3
Thời sự -
ThứBa19-12-2023
THANHTUYỀN
N
gày 18-12, Thành ủy
TPThủ Đức, TP.HCM
tổ chức Hội nghị lần
thứ 21 (mở rộng) Ban Chấp
hành Đảng bộ TP Thủ Đức,
nhiệm kỳ 2020-2025.
Đến tham dự hội nghị, Bí
thưThànhủyTP.HCMNguyễn
Văn Nên đã dành sự quan
tâm đến hiệu quả hoạt động
của các trung tâm mới được
thành lập tại TP Thủ Đức và
đề nghị các giám đốc trung
tâm đánh giá liệu mô hình đó
có phù hợp hay không.
Hạ tầng dang dở,
nhân sự thiếu hụt
Thông tinvềbộmáy,Trưởng
phòng Nội vụ TP Thủ Đức
Phạm Hoa Mai cho biết TP
Thủ Đức đã tăng cường phân
cấp, ủy quyền hơn 200 nội
dung cho thủ trưởng các cơ
quan và cấp phường. Qua đó,
giúp rút ngắn thời gian giải
quyết hồ sơ, hành chính cho
người dân, doanh nghiệp. Dù
vậy, vẫn còn phàn nàn nhiều
về hồ sơ nhà đất.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc,
Giám đốc Trung tâm Hành
chính công, cũng cho hay khi
Theo bà Cúc, tồn tại hiện
nay làởcác phòng, ban chuyên
môn, 34 phường chưa được
quan tâm nhiều đến cải cách
hành chính. Sau khi rà soát,
số hồ sơ quá hạn còn tồn là
644. 374 hồ sơ đã được giải
quyết trong hai tuần sau khi
trung tâm có văn bản yêu cầu
các cơ quan phối hợp.
Cạnh đó, Trung tâm Hành
chính công được thành lập
cần 37 người nhưng hiện chỉ
có 18 người. “Điều này gây
khó khăn về khâu cấp phép,
nhận và giải quyết hồ sơ hằng
ngày cho dân” - bà Cúc nói
và mong sớm được bổ sung
nhân sự.
CònôngLưuVănTấn,Giám
đốc Trung tâm Phát triển hạ
tầng kỹ thuật TP Thủ Đức,
nói qua bốn tháng hoạt động,
TPThủ Đức có quá nhiều tồn
tại, vướng mắc liên quan đến
hạ tầng kỹ thuật.
Bí thưNguyễnVănNên:TPThủĐứccần
huy động nguồn lực từ Nghị quyết 98
thành lập, UBNDTPThủĐức
đã ủy quyền cho trung tâm
thực hiện
20 thủ tục với 14
nội dung thuộc sáu lĩnh vực.
Sau một tháng hoạt động, bà
Cúc đánh giá để thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ giải quyết sớm
hồ sơ cho dân thì cần bổ sung,
điều chỉnh và phải có sự phối
hợp với các phòng, ban về các
thủ tục liên quan giữa các bên.
TP Thủ Đức có hơn 200
dự án đầu tư hiện chưa được
bàn giao hạ tầng. Nhiều dự
ánmang tính trọng điểmquốc
gia được TP.HCMưu tiên đầu
tư nhưng lại thiếu đi tính kết
nối, đồng bộ. Công tác quản
lý về hạ tầng còn nhiều bất
cập, nhất là quá trình vận
hành, duy tu.
Ông Lưu Văn Tấn kiến
nghị cần có cơ chế với các
dự án đầu tư tồn hàng chục
năm, hạ tầng không được
bàn giao dẫn đến hoang hóa,
xuống cấp, hay vướngmắc về
pháp lý… Với những dự án
TP Thủ Đức có hơn
200 dự án đầu tư
chưa được bàn giao
hạ tầng, nhiều dự
án được ưu tiên đầu
tư còn thiếu tính kết
nối, đồng bộ…
Bí thư TP.HCMNguyễn VănNên đề nghị lãnh đạo TPThủĐức, người đứng đầu các trung tâm cần đi tìm
“chìa khóa” để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
lớn, bên cạnh nguồn vốn, ông
Tấn cho rằng cần tính toán lộ
trình thực hiện lâu dài.
Phát huy cơ chế
của Nghị quyết 98
B í t h ư T h à n h ủ y
TP.HCM Nguyễn Văn Nên
cho rằng cần dựa vào thực tế
đã nhìn thấy để có đánh giá
xem mô hình đó có phù hợp
hay không.
Theo ông, vấn đề quan
trọng hiện nay là giải quyết
cái gốc, đi tìm “chìa khóa”
để giải quyết các vấn đề tồn
đọng đã được chỉ ra. Từ đó,
ông yêu cầu lãnh đạo TPThủ
Đức, người đứng đầu các
trung tâm với tinh thần, trách
nhiệm của mình có thể nghĩ
ra cách làm hay để tháo gỡ
vấn đề. “Trước mắt TP Thủ
Đức phải nỗ lực hoàn thành
các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của năm 2023 và
làm cơ sở cho năm 2024” -
ông Nên gợi ý.
ÔngNên cũng đề nghị trong
năm 2024, TP Thủ Đức cần
phối hợp chặt chẽ, sắp xếp
thứ tự ưu tiên, quan trọng là
phải huy động các nguồn lực
xã hội khi đã có Nghị quyết
98. “Nguồn lực Nhà nước có
hạn. Giờ TP.HCM có cơ chế
huy động, phương thức huy
động nguồn lực xã hội, đề
nghị TP Thủ Đức mạnh dạn
thực hiện” - Bí thư Nguyễn
Văn Nên chia sẻ.
Phát biểu kết luận hội nghị,
Bí thư TP Thủ Đức Nguyễn
Hữu Hiệp yêu cầu trong thời
gian còn lại của năm, cả hệ
thống cần tập trung sắp xếp,
kiện toàn hệ thống chính trị
TP Thủ Đức và 34 phường
tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả. Trong đó, đặc biệt
lưu ý triển khai các cơ chế,
chính sách liên quan tổ chức
bộ máy theo Nghị quyết 98.
Ông cũng yêu cầu chú trọng
kiểm tra, giám sát việc tổ
chức thực hiệnNghị quyết 98,
việc phân cấp ủy quyền của
UBND TP, chủ tịch UBND
TP.HCM cho UBND và chủ
tịch UBND TP Thủ Đức…
Với nhiệmvụphát triểnkinh
tế - xã hội TP Thủ Đức năm
2023 và xây dựng chính quyền
đô thị theo mô hình mới, ông
NguyễnHữuHiệpyêu cầu tiếp
tục triểnkhai cácgiải phápkhắc
phục tồn tại, hạn chế tại các dự
án còn tồn đọng.
Cạnh đó, phối hợp với các
sở, ngành TP.HCMgiải quyết
dứt điểmcác khiếu kiện để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các
dự án trọng điểm; tập trung
hoàn thành bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư dự án đường
vành đai 3 - TP.HCM, đoạn
đi qua TP Thủ Đức.•
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn VănNên trao đổi với Bí thư TP ThủĐức NguyễnHữuHiệp tại hội nghị.
Ảnh: THANHTUYỀN
Tiêu điểm
11.578
tỉ đồng là số thu ngân sách ước
đạt trongnăm2023 củaTPThủ
Đức (đạt 64%). Tính đến ngày
15-12, TP Thủ Đức giải ngân
vốn đầu tư công khoảng 2.140
tỉ đồng (đạt 83%). Dự kiến đến
ngày 25-12 sẽ giải ngân trên
95% chỉ tiêu TP.HCM giao.
Thungân sáchnhà nước ước
tínhthựchiệnđếnngày15-12là
11.009tỉđồng,đạt61%dựtoán.
Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ
TP Thủ Đức
Năm 2024 là năm đặc biệt quan trọng, là giai đoạn nước
rút để thực hiện thắng lợi cácmục tiêu, nhiệmvụ nghị quyết
đại hội các cấp nhiệmkỳ 2020-2025 vàNghị quyết BanChấp
hành Đảng bộ TP Thủ Đức giai đoạn 2021-2025 đề ra. Đây
cũng là năm chuẩn bị cho đại hội đầu tiên của Đảng bộ TP
Thủ Đức được tổ chức kể từ khi được thành lập theo Nghị
quyết 1111/2020 của Quốc hội.
Do đó, cấp ủy các chi bộ, đảng bộ cơ sở phải chủ động
thường xuyên tự rà soát, chuẩn bị tốt nguồn nhân sự cho
đại hội cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030.
Bí thư TP Thủ Đức
NGUYỄN HỮU HIỆP
3 lýdo thuhútmạnhđầu tưnước ngoài củaViệtNam
Ngày 18-12, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 đã
chính thức khai mạc. Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn
ra phiên đối ngoại với chủ đề “Tăng cường thu hút đầu tư
chất lượng cao hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền
vững của địa phương”.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn
Minh Hằng khẳng định đây là một “phiên đặc biệt”, là cơ
hội để các địa phương trực tiếp kết nối, trao đổi với các
đại sứ, mở ra các cơ hội hợp tác trong thời gian tới.
Bà Hằng nhìn nhận trong bối cảnh chuyển đổi xanh là
xu thế không thể đảo ngược, các nước đưa ra nhiều sáng
kiến mới trong định hình các chuỗi cung ứng và sản xuất
xanh, đòi hỏi nhiều nguồn lực đầu tư cho các nước đang
phát triển để thích ứng với các tiêu chuẩn này.
Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu đan xen cơ hội và thách
thức đó, đầu tư nước ngoài là một bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo
điều kiện phát triển lâu dài trong môi trường cạnh tranh
bình đẳng.
Thứ trưởng đưa ra một số lý giải cho việc Việt Nam và
các địa phương của Việt Nam đang có nhiều thế mạnh
trong đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ nhất, Việt
Nam là một điểm sáng tăng trưởng của kinh tế thế giới với
GDP cả năm 2023 dự báo đạt trên 5%. Ổn định kinh tế vĩ
mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, an sinh xã
hội được bảo đảm.
Việt Nam cũng đang “bắt nhịp” kịp thời với các xu thế
mới, thích ứng với các quy định mới (thuế tối thiểu toàn
cầu, thuế carbon…).
Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng định hướng, chiến lược
phát triển kinh tế rõ ràng, tạo cơ sở quan trọng để các nhà
đầu tư hoạch định, xây dựng các kế hoạch đầu tư lâu dài...
Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương cũng cam
kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà
đầu tư, đồng hành cùng các doanh nghiệp.
Điểm cuối cùng và rất quan trọng là quan hệ của Việt
Nam với các đối tác tiếp tục được mở rộng, làm sâu sắc và
nâng tầm. Cục diện đối ngoại thuận lợi chưa từng có hiện
nay là nền tảng để Việt Nam thu hút hiệu quả các nguồn
lực bên ngoài, kết hợp với các nguồn lực trong nước để
phục vụ phát triển và cũng tạo cơ hội để các đối tác mở
rộng đầu tư - kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Ngay sau đó, các đại biểu đã nghe đại diện các lãnh đạo
các tập đoàn quốc gia, các hiệp hội doanh nghiệp nước
ngoài trình bày các tham luận, các vấn đề về phát triển
kinh tế xanh, đầu tư xanh và phát triển bền vững… tại
Việt Nam.
Lãnh đạo các địa phương của Việt Nam cũng chia sẻ
tại hội nghị về những lợi thế trong phát triển nguồn năng
lượng tái tạo cũng như các kế hoạch phát triển nguồn năng
lượng thay thế trong tương lai…
NGỌC DIỆP