3
Thời sự -
ThứNăm7-12-2023
Cà Mau không xuê xoa trong
phòng, chống tham nhũng
Sáng6-12, tại kỳhọpcuối năm2023HĐND
tỉnh Cà Mau, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND
tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đề cập đến
việc Cà Mau tụt hạng, rơi vào nhóm thấp
nhất nước trong bảng điểm kết quả đánh
giá công tác PCTNcấp tỉnh (PACA) năm2022.
Ông Hải đề nghị ngay tại kỳ họp này, các
đại biểu HĐND tỉnh có ý kiến về vấn đề này,
đặc biệt là tráchnhiệmcủa các cơquanhành
chính trong xây dựng kế hoạch, trách nhiệm
trong thực hiện công tác PCTN, tiêu cực và
trách nhiệm của thủ trưởng từng cơ quan.
Ông Hải nhấn mạnh công tác PCTN phải
luôn quyết liệt, không thể xuê xoa, dễ dãi.
GIA TUỆ
biên chế
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 13,
HĐND TP.HCM khóa X vào sáng 6-12, Bí thư
TP.HCMNguyễnVănNênđãđề cậpđếnviệc lấy
phiếu tín nhiệm với các chức danh do HĐND
bầu. Ông nhìn nhận đây là cơ sở xác thực góp
phần quan trọng để cấp có thẩm quyền xem
xét, đánh giá cán bộ.
Do đó, việc này cần bảo đảm khách quan,
công tâm, công khai, minhbạchđối với những
đồng chí, nhữngngườimìnhđãgiaonhiệmvụ,
xem xét phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
của người được giao trách nhiệm.
“Đây là dịp để từng người tự soi mình, đối
chiếu lại những việcmình đã hứa trước HĐND
khi nhận nhiệm vụ, xem mình thực hiện đến
đâu, nguyên nhân và phấn đấu nâng cao hiệu
suất công việc. Đồng thời, xây dựng chương
trình hành động từ nay đến cuối nhiệm kỳ để
hoànthànhchứctráchđượcgiao”-ôngNênnói.
Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, đây là
kỳ họp thường lệ cuối nămnhưng khối lượng
công việc lớn, trong đó có nhiều nội dung
quan trọng cầnHĐNDTP xemxét, quyết định.
Điểm lại một số tình hình, ông Nguyễn Văn
NênđánhgiáHĐNDTPvàUBNDTPđãchủđộng,
nghiêmtúcvàkịpthờitriểnkhaicácchủtrương,
nghị quyết với tinh thần năng động, sáng tạo,
thíchứng linhhoạt trong chỉ đạo, điềuhành và
phối hợp hành động.
Toàn hệ thống đã đồng tâm hiệp lực vượt
qua những khó khăn, nhất là những lúc cao
điểmcủa việc triểnkhai, thựchiệncác kếhoạch
đề ra ở sáu tháng cuối năm, đẩy nhanh tiến độ
thi công các dự án đầu tư công…
Đi đôi với đó là tổ chức, giám sát thực thi
nhiều việc để đảm bảo quyền lợi của người
dân. Kiểmtra giámsát việc sửdụngnguồn vốn
đầu tư công tại các dự án có hiệu quả, tránh rủi
ro, tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như
đường vành đai 3, nút giao thông An Phú, nút
giao thôngNguyễnVăn Linh, NguyễnHữuThọ,
mở rộng Quốc lộ 50…
Giải ngân đầu tư công đã có bước cải thiện
rõ nét. Nhiều công trình ngừng thi công nhiều
năm đã tái khởi động, hoàn thành đưa vào sử
dụng như cầu Vàm Sát 2, cầu Long Kiểng…
Nhấn mạnh năm 2024 là năm quan trọng,
Bí thưNguyễnVănNên yêu cầu toàn hệ thống
cố gắng phấn đấu thực hiện các nghị quyết
mà Đại hội Đảng bộ TP đã đề ra. “Chúng ta
phải tận dụng tối đa thời cơ, thích ứng linh
hoạt, khắc phục hạn chế bất cập và dự lường
những rủi ro xảy ra để thực hiện mong muốn
đưa con tàu vượt chướng ngại vật và tăng
tốc” - ông Nên nói.
NHÓM PV
Bí thư TP.HCMNguyễn VănNên phát biểu
tại phiên khai mạc kỳ họp. Ảnh: HOÀNGGIANG
Bà Trần KimYến báo cáo tại phiên khai mạc.
Ảnh: HOÀNGGIANG
HĐND các tỉnh: Nóng
chuyện giải ngân
vốn đầu tư công
Gia Lai giải ngân vốn đầu tư thấp, chỉ đạt 37,2%. Trong ảnh: Bộ trưởng
Bộ KH&ĐTNguyễn Chí Dũng khảo sát dự án đường hành lang kinh tế
phía đông ởGia Lai đang chậmtiến độ. Ảnh: LK
Lãnh đạo các địa phương yêu cầu các đại biểu tập trung
phân tích, tìmgiải pháp giải ngân vốn đầu tư công.
P.NAM- L.KIẾN- T.NHẬT
N
gày 6-12, HĐND
nhiều tỉnh, TP họp,
khai mạc kỳ họp cuối
năm. Nhiều vấn đề quan
trọng đã được thảo luận,
trong đó có việc chậm giải
ngân đầu tư công, phòng,
chống thamnhũng (PCTN)...
Bí thư Bình Thuận:
Không được để tiền
chờ dự án
Tại kỳ họp HĐND tỉnh
BìnhThuận, ôngDươngVăn
An, Bí thư Tỉnh ủy Bình
Thuận, cho biết năm 2023,
tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 8,1%, đứng
thứ 14/63 tỉnh, TP và 4/14 tỉnh, TP trong vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, trong
khi năm 2022 chỉ xếp thứ 45/63 tỉnh, TP trong
cả nước và thứ 10/14 địa phương trong vùng.
Ba lĩnh vực được xác định là trụ cột kinh
tế của tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng, trong đó
du lịch tăng trưởng cao nhất với tổng số du
khách 8,35 triệu (tăng 46%), doanh thu đạt hơn
22,3 ngàn tỉ đồng (tăng 63%), là một trong 10
tỉnh, TP có tổng lượt du khách và doanh thu
du lịch cao nhất cả nước…
Tuy nhiên, người đứng đầu Tỉnh ủy
Bình Thuận thừa nhận vẫn còn có nhiều
mặt hạn chế, yếu kém, nhiều công việc
cần cải thiện tốt hơn nữa. Cụ thể, kết quả
giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết
tháng 11-2023 chỉ đạt 64,41% kế hoạch;
sử dụng ngân sách, cân đối thu chi chưa
hợp lý, dẫn đến tình trạng có tiền nhưng
không có dự án để phân bổ. “Trước đây
thì dự án chờ tiền, nay thì tiền chờ dự án”
- Bí thư Bình Thuận lưu ý và nhấn mạnh
không thể để tình trạng này tiếp tục diễn
ra trong thời gian tới.
Quảng Nam: Mổ xẻ việc tăng
trưởng âm 8,25%
Còn tại Quảng Nam, ông Đặng Phong, Giám
đốc Sở Tài chính tỉnh, trình bày năm 2023,
ước tính thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
là 23.951 tỉ đồng, thấp hơn so với dự toán
(26.680 tỉ đồng), đạt 89,8% dự toán và bằng
71,6% so với số thu năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu do thu từ ô tô Trường
Hải chỉ đạt 87,3% dự toán. Thu thuế xuất nhập
khẩu là 3.071 tỉ đồng (dự toán 5.800 tỉ đồng).
Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm
2023, Quảng Nam tăng trưởng âm 8,25%, xếp
thứ 62/63 tỉnh, TP cả nước.
Tại kỳ họp, Bí thư tỉnh Quảng Nam Phan
Việt Cường nhìn nhận kinh tế - xã hội của tỉnh
năm 2023 vẫn còn nhiều hạn chế như tốc độ
tăng trưởng kinh tế dự kiến giảm so với năm
2022 (đây là mức giảm nhiều nhất từ khi tái
lập tỉnh đến nay); công nghiệp gặp khó khăn,
khó phục hồi; tổng thu ngân sách nhà nước
chưa đạt dự toán và chỉ bằng 71,6% so với
cùng kỳ; việc triển khai một số công trình, dự
án chưa bảo đảm đúng tiến độ; công tác giải
ngân vốn đầu tư công còn chậm.
Gia Lai: Tìm giải pháp cho tỉ lệ
giải ngân thấp
Cùng ngày, tại phiên khai mạc kỳ họpHĐND
tỉnh Gia Lai, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đánh giá: Năm 2023
có 14/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt
so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, còn 7/21
chỉ tiêu chính không đạt kế hoạch. Tỉ lệ giải
ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp, chỉ
đạt 37,2% kế hoạch. Tình trạng vi phạm Luật
Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản trái phép
vẫn diễn ra ở một số địa phương. Có nhiều vụ
tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Từ đó, ông yêu cầu các đại biểu tập trung
phân tích, đánh giá để có hướng khắc phục.
Cũng trong ngày 6-12, HĐND tỉnh Kon
Tum khóa 12, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc
kỳ họp thứ sáu. Năm 2023, GRDP tỉnh Kon
Tum đạt gần 19.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng
đạt 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và thứ nhất
khu vực Tây Nguyên. Các chỉ tiêu về nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, sản xuất
công nghiệp, thương mại dịch vụ đều đạt và
vượt chỉ tiêu đề ra.
Bên cạnh đó còn nhiều tồn tại, hạn chế như
thu ngân sách nhà nước không đạt kế hoạch;
tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm;
công tác đấu giá, khai thác quỹ đất, bồi thường,
giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn; việc
ban hành giá đất cụ thể còn chậm…•
Đang chờ ý kiến
Bộ Chính trị
Trao đổi với ĐB, PhóGiám
đốc SởNội vụTPNguyễnThị
Hồng Thắm cho biết UBND
TPđã có kế hoạch bổ sung phó
chủ tịch UBNDTPThủ Đức,
ba huyện và phó chủ tịch, cán
bộ, công chức các phường, xã,
thị trấn có 50.000 dân trở lên.
Tuy nhiên, mới đây Ban
cán sựĐảngUBNDTP.HCM
đã có báo cáo Ban Thường
vụ Thành ủy TP về việc này.
Vừa qua, thực hiện Nghị
quyết 98, HĐND TP.HCM
đã thông qua Nghị quyết 80
về cơ cấu số lượng cán bộ,
công chức, người hoạt động
không chuyên trách phường,
xã, thị trấn.
Bà Thắm lý giải thực hiện
Nghị quyết 131/2020 về chính
quyền đô thị, công chức của
249 phường tại TP đều thành
công chức hành chính. Do
đó, thực hiện Nghị quyết 98,
TP.HCM phải bổ sung 7.005
biênchế, baogồmviệcbổ sung
phó chủ tịch tại các phường,
xã từ 50.000 dân trở lên.
Trong khi đó, hiện TP.HCM
có 3.725 biên chế công chức
tại 249 phường, tương ứng 15
biên chế/phường.
Do đó, Ban cán sự Đảng
UBNDTP.HCMđã kiến nghị
Ban Thường vụ Thành ủy TP
báo cáo Ban Tổ chức Trung
ương sớm giao biên chế năm
2024 của TP để TP bổ sung
biên chế cho các phường, xã
đông dân.
Phó giám đốc Sở Nội vụ
cho biết vẫn phải chờ Bộ
Chính trị bổ sung biên chế
xong mới triển khai được.•
triển khai thực hiện. Trong đó có dự án
khu đô thị Thủ Thiêm, các dự án tại khu
Nam, khu Tây Bắc, dự án chống ngập
ngăn triều 10.000 tỉ đồng, dự án tuyến
metro số 2, các dự án nhà ở…
Người dân và doanh nghiệp cũng kiến
nghị chính quyền TP.HCM đẩy mạnh
cải cách hành chính; xây dựng đội ngũ
cán bộ năng động, sáng tạo; xây dựng tổ
chức bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu
quả, xây dựng chính quyền điện tử, TP
thông minh...
NHÓM PHÓNG VIÊN
Lấy phiếu tínnhiệmgiúp cánbộ
tựsoimình