6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư25-10-2023
NGỌC SƠN
N
gày 24-10, TAND tỉnh Quảng
Ninh tiếp tục xét xử sơ thẩmvụ
vi phạm quy định về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra
tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công
ty CP Tiến bộ Quốc tế (Công ty
AIC) và các đơn vị có liên quan.
Hành vi nguy hiểm
cho xã hội
Đại diện VKSND tỉnh Quảng
Ninh trình bày quan điểm luận tội
và đề nghị mức án đối với 16 bị cáo.
VKS nhận định cựu chủ tịchAIC
NguyễnThị ThanhNhàn là chủmưu,
cầm đầu và đề nghị HĐXX tuyên
phạt 10-11 năm tù về tội vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng.
Cùng tội danh, các bị cáo có vai
trò chính, giúp sức cho bà Nhàn là
Nguyễn Hồng Sơn (cựu phó tổng
giámđốcAIC) bị đề nghị 7-8 năm tù,
Trương Thị Xuân Loan (cựu trưởng
Ban quản lý dự án 3 AIC) 5-6 năm
tù, Nguyễn Thị Thu Phương (cựu
trưởng bộ phận thư ký tài chính
Ngày 24-10, TAND tỉnh Bình Dương tiếp tục xét xử năm
bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 162 tỉ đồng của
hàng trăm bị hại xảy ra tại Công ty Cổ phần Thương mại
dịch vụ xây dựng đầu tư và Phát triển địa ốc Bình Dương
City Land.
Năm bị cáo gồm Nguyễn Thanh Hùng (tổng giám đốc
Công ty Bình Dương City Land), Hoàng Anh Vui, Lê Văn
Công, Nguyễn Anh Khoa và Châu Lê Minh Vẹn.
Theo hồ sơ, từ tháng 5-2018 đến tháng 11-2019, năm bị
cáo đã thành lập Công ty Bình Dương City Land mua đất
nông nghiệp để thành lập dự án, phân lô bán cho người dân.
Bất chấp việc dự án không có giấy phép, các bị cáo vẫn
thuê hàng trăm nhân viên tự ý vẽ dự án “trên giấy” rồi
quảng cáo, rao bán với giá rẻ. Để tạo lòng tin, các bị cáo
tung tin dự án đã được cấp phép, đầy đủ hồ sơ pháp lý, đủ
điều kiện chuyển nhượng…
Đặc biệt, tại các khu đất, các bị cáo còn thuê máy móc
san ủi mặt bằng để người dân tin tưởng chồng tiền mua đất.
Hậu quả, 386 người đã mua 456 lô đất tại bảy dự án do
các bị cáo vẽ dự án “trên giấy”. Tổng số tiền các bị cáo
chiếm đoạt là hơn 162 tỉ đồng.
Trình bày quan điểm luận tội, VKS nhận định các bị cáo
đủ điều kiện nhận thức về các hành vi vi phạm pháp luật
nhưng vẫn cố tình đưa thông tin gian dối để chiếm đoạt tài
sản của các bị hại. Hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm
cho xã hội với mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
Các bị cáo phạm tội có tổ chức, phân công vai trò rõ
ràng. Các bị cáo đều phạm tội nhiều lần. Trong đó, bị cáo
Hùng là người cầm đầu, chỉ đạo, các bị cáo còn lại giúp sức
tích cực.
VKS đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Hùng 17-18 năm tù, Vui
16-17 năm tù, Công 13-14 năm tù, Khoa từ 12 năm sáu tháng
đến 13 năm sáu tháng tù, Vẹn 12-13 năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Về trách nhiệm dân sự, buộc các bị cáo
phải liên đới bồi thường cho các bị hại số tiền đã chiếm đoạt.
Trước đó, tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, các bị cáo cho rằng không có ý định lừa đảo người
dân, do nóng vội và không lường trước được các rủi ro khi
thực hiện các dự án nên đã để xảy ra hậu quả này.
Tại tòa, bị cáo Khoa khóc, nói rằng hoàn cảnh gia đình khó
khăn và đang phải nuôi con bị bệnh ung thư, chỉ muốn kiếm
tiền lo cho gia đình chứ không có ý định lừa đảo.
Trong khi đó, hầu hết bị hại trong vụ án này đều là người lao
động, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, chỉ muốn có mảnh
đất để “an cư lạc nghiệp”.
Khi thấy dự án quảng cáo giá rẻ, họ đã cố vay mượn người
thân, vay nóng để mua đất mong có nơi ở ổn định. Thế nhưng,
giấc mộng “an cư lạc nghiệp” đã bị dập tắt khi đất không có
mà tiền thì chưa thể lấy lại.
Lãi mẹ đẻ lãi con, nhiều bị hại đang rơi vào cảnh khánh kiệt,
khốn khổ vì phải trả lãi từng ngày.
Tại tòa, nhiều người bật khóc. “Từ khi mua đất, niềm vui
chưa được bao lâu đã sớm vụt tắt. Năm năm qua, chúng tôi rơi
vào hoàn cảnh bế tắc, từng ngày gồng trả lãi. Nhiều đêm nghĩ
về cảnh này mà bật khóc, không thể ngủ” - một bị hại nói.
Một số bị hại còn cho biết chỉ vì muốn có mảnh đất làm
nơi ở, có chỗ “chui ra chui vào” nên đã gom hết tiền tiết
kiệm cả chục năm làm công nhân, vay mượn thêm để mua.
Bây giờ mọi thứ tan thành bong bóng, gia đình lục đục cãi
nhau. Do đó, các bị hại đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án
thật nghiêm khắc đối với các bị cáo.
LÊ ÁNH
TổnggiámđốcBìnhDươngCityLandbị đề nghị 17-18nămtù
Các bị cáo lừa hàng trămngười, chiếmđoạt hơn 162 tỉ đồng.
Ảnh: LA
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: NGỌC SƠN
Trong số 16 bị cáo, ba bị cáo trước đó đã bị TAND TP Hà Nội xét xử và
tuyên án trong vụ sai phạm xảy ra tại BV đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Trong đó, cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên phạt 16
năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,
14 năm tù về tội đưa hối lộ, tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù. Bị
cáo Nguyễn Thị Tích (cựu trưởng phòng Hồ sơ pháp chế AIC kiêm tổng
giám đốc Công ty Mopha) lãnh án bốn năm tù, Đỗ Văn Sơn (cựu kế toán
trưởng AIC) sáu năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng.
Theo VKS, hành vi
phạm tội của các bị cáo
là nguy hiểm cho xã hội,
gây hậu quả nghiêm
trọng, xâm phạm tính
đúng đắn trong cơ quan
quản lý nhà nước, gây
thiệt hại tài sản của
Nhà nước.
Đang bỏ trốn, bàNguyễnThịThanhNhàn
(cựu chủ tịchAIC) tiếp tục bị VKS đề nghị
mức án 10-11 nămtù.
VỤ “THÔNG THẦU” Ở QUẢNG NINH
BàNguyễnThị
ThanhNhànbị
đềnghị 10-11
nămtù
AIC) 6-7 năm tù, Nguyễn Thị Tích
(cựu trưởng phòng Hồ sơ pháp chế
AIC kiêm tổng giám đốc Công ty
Mopha) 3-4 năm tù.
Anh trai bà Nhàn là bị cáoNguyễn
Anh Dũng (cựu tổng giámđốc Công
ty Phúc Hưng) bị đề nghị 3-4 năm
tù, Đỗ Văn Sơn (kế toán trưởng
AIC) 30-36 tháng tù.
Các bị cáo khác bị đề nghị 24-30
tháng tù nhưng cho hưởng án treo
đến 2-3 năm tù.
Đối với tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Lương
Văn Tám (cựu giám đốc Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình y tế thuộc Sở Y tế) bị đề nghị
2-3 năm tù, Lê Thị Phú (cựu phó
trưởng phòng Quản lý giá, Sở Tài
chính tỉnh Quảng Ninh) 30-36 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo VKS, hành vi phạm tội của
các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội,
gây hậu quả nghiêmtrọng, xâmphạm
tính đúng đắn trong cơ quan quản lý
nhà nước, gây thiệt hại tài sản của
Nhà nước, gây ảnh hưởng đến tình
hình an ninh chính trị tại địa phương.
Nhóm bị cáo thuộc Công ty AIC
xuất phát từ mục đích kinh tế đã sử
dụng thủ đoạn tiếp cận các cá nhân có
trách nhiệm thuộc ban quản lý dự án
để thông thầu, sử dụng “quân xanh”
để vi phạm quy định về đấu thầu.
Các bị cáo thuộc công ty “quân
xanh”, các công ty phụ thuộc Công
ty AIC, phần lớn là nhân viên làm
công ăn lương, ngoài ra có sự nể
nang, giúp đỡ người khác như bị
cáo NguyễnAnh Dũng, không được
hưởng lợi.
Nhóm bị cáo thuộc chủ đầu tư
dự án là Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh
công tác trong lĩnh vực y tế, chưa
có chuyên môn sâu trong lĩnh vực
đấu thầu, mua sắm tài sản… thực
hiện theo sự chỉ đạo nên đã để lại
sai phạm, không được hưởng lợi.
Gây thiệt hại
hơn 50 tỉ đồng
Theo cáo buộc, bà Nhàn trực tiếp
chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc với các
cá nhân tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình y tế thuộc Sở
Y tế tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài chính
tỉnh Quảng Ninh, tổ chức cho “quân
xanh”, “quân đỏ” đấu thầu để trúng
sáu gói thầu mua sắm trang thiết bị
cho BV Sản - Nhi Quảng Ninh.
Theo kết luận định giá, giá trị trang
thiết bị của sáu gói thầu tại thời điểm
mở thầu so với giá trị đã quyết toán
(hơn 237,3 tỉ đồng) có sự chênh lệch,
gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50,6
tỉ đồng; còn 15 thiết bị trị giá 9,898 tỉ
đồng không định giá được do không
thu thập được thông tin.
Khai tại tòa trước đó, bị cáo Dũng
(anh trai bà Nhàn) cho rằng được bà
Nhàn nhờ đứng tên, làm tổng giám
đốc Công ty Phúc Hưng - “quân
xanh” trong chiêu bài mà bà Nhàn
sử dụng để trúng sáu gói thầu, mọi
thứ khác bị cáo này không biết gì.
Từ khi thành lập công ty, bị cáo
không thấy công ty có hoạt động gì.
Mọi giấy tờ, tài liệu liên quan được
bị cáo Phương (trưởng bộ phận thư
ký tài chính AIC, đồng thời là kế
toán trưởng Công ty Phúc Hưng)
đưa cho ký.
“Phương hướng dẫn mọi việc cho
bị cáo, mọi công việc ở công ty do
Phương điều hành. Bị cáo không
biết nhiều về pháp luật, đến khi làm
việc với cơ quan điều tra mới biết
việc mình làm rất nghiêm trọng. Bị
cáo đồng ý với cáo trạng. Bị cáo
đã thấy sai và rất hối hận” - bị cáo
Dũng nói.•