13
Đề thi vào lớp 10 tại TP.HCM 2024
sẽ ra sao?
NGUYỄNQUYÊN
Ô
ng Trần Tiến Thành,
chuyên viên môn văn,
Sở GD&ĐT TP.HCM,
chia sẻ đề thi môn văn gồm
ba phần là đọc hiểu, nghị luận
xã hội và nghị luận văn học.
Môn văn cần kỹ năng
làm bài
Ở phần đọc hiểu, văn bản
được chọn có thể là văn bản
nghị luận, thông tin, khoa học
phù hợp lứa tuổi, gắn với thời
sự. Câu hỏi được bố trí từ dễ
đến khó, từmức độ nhận biết,
thông hiểu đến phân tích, suy
luận và đánh giá, vận dụng.
Khi trả lời các câu hỏi đọc
hiểu, thí sinh (TS) cần đọc
toàn bộ văn bản để nắm nội
dung, từ đó có câu trả lời ngắn
gọn, rõ ràng, tránh dài dòng
không cần thiết.
Đối với phần nghị luận xã
hội, khi làm bài TS phải đảm
bảo cấu trúc ba phần gồmmở
bài, thân bài và kết bài. TS
phải phân tích, xác định đúng
vấn đề cần nghị luận; triển
khai vấn đề thành các luận
điểm; vận dụng tốt thao tác
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa
lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài
học nhận thức và hành động.
Để làm tốt phần này, TS
phải có thao tác lập luận giải
thích, chứng minh, bình luận.
Phầnnghị luậnvănhọc sẽ có
hai đề để TS chọn lựa. Muốn
làm bài tốt, TS cần nắm vững
kỹ năng viết bài nghị luận văn
học. Rèn luyện kỹ năng phân
tích, cảm nhận tác phẩm văn
học theo thể loại thơ, truyện.
Ngoài ra, TS nên đọc thêm
các tác phẩm ngoài sách giáo
khoa cùng thể loại và chủ đề
với tác phẩm. Từ đó dùng
kiến thức và trải nghiệm của
mình để giải quyết một tình
huống cụ thể.
Môn tiếngAnhnghiêng
về kỹ năng, từ vựng
Ông TrầnĐìnhNguyễn Lữ,
chuyên viên môn tiếng Anh,
Sở GD&ĐT TP.HCM, cho
hay đề thi tiếng Anh tuyển
sinh vào lớp 10 năm 2024 về
cơ bản giống như năm 2023.
Đề thi tiếng Anh bao gồm
40 câu hỏi. Trong đó, 70%
câu hỏi ở mức độ nhận biết
và thông hiểu, 30%mức vận
dụng và vận dụng cao (câu hỏi
vận dụng cao khoảng 10%).
Cũng theo ông Lữ, đề thi
không chú trọng nhiều vào
ngữ pháp mà sẽ tập trung
vào kỹ năng và từ vựng. Vì
Đời sống xã hội -
ThứBa19-12-2023
Năm2024 là năm cuối cùng học sinh lớp 9 tại TP.HCM thi tuyển sinh vào lớp 10 theo chương trình cũ.
Tiêu điểm
Kỳ thi vào lớp 10 công lập ở
TP.HCMnăm2024gồmbamôn
toán, văn, ngoại ngữ.Trong đó,
toánvà văncó thời gian làmbài
120 phút, tiếng Anh 90 phút.
TrườnghợpTS cónguyệnvọng
thi vào lớp 10 chuyên, tích hợp
sẽ thi môn chuyên hoặc tích
hợp trong 150 phút.
Nội dung đề thi nằm trong
chương trình THCS, chủ yếu
ở lớp 9. Đề không chỉ dừng ở
việc kiểm tra kiến thứcmà còn
chú trọng tiếpcậnnăng lực của
TS qua vận dụng kiến thức đã
học vào các tình huống thực
tế, yêu cầu kỹ năng đọc hiểu
và tư duy logic.
Ông
NGUYỄN BẢO QUỐC
,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Đề thi môn tiếng
Anh sẽ không chú
trọng nhiều vào
ngữ pháp mà sẽ tập
trung vào kỹ năng
và từ vựng.
Ngày 18-12, tại Trường Đại học (ĐH) Tôn Đức Thắng
(TP.HCM), Bộ GD&ĐT đã tổ chức tọa đàm
Liên thông
từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học: Kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.
Bà Nguyễn Thảo Hương, chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH
(Bộ GD&ĐT), cho biết tổng số cơ sở giáo dục ĐH của
Việt Nam hiện nay là 243 trường (không tính các trường
thuộc khối quốc phòng, an ninh). Trong đó, số cơ sở giáo
dục ĐH có đào tạo liên thông là 134 trường, chiếm 49%
số cơ sở đào tạo. Điều này cho thấy nhu cầu dạy và học
liên thông tương đối lớn.
Theo thống kê của Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT có 10
ngành đào tạo liên thông có quy mô lớn. Trong đó, ngành
giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học là những ngành có
nhu cầu đào tạo liên thông lớn nhất. Lý do là hiện hai
ngành này vẫn được đào tạo ở trình độ trung cấp và cao
đẳng nên số lượng giáo viên đi học liên thông để lấy bằng
ĐH đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng nhiều.
Đào tạo liên thông hiện có hai hình thức là chính quy và
vừa làm vừa học. Có thể từ trình độ trung cấp, cao đẳng
lên ĐH hoặc giữa các ĐH với nhau. Phương thức tuyển
sinh phổ biến nhất là xét tuyển qua hồ sơ (39%).
Tại tọa đàm, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ
Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), cũng trình bày dự thảo nghị
định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào
tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, vấn đề
được nhiều đại biểu quan tâm là thời gian xét công nhận
kết quả học tập đã tích lũy trong liên thông.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Đào tạo,
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc quy định
thời gian xét công nhận kết quả học tập đã tích lũy (hai
năm, ba năm, năm năm sau khi học xong) sẽ hạn chế định
hướng học tập suốt đời.
“Tôi đề nghị bỏ quy định thời gian xét công nhận kết
quả học tập như dự thảo. Thay vào đó Bộ GD&ĐT cần
xây dựng bộ khung để kiểm tra chất lượng đào tạo của các
trường” - ông Hải nói.
Đồng quan điểm, bà Trương Hoài Linh, Phó Trưởng
phòng Đào tạo, Trường ĐH Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang),
cho hay quy định trên sẽ gây khó khăn với người học liên
thông ở khu vực miền núi. Theo bà Linh, người học liên
thông phần lớn là 7X, 8X, với dự thảo nghị định này họ sẽ
phải học lại toàn bộ chương trình đào tạo.
“Đề nghị ban soạn thảo xem xét lại nội dung trên để tạo
điều kiện cho mọi người, nhất là khu vực miền núi, khó
khăn có cơ hội học tập nâng cao trình độ” - bà Linh nêu.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ
Giáo dục ĐH, cho biết sẽ tiếp thu ý kiến các trường và có
sự điều chỉnh.
THỤC ĐOAN
Ngànhđào tạogiáo viên cónhu cầu liên thông lớnnhất
thế, TS phải chú ý nhiều hơn
vào phần này.
Nội dung đề vẫn có hai bài
đọc nhằm kiểm tra năng lực
đọc hiểu của TS. Những câu
hỏi thuộc dạng phân hóa TS
dự kiến sẽ nằm ở phần đọc -
hiểu và viết lại câu.
Năm bài toán thực tế
Theo ông Dương Bửu Lộc,
chuyên viên môn toán, Sở
GD&ĐT TP.HCM, đề thi
môn toán vẫn giữ ổn định về
cấu trúc như các năm trước
với tám bài.
Mức độ kiến thức nhận biết,
thông hiểu chiếm 70%, vận
dụng và vận dụng cao 30%.
Về mức độ khó của bài thi
cũng sẽ tương đương với đề
tuyển sinh toán năm trước.
Cụ thể, bài 1 vẽ đồ thị - tìm
giao điểm. Bài 2 về định lý
Vi-et, nghiệm phương trình.
Năm bài toán tiếp theo là toán
thực tế. Bài số 8 là toán hình
học với ba câu, câu cuối cùng
là câu khó dùng để phân loại,
chọn học sinh giỏi.•
Thay đổi quy trình xét nguyện vọng tuyển sinh lớp 10
Trên cơ sở rút kinh nghiệm kỳ tuyển
sinhlớp10nămhọc2023-2024,SởGD&ĐT
TP.HCMđangxâydựngcácphươngánthay
đổi toànbộquy trìnhxét cácnguyệnvọng
vào lớp 10 ở các trường THPT công lập.
Các phương án được xây dựng trên cơ
sở rút ngắn thời gian công bố kết quả,
hỗ trợ học sinh tăng tỉ lệ khả năng trúng
tuyểnvàocáctrườngcônglậptheonguyện
vọng đăng ký. Từng bước giảm dần số
lượng TS trúng tuyển nhưng không nộp
hồ sơ qua từng năm.
Ông
NGUYỄNVÕ ĐĂNG KHOA
,
Phó
Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định
chất lượng, Sở GD&ĐT TP.HCM
Dừng tuyển sinh lớp 10 không chuyên tại hai trường chuyên
TheoThông tư 05/2023 ban hành quy
chế tổchứcvàhoạt độngcủa trườngTHPT
chuyên của Bộ GD&ĐT, việc tuyển sinh
vào các lớp không chuyên của trường
THPT chuyên được thực hiện đến hết
năm học 2023-2024.
Do vậy, từ kỳ thi tuyển sinh vào lớp
10 tại TP.HCM năm học 2024-2025
sẽ không tuyển sinh lớp 10 không
chuyên tại Trường THPT chuyên Trần
Đại Nghĩa và Trường THPT chuyên Lê
Hồng Phong.
Bà Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,
cho biết từ năm tới, khi không còn tuyển
sinh lớp 10 không chuyên, trường sẽ xây
dựng lại kế hoạch giáo dục, tập trung
nguồn lực đầu tư cho các lớp chuyên để
phù hợp với định hướng giáo dục của
trường chuyên.
Riêng các lớp không chuyên đã được
tuyển sinh và tổ chức trong trườngTHPT
chuyên vẫn tiếp tục thực hiện cho đến
khi học hết lớp 12.
Học sinh tại TP.HCMthamdự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 nămhọc 2023-2024. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Toàn cảnh tọa đàm“Liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng
lên trình độ đại học: Kinh nghiệmquốc tế và bài học cho Việt Nam”.
Ảnh: NTCC