13
TRẦNNGỌC
G
ần đây, nhiều bà mẹ
cho biết con họ vừa
lọt lòng đã mắc chứng
kháng thuốc kháng sinh, ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe và
sự phát triển của trẻ.
Con bị vạ lây từ mẹ
Sau sinh một ngày, con chị
TTTM(27 tuổi, LongAn) liên
tục bị tiêu chảy, phân lúc vàng
lúc xanh, nhầy, tanh hôi... Kết
quả xét nghiệm mẫu phân
cho thấy bé nhiễm vi khuẩn
coliforms (gây bệnh trên hệ
tiêu hóa - PV).
“Bác sĩ (BS) nói có thể do
tôi sử dụng nhiều amoxicillin
và kháng sinh này đã truyền
qua bé khi còn trong bụng
mẹ. Vi khuẩn coliforms kháng
thuốc amoxicillin dẫn đến bé
bị tiêu chảy” - chị M cho biết.
Theo chị M, trong thai kỳ
chị thường xuyên sử dụng
kháng sinh amoxicillin trị
bệnh đường hô hấp. “Tôi đi
khám được BS chẩn đoán bị
nhiễm khuẩn hô hấp trên, cho
uống amoxicillin. Sau đó, cứ
bệnh tôi lại ra nhà thuốc mua
về uống” - chị M nói.
Tương tự, con chị NTNH
(28 tuổi, Đồng Nai) mới sinh
ba ngày cũng bị tiêu chảy,
phân bị loãng và sủi bọt với
số lần tăng dần. Theo kết quả
xét nghiệm, bé bị nhiễm vi
khuẩn coliforms.
Chị H cho hay khi còn thiếu
nữ chị bị trứng cá khá nặng,
đi khám được BS cho kháng
sinh tetracycline. Từ đó cho
đến khi lập gia đình, mang
thai, chị thường dùng thuốc
này trị mụn.
“BS nói tetracycline dẫn
truyền qua thai nhi khiến con
tôi bị kháng thuốc kháng sinh,
không diệt được vi khuẩn
coliforms” - chị H cho biết.
Báo động
tình trạng kháng thuốc
kháng sinh
Mới đây, đề tài nghiên cứu
“Tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh
cao của vi sinh đường ruột ở
nhóm trẻ nhỏ đến 24 tháng
tuổi khỏe mạnh tại TP.HCM”
được nhiều người quan tâm.
Tác giả đề tài là nhóm BS
của Trường ĐHYkhoa Phạm
Ngọc Thạch (TP.HCM), BV
đa khoa Mỹ Đức (TP.HCM)
và Đơn vị nghiên cứu lâm
sàng ĐH Oxford (Anh).
Nghiên cứu được thực hiện
trênmẫuphân của 105 trẻ khỏe
mạnh từ sơ sinh đến 24 tháng
tuổi tại BVMỹ Đức từ tháng
11-2021 đến tháng 8-2022.
Trẻ được chia ba nhóm:
Nhóm 1 (0-3 ngày tuổi),
nhóm 2 (6-12 tháng tuổi) và
nhóm 3 (18-24 tháng tuổi),
mỗi nhóm 35 trẻ.
Kết quả, tổng thể 98,8%
mẫu của cả ba nhóm đều có
vi khuẩn coliforms kháng với
ít nhất một thuốc kháng sinh.
Từ kết quả trên, nhóm nghiên
cứu cho rằng 31,5% trẻ nhóm
1 và 100% trẻ nhóm 2, nhóm
3 mang coliforms kháng với
tối thiểu một loại kháng sinh.
Ngoài ra, trẻ nhóm 1 có tỉ
lệ và mật độ kháng cao với
tetracycline, amoxicillin hoặc
clavulanate cho dù không sử
dụng các kháng sinh này.
Nguyên nhân của tình
trạng trên có khả năng do
lan truyền thuốc kháng sinh
từ hệ vi sinh vật đường ruột
của mẹ đến trẻ. Cùng với
đó là ảnh hưởng của việc sử
dụng kháng sinh không kê
toa phổ biến tại Việt Nam,
nhất là amoxicillin trị bệnh
hô hấp cho trẻ dưới năm tuổi.
Kết quả nghiên cứu còn
cho thấy trẻ khỏe mạnh cũng
có thể là nguồn mang gen
kháng thuốc kháng sinh từ
khi sơ sinh.
Theo nhómnghiên cứu, các
kết quả này sẽ cung cấp dữ liệu
cho việc xây dựng các biện
pháp giảm tỉ lệ kháng thuốc
kháng sinh tại Việt Nam, bao
gồm cả trên trẻ nhỏ.•
Trẻ khámtiêu chảy do kháng với kháng sinh vi khuẩn đường ruột. Ảnh: TRẦNNGỌC
Theo thống kê của nhómnghiên cứu trên ba nhóm trẻ, vi
khuẩn coliforms kháng với amoxicillin (điều trị nhiễm trùng
và ho) hoặc clavulanate (điều trị nhiễm trùng) chiếm100%;
kháng với tetracycline (điều trị các bệnh ngoài da) ở nhóm
1 là 100%, nhóm 2 là 16,4% và nhóm 3 là 13,2%.
Mật độ coliforms đồng kháng với tetracycline, amoxicillin
hoặc clavulanate ở nhóm 1 tương đương 81,6%; đa kháng
với tetracycline, amoxicillin hoặc clavulanate ở nhóm 2 và
nhóm 3 lần lượt là 50,2%, 11,1% và 38%.
Tiêu điểm
BVChợRẫyphachếthành
công thuốc phóng xạ
Ngày 6-12, BV Chợ Rẫy thông tin khoa Y học hạt
nhân của BV đã ghi hình PET/CT với hai loại thuốc
phóng xạ mới.
Đó là Galium-68 PSMA (Ga-68 PSMA) trong ung
thư tuyến tiền liệt và Galium-68 Dotatate (Ga-68
Dotatate) trong u thần kinh nội tiết giúp chẩn đoán và
theo dõi điều trị bệnh.
Với việc pha chế thành công hai loại thuốc phóng
xạ, khoa Y học hạt nhân BV Chợ Rẫy đã giúp người
bệnh có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới tiên
tiến trên thế giới. Đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh, tiết kiệm nhiều chi phí cho
người bệnh.
TS-BS Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng khoa Y học hạt
nhân (BV Chợ Rẫy), cho biết trên thế giới, hai loại
thuốc phóng xạ này đang được sử dụng rộng rãi và
đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ
(FDA) chấp thuận.
Hiện không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất
được hai loại thuốc phóng xạ trên. Do đó, khi người
bệnh trong nước có nhu cầu chụp PET/CT với hai loại
thuốc này thường phải ra nước ngoài.
Trải qua thời gian dài tìm hiểu, trao đổi chuyên
môn cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực để tập trung
nghiên cứu, đến ngày 7-11-2023, khoa Y học hạt nhân
(BV Chợ Rẫy) là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha
chế thành công và đưa hai loại thuốc này vào sử dụng.
Sau gần một tháng áp dụng ghi hình PET/CT với
Ga-68 PSMA cho 12 trường hợp ung thư tuyến tiền
liệt và PET/CT với Ga-68 Dotatate cho chín trường
hợp u thần kinh nội tiết, kết quả cho thấy tính hiệu
quả của hai kỹ thuật này trong chẩn đoán và theo dõi
điều trị bệnh.
BS Cảnh cho biết thêm kỹ thuật PET/CT là một
hệ thống chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, cho nhiều
lợi điểm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các loại
bệnh như ung thư, thần kinh và tim mạch.
BV Chợ Rẫy đã ghi hình PET/CT với thuốc F-18
FDG đánh giá chuyển hóa đường glucose trong nhiều
loại bệnh ung thư từ năm 2009. Tuy nhiên hiển thị kết
quả chẩn đoán không cao.
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt thường có biểu hiện
kháng nguyên đặc hiệu trên màng tế bào PSMA
(cao hơn 10-80 lần so với tế bào tuyến tiền liệt bình
thường hoặc tăng sản lành tính), có đặc tính gắn kết
tốt với thuốc Ga-68 PSMA và sẽ được phát hiện nhờ
ghi hình PET/CT.
Còn đối với u thần kinh nội tiết, tế bào u biểu hiện
tăng thụ thể Somatostatin và việc ghi hình PET/CT
với thuốc Ga-68 Dotatate gắn kết vào thụ thể này sẽ
phát hiện rõ hơn những tổn thương nguyên phát và
di căn.
Từ đó, giúp các bác sĩ có hướng chẩn đoán, phân
chia giai đoạn, chọn lựa phương pháp và theo dõi kết
quả điều trị.
THẢO PHƯƠNG
Đe dọa sức khỏe
của trẻ nhỏ
Trẻ dưới 24 tháng tuổi bị
kháng thuốc kháng sinh cao
của vi sinh đường ruột sẽ bị
tiêu chảy nặng, gây loạn khuẩn
đường ruột do rối loạn hệ vi
khuẩn thường trú trongđường
ruột.Trongđó, những vi khuẩn
tốt cho cơ thể cũngbị tiêudiệt.
Trẻ bị kháng thuốc kháng
sinh cao của vi sinhđường ruột
có thể bị tổn hại gan, thận…
ThS-BS
HỒNGỌC LỢI
,
Phòng khám
Nhi - Tiêmngừa BVĐH Y Dược TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứNăm 7-12-2023
Trẻ vừa chào đời đã
khángthuốckhángsinh
Thuốc kháng sinh lan truyền từ hệ vi sinh vật đường ruột củamẹ đến
bào thai khiến nhiều trẻ vừa chào đời đã bị kháng thuốc.
Trẻ sơ sinh kháng
thuốc kháng sinh
khả năng do lan
truyền kháng sinh
từ mẹ đến trẻ trong
thai kỳ.
Tiền Giang phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên
Ngày 6-12, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(CDC) tỉnh Tiền Giang cho biết vừa phát hiện ca mắc đậu
mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn.
Bệnh nhân là nam, ở xã Cẩm Sơn (Cai Lậy), làm nghề
làm vườn. Điều tra dịch tễ ghi nhận bệnh nhân khởi phát
bệnh vào ngày 20-11 với triệu chứng xuất hiện sang
thương da là các mụn nước rải rác ở mặt, ngực, cánh tay,
mông kèm ớn lạnh.
Ngày 24-11, bệnh nhân đến khám tại BV Bệnh nhiệt đới
(TP.HCM) và được lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 25-11,
BV thông tin kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương
tính với virus đậu mùa khỉ.
Tiền sử dịch tễ cho thấy trong vòng 21 ngày trước khi
bệnh khởi phát, bệnh nhân không tiếp xúc với hàng xóm
xung quanh, không đi du lịch, không tiếp xúc với động vật
hoang dã. Tuy nhiên, vào ngày 4-11 bệnh nhân có tiếp xúc
thân mật với bạn tại TP.HCM.
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được bác sĩ
tư vấn cách ly tại nhà. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân ổn
định. Mụn nước ở mặt, ngực, cánh tay, mông đã khô đóng
mài, không sốt, không nổi hạch.
Ngành y tế Tiền Giang đã triển khai các biện pháp ngăn
chặn dịch bệnh lây lan. Hướng dẫn bệnh nhân tiếp tục cách
ly tại nhà, tránh tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, thực
hiện điều tra, truy vết, xác định những người tiếp xúc gần,
hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong 21 ngày tính từ ngày
tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân.
HUỲNH DU
Việc pha
chế thành
công hai
loại thuốc
phóng xạ
mới đem
đến nhiều
cơ hội cho
người bệnh
trong nước.
Ảnh: BVCC