9
Ngày 18-12, tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình cho
biết trong năm 2023, tỉnh này nhận được hơn 82 tỉ đồng từ
việc bán tín chỉ carbon.
Cụ thể, căn cứ theo nghị định của Chính phủ về việc thí
điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ
carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát
thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, Bộ NN&PTNT đã
chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO
2
vùng Bắc Trung Bộ cho
Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) với giá
khoảng 5 USD/tấn. Với mức giá này, Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng Trung ương nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ
carbon thông qua IBRD.
Sau khi trích khoảng 1,8 triệu USD tiền quản lý phí và
các khoản chi hợp lệ khác, 49,698 triệu USD còn lại được
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương điều phối cho
các tỉnh trong khu vực theo quy định.
Tính riêng tỉnh Quảng Bình sẽ chuyển nhượng hơn 2,4
triệu tấn CO
2
và được chi trả khoảng 235 tỉ đồng trong giai
đoạn 2023-2025. Riêng năm 2023, Quảng Bình sẽ được nhận
82,4 tỉ đồng (cao thứ hai trong sáu tỉnh của khu vực). Nguồn
kinh phí hơn 82 tỉ đồng từ việc bán “không khí” sẽ được chi
trả, phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát
triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng.
Trong đó, 80 tỉ đồng sẽ tiến hành chi trả cho các đối
tượng hưởng lợi là chủ rừng, bao gồm hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng, tổ chức và UBND xã. Còn 2,4 tỉ đồng được
trích tại tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình.
Theo thống kê, diện tích rừng tự nhiên được chi trả là
469.317 ha, bình quân số tiền chi trả trên đơn vị diện tích là
khoảng 170.000 đồng/ha. Nội dung chi trả bao gồm: Hỗ trợ
các hoạt động lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính;
hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải khí nhà
kính (bảo vệ rừng tự nhiên, khoán bảo vệ rừng tự nhiên, các
biện pháp lâm sinh); hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế và
công tác quản lý.
“Với nguồn kinh phí này, trong ba năm sẽ có những hỗ
trợ tích cực cho các chủ rừng, đặc biệt là các hộ gia đình
được giao rừng tự nhiên mà chưa có kinh phí. Vừa rồi chỉ
mới là thí điểm nhưng sau này thành thị trường thì chúng
tôi sẽ điều tra, đánh giá trữ lượng để có số liệu tương đối
chính xác. Sau đó sẽ thương lượng với các tập đoàn, tổ
chức mua bán tín chỉ carbon để bán, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng ngành nông nghiệp” - ông Mai Văn Minh, Giám đốc
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình, cho biết.
BẢO THIÊN
Hơn 82 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon sẽ được chi trả, phục vụ
cho công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ảnh: TL
bàn huyện Kiến Thụy, mặt đường thi
công dở dang đang tạm dừng. Đoạn
qua huyện Tiên Lãng dài gần chục
kilomet, nhà thầu mới đổ được lớp
cát đen làm cốt nền. Hai cây cầu lớn
trên tuyến đường này thì cầu Văn Úc
đã hoàn thành, trong khi đó cầu Thái
Bình vẫn đang dở dang.
ÔngĐỗTuấnAnh, TổngGiámđốc
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông tỉnh Hải
Phòng, cho biết từ tháng 5-2022 đến
nay, dự án gặp khó khăn trong việc
tiếp cận các nguồn vật liệu đắp nền
đường, giá các nguyên vật liệu biến
động tăng cao. Cùng với đó, trong
thời gian qua chính sách tín dụng bị
siết chặt nên dự án gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn
vay, huy động vốn vay thực hiện đầu
tư, dẫn đến kéo dài thời gian xây dựng.
“Dự án còn gặp vướng mắc rất lớn
về mức lãi suất vốn vay thực tế mà
nhà đầu tư phải trả so với lãi suất tính
theo hợp đồng BOT (5%-6%). Việc
này vượt khả năng cân đối tài chính,
gây thiệt hại cho nhà đầu tư và ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định tiếp tục
đầu tư dự án của nhà đầu tư. Mặc dù
UBND TP Hải Phòng đã cùng nhà
đầu tư từng bước tháo gỡ nhằm đẩy
nhanh tiến độ dự án nhưng vẫn còn
một số khó khăn mà thẩm quyền của
UBND TP Hải Phòng không đủ cơ
sở pháp lý thực hiện, cần phải xin ý
kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ” - ông Tuấn Anh cho biết.
Tăng lãi suất hợp đồng BOT
Theo tìm hiểu của PV, lãi suất vốn
vay trong thời gian xây dựng xác định
theo quy định tại hợp đồng BOT từ
tháng 3-2023 là 5,625%. Trong khi
đó, theo báo cáo của nhà đầu tư, mức
lãi suất vốn vay thực tế DN phải chi
trả từ tháng 7-2023 là 12,9%/năm.
Để tháo gỡ khó khăn cho dự án,
UBND TPHải Phòng đã có văn bản
đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho
phép điều chỉnh dự án, điều chỉnh
lãi suất vốn vay và cho phép xác
định mức lãi suất vốn vay theo quy
định. Văn phòng Chính phủ sau đó
đã có phiếu chuyển gửi Bộ GTVT,
Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
TrêncơsởhướngdẫncủaBộGTVT,
Bộ Tài chính, đồng thời tham vấn ý
kiến chuyên gia của Kiểm toán Nhà
nước, đối chiếu quy định pháp luật,
các quy định trong hợp đồng dự án
và tình huống của dự án, UBND TP
Hải Phòng cho rằng việc điều chỉnh
dự án là có cơ sở và UBND TP Hải
Phòng có thẩm quyền thực hiện điều
chỉnh dự án. Tuy nhiên, việc điều
chỉnh lãi suất vốn vay và nguyên tắc
NGỌC SƠN
S
au gần sáu năm thi công, qua
hai lần hoãn thời gian về đích,
đến nay dự án tuyến đường bộ
ven biển Hải Phòng - Thái Bình do
liên danh nhà đầu tư Tổng Công ty
xây dựng số 1 - CTCP và Công ty
Cổ phần Đầu tư và xây dựng Bùi Vũ
triển khai mới chỉ đạt hơn 70% tiến
độ. Hiện nhà đầu tư đã đề nghị tạm
dừng dự án để chờ điều chỉnh lãi
suất vay trong hợp đồng BOT (xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Vì sao phải tạm dừng
dự án
Dự án tuyến đường bộ ven biểnHải
Phòng -TháiBìnhđượcUBNDTPHải
Phòng phê duyệt năm 2016 theo hình
thức đối tác công tư (PPP) và BOT,
chính thứckhởi côngxâydựng từ tháng
5-2017, dự kiến đưa vào sử dụng năm
2021. Ban đầu, dự án có tổng vốn đầu
tư hơn 3.460 tỉ đồng, sau đó được điều
chỉnh và bổ sung vốn nhà nước vào
năm 2018, nâng tổng vốn đầu tư lên
trên 3.768 tỉ đồng. Vốn từ ngân sách
nhà nước là 720 tỉ đồng để thực hiện
giải phóngmặt bằng tại TPHải Phòng,
900 tỉ đồng từ vốn chủ sở hữu và hơn
2.100 tỉ đồng từ nguồn vốn vay.
Ban đầu, dự án do liên danh bốn
doanh nghiệp (DN) đầu tư, tuy nhiên
vào thời điểm2018-2019, do gặp khó
khăn về vốn hai DN rút lui, chỉ còn
hai thành viên. Liên danh đã thành
lập DN dự án là Công ty cổ phần
Đầu tư đường ven biển Hải Phòng
để thực hiện dự án này. Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông Hải Phòng giữ vai
trò quản lý dự án.
Ghi nhận đến thời điểm này, đoạn
đầu tuyến qua địa bàn phường Minh
Đức, quận Đồ Sơn, mặt đường cơ
bản được hoàn thành. Đoạn qua địa
Cầu VănÚc trên tuyến đường bộ ven biểnHải Phòng - Thái Bình đã được hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng
do toàn tuyến chưa thông. Ảnh: ĐỨCNGHĨA
Tuyếnđườngbộ venbiểnHải Phòng
- Thái Bình chờ giải cứu
Dự án tuyến đường bộ ven biểnHải Phòng -Thái Bình với tổngmức đầu tư hơn 3.700 tỉ đồng đã thi công
đạt đến hơn 70%nhưng hiện phải “đắp chiếu”.
xác định lãi suất vốn vay thì chưa
có đủ cơ sở pháp lý.
Để có cơ sở tiếp tục xem xét về đề
xuất điều chỉnh mức lãi suất vốn vay,
nguyên tắc xác định lãi suất vốn vay
điều chỉnh của hợp đồng BOT, đoàn
công tác của TPHải Phòng đã hai lần
làmviệc với BộTài chính,mà gầnnhất
là đầu tháng 11 vừa qua. Qua hướng
dẫn của bộ, TPHải Phòng đã đề nghị
Thủ tướngChínhphủđồngývềnguyên
tắc điều chỉnh lãi suất vốn vay.
Cụ thể, mức lãi suất vốn vay được
xác định theo lãi suất thực tế trong
hợp đồng tín dụng của nhà đầu tư
với bên cho vay và đảm bảo không
vượt quá mức lãi suất cho vay trung,
dài hạn bình quân của ba ngân hàng
thương mại là BIDV, Vietcombank,
VietinBank.
Hiện đến thời điểm này, TP Hải
Phòng vẫn đang chờ Chính phủ, các
bộ, ngành xem xét giải quyết vướng
mắc trên. Nếu được thông qua, dự
án sẽ tiếp tục được hoàn thành để
đưa vào sử dụng.•
Quảng Bình nhận hơn 82 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon
Hiện nhà đầu tư đã đề
nghị tạm dừng dự án để
chờ điều chỉnh lãi suất
vay trong hợp đồng BOT.
Tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng
- Thái Bình dài 29,7 km
Dự án tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình dài 29,7 km, điểm
đầu giao với Đường tỉnh 353, thuộc phường Minh Đức, quận Đồ Sơn, TP
Hải Phòng, điểm cuối tại Km29+706,89 giao với Quốc lộ 37, thuộc xã Thụy
Liên, huyện Thái Thụy (Thái Bình).
Dự án có gần 20,8 kmđi quaTPHải Phòng và gần 9 kmđi qua địa bàn tỉnh
Thái Bình. Đây là dự án nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam kéo
dài từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, được Thủ tướng phê duyệt năm 2010.
Theo thiết kế, mặt đường rộng 12mvới hai làn xe cơ giới; vận tốc xe chạy
80 km/giờ. TP Hải Phòng đã cân đối ngân sách, đầu tư mở rộng thêm hai
làn xe cơ giới cho đoạn qua địa bàn TP.