16
Quốc tế -
Thứ Tư25-10-2023
Tiêu điểm
Xung đột Israel - Hamas chứng kiến nhiều diễn biến nguy
hiểm, vẫn chưa thấy có dấu hiệu hạ nhiệt dù nhiều nỗ lực
ngoại giao đang diễn ra đồng thời.
Ngày 23-10, lực lượng Phòng vệ Israel tiếp tục tấn công
Dải Gaza, nhắm đến các mục tiêu Hamas. Hàng chục chiến
binh Hamas và nhiều chỉ huy cấp cao thiệt mạng. Israel cho
biết đã tiêu diệt năm chỉ huy Hamas kể từ khi xung đột nổ ra
vào ngày 7-10, theo đài
CNN
. Hamas chưa phản hồi tuyên
bố này.
Về phía Hamas, ngày 23-10, nhóm này đã thả thêm hai
con tin “vì lý do nhân đạo”, là hai phụ nữ lớn tuổi người
Israel. Trước đó, ngày 20-10, Hamas đã thả hai con tin người
Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết Israel
đang chuẩn bị phát động chiến dịch đa mặt trận nhắm vào
Hamas từ trên không, trên bộ và trên biển, theo
CNN
. Tổng
tham mưu trưởng Israel Herzi Halevi cho biết lực lượng Lục
quân nước này đang chuẩn bị rất tốt cho khả năng đổ bộ vào
Dải Gaza, theo tờ
The Times of Israel
.
Israel đã nói về khả năng đổ bộ Dải Gaza từ những ngày
đầu xung đột nhưng tới thời điểm này vẫn chưa chính thức
phát động. Lý giải chuyện này, ông Halevi nói rằng các chỉ
huy Israel cần thêm thời gian để cân nhắc về chiến thuật,
chiến lược và các lực lượng cũng cần được chuẩn bị tốt hơn.
Dải Gaza chứng kiến hơn 5.000 người chết và hơn 15.000
người bị thương từ ngày 7-10, theo Bộ Y tế chính quyền
Palestine tại Bờ Tây. Viện trợ nhân đạo tiếp tục vào Dải Gaza
qua cửa khẩu Rafah, với thêm 20 xe tải chở hàng viện trợ
sang Dải Gaza trong ngày 23-10. Từ ngày 21-10, mỗi ngày
cửa khẩu Rafah đều mở một thời gian ngắn để khoảng 15-20
xe chở hàng viện trợ sang Dải Gaza. Phía Liên hợp quốc cho
biết lượng viện trợ ít ỏi này không thấm vào đâu so với nhu
cầu của 2,3 triệu dân Gaza.
Nhiều bệnh viện đã phải đóng cửa vì thiếu nguồn lực. Các
bệnh viện còn mở cửa phải hoạt động hơn 150% công suất,
theo Bộ Y tế chính quyền Palestine. Nhiều ca phẫu thuật
được tiến hành mà không gây mê, thậm chí dưới ánh sáng
đèn điện thoại vì thiếu thuốc men và mất điện.
Liên minh châu Âu đang bàn về đề xuất kêu gọi Israel và
Hamas ngừng bắn nhân đạo, theo hãng tin
AFP
, song vấp
phải ý kiến bất đồng từ nhiều nước thành viên. Trong khi đó,
Mỹ cảnh báo lệnh ngừng bắn sẽ có lợi cho Hamas.
Nguy cơ xung đột lan rộng vẫn đáng ngại. Trong ngày
23-10, Israel nã tên lửa và tấn công bằng máy bay không
người lái (UAV) nhắm vào nhóm vũ trang Hồi giáo
Hezbollah ở miền Nam Lebanon, theo
The Times of Israel
.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ tham gia cuộc họp
cấp bộ trưởng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình ở
Trung Đông, theo
CNN
.
ĐĂNG KHOA
Việc loạt ngân hàng trung ương gần đây quyết định giữ nguyên lãi suất là dấu hiệu cho thấy
chuỗi tăng lãi suất sắp dừng lại, theo giới quan sát.
Chuỗi tăng lãi suất sắp dừng lại
và quay đầu?
CHÍTHANH
T
rong các cuộc họp chính
sách hồi tháng 9, các
ngân hàng trung ương
lớn nhưCục Dự trữ Liên bang
Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung
ươngAnh (BoE), Ngân hàng
Trung ương Nhật (BOJ) và
Ngân hàng Trung ương Thụy
Sĩ (SNB) đều quyết định giữ
nguyên mức lãi suất.
Điều này khiến giới quan sát
tin rằng khả năng cao chuỗi
tăng lãi suất đang dần bước
vào giai đoạn kết thúc, theo
tờ
Financial Times
.
Giới quan sát nhận định sau
khoảng thời gian dài tăng lãi
suất để chống lạm phát, các
ngân hàng trung ương đã đạt
được một số kết quả khả quan
như giảm đáng kể lạm phát ở
hầu hết nền kinh tế, giá cả thị
trường dần ổn định...
Theo đó, giới quan sát dự
đoánrằngkhảnăngcaocácngân
hàng trungương sẽ không tăng
lãi suất tại các cuộc họp chính
sách tháng 10 (dự kiến diễn
ra đồng loạt vào cuối tháng),
đồng thời sẽ sớmngừng chính
sách tăng lãi suất vì cho rằng
tiếp tục làmđiều này sẽ gây áp
lực lên thị trường tài chính và
ảnh hưởng việc phát triển của
doanh nghiệp.
Lý do nào loạt
ngân hàng lớn không
tăng thêm lãi suất?
Tháng trước, Chủ tịch Fed -
ôngJeromePowellchorằngvới
đà tăng trưởng ổn định từ các
nền kinh tế lớn, các ngân hàng
trungươngcầngiữnguyênmức
lãi suất hiện tại trong thời gian
Giới quan sát tin
rằng khả năng cao
chuỗi tăng lãi suất
đang dần bước vào
giai đoạn kết thúc.
“Để tránh các tác động tiêu
cực của lãi suất tới nền kinh tế,
các ngân hàng trung ương có
thể xem xét nới lỏng mục tiêu
lạm phát từ 2% lên mức 3%” -
chuyên gia AdamPosen thuộc
Viện Kinh tế quốc tế Peterson
(Anh) đề xuất.
Các nước phát triển chống lạm phát
tới đâu?
Nhìn chung, tỉ lệ lạm phát ở các nước phát triển đang tiếp
tục xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao hơn mục tiêu 2%mà
các ngân hàng trung ương đề ra.
Theo tờ
The Guardian
, lạmphát lõi (không tính năng lượng
và lương thực) tại Mỹ trong tháng 9 là 4,3% so với cùng kỳ
năm ngoái và giảm 0,2% so với tháng 8. Giới quan sát cho
rằng Fed vẫn có khả năng tăng lãi suất thêmmột lần nữa vào
cuối năm nay nếu thị trường có “nhiều biến động”.
Theo đài
CNBC
, tại khu vực eurozone, tỉ lệ lạm phát trong
tháng 9 là 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,9% so
với tháng 8. Giải thích nguyên nhân lạm phát giảm nhanh,
ông Robert Holzmann, thành viên HĐQT ECB, nhận định giá
lương thực và năng lượng ổn định đã giúp lạm phát của khu
vực giảm nhanh.
So với cùng kỳ nămngoái, tỉ lệ lạmphát ở Anh trong tháng
9 là 6,7% (tăng 0,5% so với tháng 8). Theo ông Raoul Ruparel,
GiámđốcTrung tâmNghiên cứu phát triển Boston (Anh), tốc
độ kìmhãm lạmphát ở Anh diễn ra khá chậmnhưngmức lãi
suất hiện tại của Anh (5,25%) là hoàn toàn phù hợp với đà
kìm hãm lạm phát tại nước này.
Người dânmua sắmtại một siêu thị ở thủ đôWashington, D.C. (Mỹ). Ảnh: REUTERS
Israel giải thích chuyện chưađổ bộDảiGaza
Hai phụ
nữ lớn
tuổi người
Palestine
được
Hamas thả
ngày 23-10.
Ảnh:
LỮĐOÀN
ALQASSAM/
REUTERS
dài hơn để có thêm thời gian
đánh giá độ ảnh hưởng của lãi
suất tới thị trường tài chính và
đà tăng trưởng kinh tế.
Financial Times
dẫn lời
nhiều quan chức BoE rằng ở
Anh, việc duy trì mức lãi suất
hiện tại (5,25%) là cần thiết.
Theo các quan chức này, để
đẩy lùi lạm phát, thay vì tiếp
tục tăng lãi suất, BoE sẽ dừng
chu kỳ thắt chặt cho đến khi
cuộc chiến chống lạmphát đạt
được những tiến bộ nhất định.
Hơi khác việc phần lớn các
ngân hàng trung ương đồng
loạt giữ nguyên mức lãi suất
hồi tháng 9, Ngân hàngTrung
ương châu Âu (ECB) hôm
15-9 quyết định tăng lãi suất
thêm 0,25% (nâng tổng mức
lãi suất tại khu vực đồng tiền
chung châu Âu - eurozone lên
4,5%). Tuy nhiên, ECB cũng
phát tín hiệu sẽ ngừng tăng lãi
suất trong thời gian tới.
“Lạmphát khuvựceurozone
giảm đáng kể trong những
tháng gần đây. Đó là tín hiệu
cho thấy mức lãi suất hiện tại
là phù hợp và nếu nó được áp
dụng trong thời gian đủ dài,
chúng ta có thể sẽ thành công
trong việc kiểm soát lạm phát
và đưa nó về mức 2%” - ông
Philip Lane, chuyên gia kinh
tế tại ECB, nhận định.
Ông Richard Clarida từng
giữchức phó chủ tịchFed, hiện
làm việc tại Công ty quản lý
đầu tư trái phiếuPIMCO(bang
California,Mỹ) cho rằng động
thái giữ nguyên mức lãi suất
của các ngân hàng trung ương
cho thấy họ cần thời gian đánh
giá tác động sâu rộng của lãi
suất tới nền kinh tế.
“Các ngân hàng trung ương
lớn nhưFed, ECB, BoE sẽ phụ
thuộc vào dữ liệu giá cả thị
trường và đà tăng trưởng kinh
tế để đưa ra các quyết định tiếp
theo. Nếu giá cả thị trường và
đà tăng trưởng kinh tế cùng ổn
định, nhiều khả năng các ngân
hàng trungươngsẽkết thúcchu
kỳ tăng lãi suất, đồng thời bắt
đầu chính sách nới lỏng tiền tệ
trong năm sau” - ông Clarida
nhận định.
Liệu đã tới lúc
giảm lãi suất?
Đa số ngân hàng trên đều
nhấn mạnh đến việc lạm phát
ởhầuhết cácnướcphươngTây
có xu hướng giảm và cần giữ
bình tĩnh với chính sách tiền
tệ để tránh gây áp lực cho thị
trường tài chính nói riêng và
kinh tế thế giới nói chung, theo
Financial Times
.
“Chính sách tiền tệ của các
ngân hàng trung ương đã hoạt
độnghiệuquả trongnỗ lực kìm
hãmlạmphát. Nay lạmphát đã
giảm, khả năng cao các ngân
hàng sẽ sớm tiến tới một quyết
định quan trọng - kết thúc chu
kỳ tăng lãi suất và bắt đầu giai
đoạn nới lỏng tiền tệ” - bà
JenniferMcKeown, chuyêngia
kinh tế tại Công ty nghiên cứu
thị trường Capital Economics
(Anh), nhận định.
Bà McKeown còn dự đoán
khả năng cao 30 ngân hàng
trung ương lớn nhất thế giới
sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất
vào cuối quý IV-2023.
Trongkhi đó, các chuyêngia
kinh tế của
Financial Times
cho rằng các ngân hàng trung
ương vẫn chưa sẵn sàng tính
chuyện cắt giảm lãi suất vì họ
cần thêmnhiều dữ liệu để chắc
chắn rằng việc thay đổi chính
sáchlãisuấtsẽkhôngảnhhưởng
xấu tới đà tăng trưởng kinh tế.
Cùng ý kiến trên, bàMonica
Defend, người đứng đầuViện
Nghiên cứu kinh tế Amundi
(Pháp), cho rằng để tính tới
chuyện giảm lãi suất, các ngân
hàng trung ương cần các dữ
liệu cho thấy lạm phát giảm
mạnh ở nhiều khu vực. Bên
cạnh đó, các yếu tố như tốc
độ tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ
thất nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng
tới quyết định các ngân hàng
trung ương.•