9
8
Làmtốt giải phóngmặt bằngđể khơi thônghạ tầnggiao thông
(Tiếp theo trang1)
Có thể thấy chưa bao giờ lãnh
đạo TP.HCM, sở, ngành và cả các
địa phương quyết tâm khơi thông
các công trình liên quan đến hạ
tầng giao thông đến vậy. Một mặt,
Sở GTVT TP.HCM chuẩn bị tờ
trình, phương án đầu tư gửi Hội đồng thẩm định TP, mặt
khác, các địa phương có dự án trọng điểm đi qua đã liên
tục kiểm đếm, lên phương án bồi thường giải phóng mặt
bằng (GPMB) nhanh nhất có thể.
GPMB tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn luôn là khó
khăn lớn nhất của một dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông. Theo thời gian, khó khăn này sẽ ngày
càng lớn hơn. Nguyên nhân là do chi phí liên quan đến đất
ngày càng tăng cao so với chi phí thi công xây dựng.
Bên cạnh đó, sự phát triển của đô thị khiến mật độ
công trình và mật độ cư dân ngày càng dày đặc, khi
đó công tác bồi thường và tái định cư ngày càng phức
tạp. Đối với người dân địa phương, giá trị thiệt hại khi
GPMB và giá trị hưởng lợi từ các công trình kết cấu hạ
tầng giao thông ngày càng lớn. Do đó, người dân luôn
đòi hỏi cao về tính công khai, minh bạch, công bằng,
hợp lý đối với công tác GPMB và đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông.
GPMB không chỉ là giá trị bồi thường và chất lượng
tái định cư đối với người dân, mà còn là tính công bằng,
hợp lý. Do đó, nguyên tắc để giải quyết “gốc rễ” của vấn
đề GPMB là người hưởng lợi hoặc gây tác động tiêu cực
phải chi trả tương xứng và người bị thiệt hại phải được bồi
thường thỏa đáng.
Vì vậy, các chính sách điều tiết giá trị gia tăng từ đất là
quan trọng. Việc này nhằm san sẻ lợi ích từ người hưởng
lợi để bù cho người bị thiệt hại. Phát triển đô thị sẽ không
bền vững nếu chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông ngày càng tăng và trở thành gánh nặng của ngân
sách nhà nước mà không được thu hồi toàn phần hoặc một
phần để tái đầu tư cho các dự án khác.
Trong khi đó, những người hưởng lợi - chủ thể sở hữu
bất động sản có khả năng tiếp cận tốt đến công trình kết
cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư xây dựng lại
không đóng góp tương xứng vào chi phí này. Và những
người bị thiệt hại - chủ thể có quyền sử dụng đất bị thu hồi
và quyền sở hữu tài sản trên đất bị mất đi lại không được
bồi thường thỏa đáng. Do vậy để khơi thông hạ tầng giao
thông thì giải pháp là khâu giải phóng mặt bằng cần đi
trước một bước.
TS
PHẠM TRẦN HẢI
,
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
Đô thị -
Thứ Năm 7-12-2023
PhốicảnhcầuđườngNguyễnKhoái.(Ảnhdochủđầutưdựáncungcấp)
UBNDTP đã trìnhHĐNDTP quyết định chủ trương đầu tư dự án
xây dựng đường vành đai 2 TP.HCM. Ảnh: NGUYỄNTIẾN
Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR)
vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về
việc trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM
đề nghị cung cấp thông tin về tiến độ dự
án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối
Tiên) và thời gian tuyến metro số 1 đi
vào hoạt động.
Theo MAUR, hiện tuyến metro số
1 đã đạt 96,84% tổng khối lượng. Cụ
thể, gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga
Bến Thành đến ga Nhà hát TP) đạt
99,97% khối lượng; gói thầu CP1b
(đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga
Ba Son) đạt 99,73% khối lượng; gói
thầu CP2 (đoạn trên cao và depot) đạt
98,18% khối lượng; gói thầu CP3 (mua
sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe,
đường ray và bảo dưỡng) đạt 93,50%
khối lượng.
Về tiến độ của nhóm công tác thi
công, MAUR cho biết các nhà thầu xây
dựng cơ bản đã hoàn thành công tác
thi công xây dựng hạ tầng của dự án.
Các hạng mục còn lại bao gồm thi công
tòa nhà văn phòng và các cầu bộ hành
nhằm tăng cường kết nối đến các nhà
ga của dự án sẽ hoàn thành vào cuối
quý I-2024.
Về tiến độ của nhóm các công việc về
thử nghiệm và đánh giá an toàn, MAUR
cho biết đã huy động đội ngũ chuyên gia
trong và ngoài nước để đẩy nhanh tiến
độ dự án. Vừa qua, MAUR cùng các đơn
vị liên quan đã có buổi họp về kế hoạch
phối hợp và nội dung đánh giá cũng như
chuẩn bị cho công tác thẩm định an toàn
hệ thống sau này.
Về công tác đào tạo nhân sự, hiện
MAUR đã hoàn thành phần đào tạo cơ
bản cho các học viên lái tàu. Theo đó,
MAUR đã tuyển dụng 291 nhân viên nhà
ga, đang đào tạo 142 nhân viên nhà ga
phụ trách an toàn. Đầu tháng 12-2023,
MAUR đã đào tạo 149 nhân viên nhà ga
phụ trách vé, 19 nhân viên điều hành,
chín quản lý nhà ga cho dự án tuyến
metro số 1.
“Về cơ bản, MAUR đang điều hành
các nhóm công việc này tương đối chủ
động, sẽ hoàn thành thi công trong năm
2023. Sang nửa đầu năm 2024, đơn vị
sẽ tập trung vừa thử nghiệm thiết bị, vừa
đào tạo, vừa khai thác thử để đánh giá an
toàn hệ thống. Công tác vận hành thương
mại của tuyến metro số 1 sẽ bắt đầu vào
tháng 7-2024 theo kế hoạch” - đại diện
MAUR cho biết.
Đ.TRANG - N.NGỌC
mở rộng lên 30 m đúng theo
quy hoạch để giảm ùn tắc giao
thông ở phía đông TP. Tuy
nhiên, để giải quyết ùn tắc -
hướng chính theo quy hoạch
vẫn là đường vành đai 2 - nối
vào cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây và nối ra
đường Võ Nguyên Giáp và
Quốc lộ 1.
Hiện nay, đoạn từ cảng Cát
Lái - Quốc lộ 1 sẽ có ba đoạn
của đường vành đai 2. Riêng
đoạn 1 (Phú Hữu - Bình Thái),
tháng 7-2023, HĐND TP đã
thông qua chủ trương đầu tư.
Dự kiến trong kỳ họp HĐND
TPtháng12này sẽ trìnhHĐND
TP thông qua đoạn 2 (Bình
Thái - Phạm Văn Đồng). Hai
đoạn trên có tổng mức đầu tư
hơn 12.000 tỉ đồng và đoạn 3
đang được đầu tư theo hình
thức BT (xây dựng - chuyển
giao). Như vậy, từ nay đến
năm 2027, ba đoạn của đường
vành đai 2 sẽ sớm kết nối với
Quốc lộ 1 và giải quyết ngay
ùn tắc ở phía đông TP.
Ngoài ra, TP cũng sẽ triển
khai kết nối tuyến đường liên
cảng Cát Lái - Phú Hữu và lên
đường vành đai 3. Trước mắt,
Bộ GTVT đã thống nhất chủ
trương về hướng tuyến. Hiện
TP.HCM đang giao UBND
TP Thủ Đức điều chỉnh quy
hoạch và đưa tuyến đường
Cát Lái - Phú Hữu - vành đai
3 vào quy hoạch và lập chủ
trương đầu tư.
Như vậy, trong tương lai hệ
thống xe tải, container sẽ kết
nối thẳng lên đường vành đai
3, giảm áp lực ngay cho các
trục đường chính Đồng Văn
Cống, Mai Chí Thọ, An Phú,
nút giao Mỹ Thủy. Đồng thời,
giao thông hạ tầng của TPThủ
Đức sẽphát triển theoquyhoạch
mới ổn định. Đây thực sự là
kỳ vọng rất lớn. Tôi kỳ vọng
sẽ đạt được ở năm năm tới.
Phía nam TP
sẽ tiến ra biển
. Vậy khu vực phía nam
TP.HCM khi nào sẽ được khơi
thông, thưa ông?
+
Việc phát triển hạ tầng giao
thông của TP.HCM đã được
Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần
thứ 11 thông qua đề án phát
triển kết cấu hạ tầng và được
UBND TP.HCM ban hành kế
hoạch triển khai. Hiện nay,
các kế hoạch đang được thực
hiện đúng lộ trình và các dự
án phát triển khu Nam đang
đi đúng kế hoạch, đáng chú
ý là dự án cầu đường Nguyễn
Khoái.
Dự án cầu đường Nguyễn
Khoái là trục đường chia sẻ
gánh nặng với các tuyến đường
quá tải nhưNguyễnTất Thành,
Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh
Tẻ, Phạm Hùng, Quốc lộ 50.
Dự án này không chỉ chia sẻ
áp lực giao thông mà đây là
ĐườngNguyễnThịĐịnh(TPThủĐức)sẽđượcmởrộnglên30mđểgiảmùntắcgiaothông.Ảnh:NHƯNGỌC
ĐÀOTRANG
S
ở GTVTTP.HCM là đơn
vị thammưu trìnhUBND
TP.HCM những dự án
giao thông trọng điểm như
cầu đường Nguyễn Khoái, dự
án đường vành đai 2 - đoạn
2, đường Nguyễn Thị Định,
đường Vĩnh Lộc… Để hiểu
rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan
trọng của các dự án trong
việc hoàn thiện mạng lưới
giao thông, phát triển kinh
tế - xã hội của TP,
Pháp Luật
TP.HCM
đã có trao đổi với
ông Trần Chí Trung, Trưởng
phòng Kế hoạch đầu tư Sở
GTVT, về vấn đề này.
Ưu tiên dự án
quan trọng, có tính
liên kết vùng
.
Phóng viên
:
Thưa ông, vì
sao Sở GTVT đăng ký trình 10
dự án giao thông trọng điểm
trong kỳ họp HĐND TP này?
+ Ôn g
Trần Chí
Trung
: Để
thực hiện
kế hoạch
phát triển
kinh tế - xã
hội, ngành giao thông đã xây
dựng danh mục các dự án
trọng điểm, quan trọng cần
ưu tiên đầu tư trong năm năm
và 10 năm.
Trong các dự án trọng điểm
đó, TP.HCM sẽ xây dựng cả
các tiêu chí đầu tư xây dựng,
công trình nào cần ưu tiên
đầu tư dựa trên tiêu chí cơ
bản. Có thể thấy hiện nay nhu
cầu xây dựng hạ tầng giao
thông là rất lớn, song nguồn
lực có phần hạn chế. Vì vậy,
dựa vào các tiêu chí cơ bản,
ngành giao thông sẽ đề xuất
các dự án trọng điểm có tính
chất liên kết vùng, các tuyến
vành đai, các trục chính đô thị
để khi triển khai, những dự án
trọng điểm này sẽ giải quyết
ngay những điểm ùn ứ, mang
lại hiệu qủa kinh tế.
Vì thế, những dự án được
đề xuất trong kỳ họp HĐND
TP
này đều là những dự án
mang tính chiến lược, lâu
dài như đường vành đai, cao
tốc, trục giao thông chính là
đường vành đai 2, cầu đường
Nguyễn Khoái, cầu Cần Giờ,
tuyến đường huyết mạch của
Bình Chánh là Vĩnh Lộc…
. Với các dự án trọng điểm
trên, TP.HCM và các địa
phương đã và đang chuẩn bị
những gì, thưa ông?
+
Đối với một dự án giao
thông thì mặt bằng là vô cùng
quan trọng. Ví dụ dự án đường
vành đai 2, TP sẽ yêu cầu các
địa phương phối hợp với Sở
GTVT để rà soát dựa trên ranh
dự án đã có sẵn. Bao gồm số
trường hợp bị ảnh hưởng bởi
dự án để đưa ra chi phí bồi
thường, khái toán tổng mức
bồi thường. Đồng thời, các
địa phương cũng cần rà soát
đất cần bồi thường là loại đất
gì, số lượng người dân bị ảnh
hưởng, phương án tái định cư...
TP.HCM cũng cần yêu cầu
các địa phương phải rà soát kỹ
hơn và phải đưa ra mức chi phí
bồi thường sát nhất với khái
toán ban đầu. Đồng thời, địa
phương phải cam kết tiến độ
tái định cư, giải phóng mặt
bằng (GPMB) để Sở GTVT
đưa ra các mốc tiến độ hoàn
thành dự án.
Bên cạnh công tác GPMB
thường chiếm hơn 50% tổng
mức đầu tư và việc thực hiện
GPMB cũng mất rất nhiều
thời gian thì công tác di dời
hạ tầng kỹ thuật cũng vô cùng
khó khăn trong quá trình triển
khai dự án. Vì vậy, hiện nay
trên cơ sở nghiên cứu, TPcũng
cần lên kế hoạch triển khai
GPMB, tái định cư và cả di
dời hạ tầng kỹ thuật. Tất cả
phải được bám sát các mốc
kế hoạch đề ra.
Hạ tầng TP Thủ Đức
khơi thông vào 2027
. Với những kế hoạch triển
khai như trên, khi nào diện
mạo hạ tầng giao thông TP
Thủ Đức sẽ được khơi thông,
thưa ông?
+ Quyết định 568 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch
phát triển GTVTTP.HCMđến
năm2020 và tầmnhìn sau năm
2020 xác định TP Thủ Đức có
hệ thống cảng như Cát Lái,
Phú Hữu, Trường Thọ… Vì
vậy, xuyên suốt thời gian qua,
TP.HCM rất ưu tiên đầu tư hạ
tầng giao thông ởTPThủ Đức.
Hiện các công trình tại TP
Thủ Đức như nút giao Mỹ
Thủy đã được đầu tư và đang
trong giai đoạn điều chỉnh. Các
tuyến đường như Nguyễn Thị
Định, Đỗ Xuân Hợp sẽ được
Các tuyến đường
như Nguyễn Thị
Định, Đỗ Xuân Hợp
sẽ được mở rộng lên
30 m đúng theo quy
hoạch để giảm ùn
tắc giao thông ở phía
đông TP.
Dự án tuyếnmetro số 1 hiện đã đạt 96,84% tổng khối lượng. Ảnh: Đ.TRANG
Cầu đường Nguyễn Khoái,
đường vành đai 2, đường Nguyễn
Thị Định là những dự án kỳ vọng
sẽ thay đổi diệnmạo giao thông TP
trong thời gian tới.
Hiện nay, đoạn 1 dự án đường vành đai 2 đã
được HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư,
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông TP.HCM đang hoàn thiện các
bước thủ tục để khởi côngdự án trong thời gian
tới.Tiếp nối đoạn 1, đoạn 2 của đường vành đai
2 cũng được trình HĐND TP đợt này. Như vậy,
thời gian tới đoạn 1, 2 và 3 (đang được triển
khai) sẽ được khép kín để kết nối các phương
tiện vào khu vực cảng với Quốc lộ 1. Từ đó, góp
phần giải quyết ùn tắc giao thông cho cả khu
vực phía đông TP.
Tương tự, phía namTP cũng sẽ giải quyết ùn
ứ giao thông cho các tuyến đường hiện hữu
như Nguyễn HữuThọ, cầu KênhTẻ, NguyễnTất
Thành, trục PhạmHùng bằng dự án cầu đường
Nguyễn Khoái. Dự án này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, giải quyết ngay tình trạng ùn ứ ở
các nút thắt tại phía namTP, đặc biệt là khi nút
giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ hoàn
thành. Tương lai dự án cầuThủThiêm4 (kết nối
quận 7 - TP Thủ Đức), cầu Cần Giờ được hoàn
thành sẽ góp phần chỉnh trang diện mạo giao
thông, tăng cường kết nối vùng và chia sẻ áp
lực giao thông với các tuyến đường hiện hữu.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận,
chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án trọng
điểmnàykhicácdựánđượcHĐNDTPthôngqua.
trục Bắc - Nammới để kết nối
các tuyến cao tốc nhưTP.HCM
- Trung Lương, vành đai 2,
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây, Bến Lức - Long Thành,
Quốc lộ 50, TP.HCM - Long
An - Tiền Giang.
Từ đó, tạo điều kiện kết
nối vùng với TP.HCM và khu
vực. Như vậy, sau khi cầu
đường Nguyễn Khoái được
điều chỉnh chủ trương đầu tư
cũng rất thuận lợi triển khai
dự án. Hiện quận 7 đã có sẵn
mặt bằng, quận 1 cũng không
vướng GPMB, riêng quận 4
có hơn 100 trường hợp bị ảnh
hưởng nhưng quận 4 cũng
đã sẵn sàng trong quá trình
triển khai.
Bên cạnh đó, dự án cầu Thủ
Thiêm 4 trên đường Nguyễn
Văn Linh cũng sớm kết nối
với khu đô thị Thủ Thiêm để
chia sẻ áp lực với phía nam
TP và đi về phía đường vành
đai ở phía đông.
Tương tự, Cần Giờ cũng
đã được Nghị quyết 12 của
Ban Thường vụ Thành ủy
TP.HCM xác định là cửa ngõ
của TP.HCM hướng ra biển.
Vùng Cần Giờ sẽ kết nối với
các tỉnh Đông Nam Bộ thông
qua đường thủy và tương lai
là đường ven biển kết nối từ
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến
ĐBSCL. Theo đó, cầu Cần
Giờ có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, dự kiến sẽ triển khai
đầu tư đúng theo quy hoạch
đã đề ra.
. Xin cảm ơn ông.•
Ông
LƯƠNG MINH PHÚC
,
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM:
Sẵn sàng tiếp nhận, chuẩn bị đầu tư và triển khai
Khi nàođưa tuyếnmetro số1
vàohoạt động?
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản
kiến nghị UBND TP chấp thuận tiếp tục
tổ chức khai thác tại cầu tàu số 2, khu
bến Bạch Đằng, quận 1.
Trước đó, Sở GTVT đã có cuộc họp với
các sở, ngành liên quan về việc tiếp tục
khai thác tại cầu tàu số 2. Tại đây, các đơn
vị chấp thuận để cho tuyến tàu cao tốc
TP.HCM - Vũng Tàu tiếp tục hoạt động
tại bến thủy nội địa tại cầu tàu số 2.
Hiện nay, cầu tàu số 2 chủ yếu phục vụ
khai thác tuyến vận tải hành khách bằng
tàu cao tốc Greenlines DP, tuyến Bạch
Đằng - Vũng Tàu và ngược lại. Nếu
không có bến đậu phù hợp, tuyến tàu cao
tốc TP.HCM - Vũng Tàu sẽ phải ngừng
khai thác.
Trong tháng 10-2023, kết quả hoạt
động khai thác hành khách, du khách
đường thủy đạt 85.000 lượt khách với
hơn 1.500 lượt tàu ra vào bến. “Hoạt
động của cầu tàu số 2 vừa đáp ứng được
nhu cầu của người dân, khách du lịch,
đảm bảo an toàn giao thông đường bộ,
đường thủy, vệ sinh môi trường, góp
phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trên
tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành” -
Sở GTVT nêu.
Tuy nhiên, do TP đang triển khai
thực hiện kế hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500
tại khu công viên bến Bạch Đằng và
triển khai xây dựng công trình cầu đi
bộ qua sông Sài Gòn nên Sở GTVT
tiếp tục kiến nghị gia hạn hoạt động
bến tạm thời cho đến khi có thông báo
dừng hoạt động của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định.
Sở GTVT kiến nghị UBND TP chấp
thuận Công ty TNHH Công nghệ xanh
DP được tiếp tục tổ chức khai thác tại
cầu tàu số 2 khu bến Bạch Đằng để phục
vụ phương tiện thủy hoạt động tuyến vận
tải hành khách, kết hợp du lịch đường
thủy từ bến Bạch Đằng - Vũng Tàu và
khai thác các tàu nhà hàng, ca nô, tàu
chở khách du lịch. Thời gian khai thác
tạm thời, ngắn hạn từng năm một hoặc
cho đến khi có thông báo dừng hoạt
động của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định.
Công ty TNHH Công nghệ xanh DP có
trách nhiệm di dời, thanh thải công trình
liên quan đến hoạt động bến thủy nội địa
và không đòi bồi thường bất kỳ lý do gì
khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
H.HIẾU - T.NGUYÊN
Kiến nghị cho tàu cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu
tiếp tục hoạt động
Nhiều dự án sẽ thay đổi diện mạo giao thông TP.HCM