5
“Sự việc chúng ta
đều bức xúc nhưng
trước tiên phải làm
rõ nguyên nhân,
trách nhiệm các
bên liên quan một
cách khách quan,
thấu đáo.”
Thời sự -
ThứNăm7-12-2023
ĐỨCMINH-MINHTRÚC
C
hiều 6-12, tại cuộc họp
báo Chính phủ thường
kỳ, báo chí nêu việc một
nhóm học sinh có hành vi ép,
nhốt và xúc phạm cô giáo ở
Tuyên Quang. Đồng thời đề
nghị lãnh đạo Bộ GD&ĐT
cho biết quan điểm và có
giải pháp thế nào để tránh
trường hợp tương tự xảy ra.
“Không thể
chấp nhận được”
“Việc xảy ra là rất nghiêm
trọng, không thể chấp nhận
được”-ThứtrưởngBộGD&ĐT
Hoàng Minh Sơn nói tại họp
báo. Ông Sơn cho hay ngay
khi nắm thông tin bộ này đã
có văn bản gửi tỉnh Tuyên
Quang, yêu cầu tỉnh chỉ đạo
xác minh, làm rất rõ sự việc.
“Sự việc chúng ta đều bức
xúc nhưng trước tiên phải làm
rõnguyênnhân,tráchnhiệmcác
bên liên quan một cách khách
quan, thấu đáo. Trên cơ sở đó
có biện pháp để xử lý nghiêm,
những gì là trách nhiệm của
giáo viên (GV), nhà trường,
lãnh đạo nhà trường; những gì
liên quan đến học sinh, trách
nhiệm của phụ huynh” - ông
Sơn bày tỏ quan điểm.
Ông cho rằng cần xem xét
tổng thể để có biện pháp xử
lý vướng mắc, cần thiết phải
chấn chỉnh và rút kinh nghiệm
sâu sắc việc này. Thứ trưởng
Bộ GD&ĐT cũng lưu ý bạo
các nhà giáo nhưng cũng
phải nhìn lại các nhà giáo
và đội ngũ GV, từ đào tạo,
bồi dưỡng đến quá trình sử
dụng, tuyển dụng. Đánh giá
cả về chuyên môn và phẩm
chất, kỹ năng xử lý của GV
môn học và GV chủ nhiệm.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng
nhắc tới việc đánh giá hiệu
quả của công tác dạy và học.
Liên quan đến tăng cường giáo
dục đạo đức, kỷ luật. Bộ đều
có kế hoạch, có văn bản hằng
năm nhưng cần đánh giá hiệu
quả của từng trường, từng lớp
như thế nào.
“Chúng tôi cho rằng để
một vụ việc xảy ra như thế
dẫn đến rất nhiều hậu quả nên
phải ngăn chặn, phát hiện sớm
Bộ GD&ĐT nói về vụ xúc phạm
cô giáo ở Tuyên Quang
lực học đường là vấn đề phải
quan tâm. Bộ cũng đã có biện
pháp xử lý, liên quan đến giáo
dục và quản lý. “Biện pháp
kỷ luật là đối với một vụ việc
cụ thể nhưng về lâu dài, biện
pháp căn cơ chính là giáo dục
và quản lý” - ông Sơn nói.
Bên cạnh đó, ông Sơn lưu
ý phải xem lại đội ngũ GV.
Theo ông, bộ luôn bảo vệ
những nguyên nhân sâu xa
trong quan hệ thầy trò, trong
tư tưởng đạo đức, diễn biến
tâm lý… để có thể hạn chế
ngay từ đầu” - ông Sơn nói.
Ngoài ra, ông Sơn cho rằng
bạo lực xảy ra trong trường
nhưng cũng là hiện tượng xã
hội. Giáo dục học sinh không
chỉ trong nhà trường, trong
gia đình mà là trách nhiệm
của toàn xã hội.
Ông Sơn cho biết thời gian
tới,BộGD&ĐTsẽ tiếp tục tăng
cường hướng dẫn, chỉ đạo các
địa phương, các cơ sở đào tạo
làm tốt việc đào tạo đội ngũ
GV, các chương trình giảng
dạy và đặc biệt là tư tưởng
đạo đức, quản lý nhà nước và
việc phối hợp với phụ huynh.
Thủ tục cấp giấy chuyển tuyến có tình
trạng gây phiền hà cho người bệnh
Trả lời PV về chuyển tuyến khámchữa bệnh (KCB) BHYT và
các giải pháp trong thời gian tới,Thứ trưởng BộY tế Nguyễn
Thị Liên Hương thừa nhận có phát sinh một số vướng mắc
bất cập như quy định đăng ký KCB ban đầu còn nặng về
hành chính; thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến
còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh. Thậm chí
có trường hợp phát sinh tiêu cực “xin-cho”, giữ bệnh nhân
lại gây bức xúc trong dư luận.
Việc thông tuyến KCB cũng tạo một số vướng mắc liên
quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng
quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỉ lệ KCB ở y tế cơ sở.
Để đảmbảo chất lượng phục vụ người bệnh cao nhất, Bộ
Y tế đã và đang tăng cường chỉ đạo triển khai đồng bộ các
giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả
BHYT cho tuyến dưới.
Đồng thời áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện
tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh
chóng; cải thiện quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời
hạn một năm cho một số bệnh mạn tính; cân đối cải cách
các quy định chuyển tuyến…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐTHoàngMinh Sơn cho rằng giáo dục học sinh không chỉ trong nhà trường,
trong gia đìnhmà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Thủ tướng: SớmtrìnhChínhphủbanhànhnghị địnhgiảmthuếGTGT
Thủ tướng PhạmMinh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ
thường kỳ tháng 11 vào sáng 6-12. Ảnh: NHẬT BẮC
Đề xuất về dạy thêm,
học thêm
Cũng tại cuộc họp báo, trả
lời về ý tưởng đưa học thêm,
dạy thêm vào ngành nghề
kinh doanh có điều kiện,
Thứ trưởng Hoàng Minh
Sơn khẳng định đề xuất này
không mới. Trước đây, Luật
Đầu tư quy định đây là một
trong những ngành nghề kinh
doanh có điều kiện.
Bộ GD&ĐT đã ban hành
Thông tư 17 quy định việc
này. Sau đó, Luật Đầu tư
bỏ dạy thêm khỏi danh
mụ c n g à n h n g h ề k i n h
doanh có điều kiện nên
bộ đã bỏ một số điều của
thông tư này. Vì vậy, việc
dạy thêm, học thêm không
thể cấm được.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
thừa nhận thực tế nảy sinh
một số vấn đề trong công tác
quản lý đối với việc dạy thêm,
học thêm ngoài nhà trường
tại các địa phương. Do đó,
Bộ GD&ĐT tiếp tục đề xuất
đưa dạy thêm, học thêm vào
danh mục các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện.
Bộ đã hai lần có công văn
gửi Bộ KH&ĐT đề xuất nội
dung này.•
Sáng 6-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2023. Nhiều vấn đề
lớn được Chính phủ tập trung thảo luận gồm: Tình hình
kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2023;
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân
bổ, giải ngân vốn đầu tư công; nhiệm vụ, giải pháp trọng
tâm trong tháng cuối năm 2023…
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn
mạnh mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chính
phủ đã nỗ lực phấn đấu, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra.
Theo đó, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được
kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của
nền kinh tế được bảo đảm, an sinh xã hội, đời sống nhân
dân được cải thiện...
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 12 và thời
gian tới, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đạt mức cao nhất
các chỉ tiêu chưa đạt trong kế hoạch năm 2023. Đặc biệt,
cần xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và
phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các thị
trường. Nhất là các sàn giao dịch bất động sản, trái phiếu
doanh nghiệp, chứng khoán, lao động...
Thủ tướng cũng lưu ý tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài
chính - ngân sách, phấn đấu tăng thu, đồng thời kiểm soát
chi, tiết kiệm triệt để chi ngân sách. Ông đặc biệt lưu ý
thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ sáu vùng kinh tế - xã hội
theo nghị quyết của Bộ Chính trị và các chương trình, kế
hoạch của Chính phủ; tập trung phát triển kinh tế tại các
đô thị lớn để tiếp thêm động lực cho tăng trưởng. Xây
dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
tại Việt Nam…
Đáng chú ý, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp
tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chương trình
phục hồi, ba chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh
phê duyệt quy hoạch. Cạnh đó, kịp thời xử lý khó khăn,
vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm,
quan trọng quốc gia, cao tốc, liên vùng, đường ven biển.
Phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn
năm 2023.
Ông cũng nhắc việc thực hiện các thủ tục chuyển gần
13.800 tỉ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân
sách trung ương năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu
tư công hằng năm cho Bộ GTVT và tám địa phương để
triển khai thực hiện ba dự án quan trọng quốc gia.
Đồng thời các bộ, ngành khẩn trương trình Chính phủ
nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy khơi thông, huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực. Đặc biệt, ông yêu cầu sớm
trình Chính phủ ban hành nghị định về việc giảm thuế
GTGT theo nghị quyết của Quốc hội.
Người đứng đầu Chính phủ còn yêu cầu hoàn thành việc
sửa đổi các nghị định, thông tư để tháo gỡ khó khăn về đất
đai, nhất là công tác định giá đất, ban hành ngay trong đầu
tháng 12-2023 để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai
các dự án bất động sản tạo đà cho phục hồi thị trường…
THU NGUYỆT
Đại diện các bộ, ngành thamgia họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11-2023. Ảnh: NHẬT BẮC