nhận được bất cứ ý kiến nào
của ĐBQH gửi đến Ủy ban
Thường vụ QH có liên quan
đến người được lấy phiếu
tín nhiệm” - Chủ tịch QH
cho hay.
Theo Chủ tịch QH, việc
lấy phiếu tín nhiệm là nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động giám sát của QH,
nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của bộ máy
nhà nước. Góp phần đánh
giá uy tín và kết quả thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn
được giao của người được
lấy phiếu tín nhiệm. Qua đó,
giúp các chức danh được QH
bầu, phê chuẩn thấy được
mức độ tín nhiệm của mình
để tiếp tục phấn đấu, rèn
luyện, nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm
cũng là cơ sở để các cơ quan
có thẩm quyền xem xét, quy
hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố
trí và sử dụng cán bộ. “Đây là
công việc hệ trọng, cần được
thực hiện theo đúng quy trình,
thủ tục chặt chẽ, đảm bảo dân
chủ, khách quan, công tâm,
công khai, minh bạch, đánh
giá đúng thực chất kết quả thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn và
phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống của người được lấy
phiếu tín nhiệm” - Chủ tịch
QH nhấn mạnh.
Sau đó, QHđã ngheTrưởng
ban Công tác ĐBNguyễn Thị
Thanh trình bày tờ trình về dự
kiến danh sách những người
được lấy phiếu tín nhiệm.
Theo bà Thanh, ngày
18-8-2023, Ủy ban Thường
vụ QH ban hành Kế hoạch
597 để triển khai công tác
tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
đối với người giữ chức vụ
do QH bầu hoặc phê chuẩn
tại kỳ họp thứ sáu này.
Theo Nghị quyết 96, hiện
có 49/50 người giữ các chức
danh do QH bầu hoặc phê
chuẩn phải lấy phiếu tín
nhiệm. Tuy nhiên, có năm
trường hợp thuộc diện không
lấy phiếu tín nhiệm đợt này
do được bầu, bổ nhiệm trong
năm lấy phiếu tín nhiệm.
Năm trường hợp này gồm
Chủ tịchnướcVõVănThưởng,
Phó Thủ tướng Trần Hồng
Hà, Phó Thủ tướng Trần
Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ
TN&MTĐặng Quốc Khánh,
Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của QH
Lê Quang Mạnh.
Sau khi nghe tờ trình, QH
biểu quyết thông qua danh
sách 44 người được lấy phiếu
tín nhiệm và thảo luận tại
đoàn về các vấn đề liên quan
đến việc lấy phiếu tín nhiệm.
Vào phiên làm việc sáng
nay (25-10), Ủy ban Thường
vụ QH sẽ báo cáo kết quả
thảo luận tại đoàn về các
vấn đề liên quan đến việc lấy
phiếu tín nhiệm. Sau đó, QH
sẽ thành lập Ban kiểm phiếu
và lấy phiếu tín nhiệm bằng
hình thức bỏ phiếu kín.
Chiều cùng ngày, sau khi
công bố kết quả kiểm phiếu,
QH sẽ biểu quyết thông qua
nghị quyết xác nhận kết quả
lấy phiếu tín nhiệm đối với
những người giữ chức vụ do
QH bầu, phê chuẩn.
Mời độc giả quét mã tại
đây để theo dõi danh sách
44 người giữ các chức danh
do QH bầu, phê chuẩn được
lấy phiếu tín nhiệm.
•
Kết quả biểu quyết thông qua danh sách lấy phiếu tín nhiệmđối với 44 chức danh
doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Ảnh: QH
Quốc hội bắt đầu
quy trình lấy phiếu tín
nhiệmvới 44 chức danh
Quốc hội đã thông qua danh sách 44 người được
lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này với đa số đại biểu
biểu quyết tán thành.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Phạm Thị Thanh Trà cho hay hệ thống
bảng lương mới được xây dựng theo vị trí
việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản
lý, thay cho bảng lương theo hệ số tồn tại
từ năm 2004. “Qua bốn lần cải cách tiền
lương, tôi thấy chưa có lần nào chính sách
tiền lương đồng bộ, toàn diện, căn bản như
lần này. Đây là một chính sách tiền lương
mới rất tiến bộ, công bằng, thật sự hài hòa
và hợp lý” - bà nhấn mạnh.
Thông tin thêm, bộ trưởng cho hay
theo chính sách tiền lương mới này, có
36 đơn vị của một số ngành không còn
được hưởng chính sách lương đặc thù nữa.
Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị quyết 27,
những cơ quan có chính sách lương đặc
thù sẽ được bảo lưu, nghĩa là không tăng
thêm nhưng không giảm đi. Điều này là để
hướng đến sự công bằng với người hưởng
lương.
Bà Phạm Thị Thanh Trà cũng lưu ý
nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương
mới thực hiện từ ngày 1-7-2024, sau năm
2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá và
tăng GDP và chỉ đảm bảo đến năm 2026.
“Sau năm 2026, nếu không nỗ lực thì khó
thực hiện tiếp chính sách tiền lương mới”
- bà Trà nói.
Để có nguồn thực hiện chính sách cải
cách tiền lương bền vững, bộ trưởng lưu ý
cần tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên
chế để giảm số người hưởng lương từ ngân
sách...
NHÓM PHÓNG VIÊN
sử dụng cán bộ xem xét,
quyết định cho thực hiện
trong phạm vi thẩm quyền
quyết định theo quy định
của pháp luật. “Rõ ràng
ở đây còn có vướng mắc,
bất cập khi thể chế hóa chủ
trương của Đảng” - bà Hạnh
nhận định.
Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng thì cho rằng xử
lý trách nhiệm trong xây
dựng pháp luật chưa thực
hiện được. Điều này khác
với việc cán bộ bị xử lý rất
nặng khi làm sai, nói sai chủ
trương, đường lối.
Dẫn trường hợp BLHS
2015 khi QH “nhấn nút
thông qua xong không thực
hiện được”, QH phải ra Nghị
quyết đặc biệt để dừng thực
hiện BLHS đó, áp dụng theo
BLHS cũ, Chủ tịch nước nói
đó như là một sự cố trong
lập pháp của lịch sử nước ta
nhưng mà khóa XII xem xét,
kiểm điểm mãi, cũng không
biết trách nhiệm là từ đâu.
Chủ tịch nước cũng đồng
tình cán bộ né tránh, sợ trách
nhiệm là khuyết điểm nhưng
“cán bộ sợ sai” thì đúng. “Làm
mà không sợ sai mới chết.
Nhưng mà sợ sai để mình
làm kỹ hơn, sợ sai để mình
nghiên cứu pháp luật đầy đủ
hơn, sợ sai để mình cân nhắc
trước sau lợi hại đến quốc
kế dân sinh trước khi mình
quyết định là một phẩm chất
cần thiết của cán bộ” - Chủ
tịch nước lưu ý.
Ở góc độ khác, Chủ tịch
QH Vương Đình Huệ cho
rằng cả Chính phủ và Ủy ban
Thường vụ QH đã tập trung
rà soát pháp luật. Kết quả rà
soát của hai bên đã giải đáp
được vấn đề “không làmđược
cái gì thì tất cả đều đổ cho
thể chế hết là không đúng”. •
Quan sát nghị trường
Sợ sai sao cho…đúng?
Chuyện cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm lại được các
đại biểu Quốc hội (QH) đề cập ở thảo luận tổ ngày 24-10.
Không còn những phát ngôn kiểu “thà đứng trước hội
đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” như ở
kỳ họp trước, thảo luận lần này trực diện hơn, đi vào bản
chất.
Sợ, né tránh trách nhiệm gần như bị phê phán, còn sợ
sai, như phân tích của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, lại
là đúng.
Nhưng sợ sai sao cho… đúng cũng là một vấn đề. Nếu
sợ sai mà không làm thì… lại sai. Còn sợ sai đúng thì
phải là “để mình làm kỹ hơn, sợ sai để mình nghiên cứu
pháp luật đầy đủ hơn, sợ sai để mình cân nhắc trước sau,
lợi hại đến quốc kế dân sinh trước khi quyết định”, như
Chủ tịch nước nói.
Nhưng vấn đề là, như Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh
Tiến Dũng bảo, thực tế trên cả nước cứ “chiếu” pháp luật
vào là sai. Nhiều phân tích đã chỉ ra là: Có khi theo luật
này thì đúng, theo luật kia thì lại sai; theo văn bản dưới
luật này thì hợp lý, theo văn bản pháp luật kia thì vô lý.
Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường thì nêu: “Hai
văn bản khác nhau thì khi vận dụng cái này thì có nội
dung sai so với cái kia. Cơ quan pháp luật vào nói áp
dụng sai thì anh em không dám làm đâu”. Ông Cường đề
xuất Chính phủ hướng dẫn xem trường hợp như vậy thì
nên áp dụng văn bản nào… thông thoáng nhất.
Nhưng có phải tất cả là tại luật không? Chủ tịch
QH Vương Đình Huệ thông tin rằng: Cả Chính phủ và
Thường vụ QH đã tiến hành rà soát chồng chéo, mâu
thuẫn giữa các văn bản pháp luật. “Kết quả của hai bên
đều chứng minh: Những ý kiến cho rằng do sợ sai, không
làm được, vướng mắc cái này, cái kia mà đổ hết cho hệ
thống pháp luật là không đúng”.
Nhưng Chủ tịch QH cũng nói: Đổ hết cho cả khâu thực
hiện cũng không đúng. Chuyện mâu thuẫn pháp luật có
thể dẫn đến sai là vấn đề “lịch sử”. Ông nói: “Những cái
như các đồng chí nêu không phải do luật, thuộc về lịch
sử lâu lắm rồi, có việc nọ, việc kia, giờ áp dụng như thế
nào?”.
Vậy xử lý câu chuyện này thế nào? Chủ tịch QH nói:
Cần quyết sách của cấp có thẩm quyền. Đề án để xử lý
các vấn đề này thì Chính phủ đã trình cấp có thẩm quyền
nhưng được yêu cầu làm lại. Điều may mắn là đề án
đó được đánh giá là “rất tâm huyết, trách nhiệm, công
phu…”.
Nếu đề án hoàn thiện, được thể chế hóa, có lẽ sau này
không cần phải bàn chuyện “sợ sai sao cho… đúng”.
CHÂN LUẬN