7
Liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan,
chủ tịch Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc đã thâu tóm Ngân
hàng SCB và sử dụng ngân hàng này như công cụ rút tiền
phục vụ cho mục đích cá nhân.
Các sai phạm trong hoạt động của Ngân hàng SCB diễn ra
từ năm 2012 đến 2022 với thiệt hại hàng trăm ngàn tỉ đồng.
Trong thời gian dài, các sai phạm này bị nhóm cán bộ tại
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM “lờ” đi.
Theo cáo trạng, NHNN Chi nhánh TP.HCM có các
quyết định thành lập bốn tổ giám sát tại Ngân hàng SCB.
Trong quá trình giám sát, từ năm 2016 đến tháng
9-2022, Tổ giám sát đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo,
đề xuất lãnh đạo các cấp về việc kiểm tra, thanh tra SCB,
đưa vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt.
Tuy nhiên, các đề xuất này không được lãnh đạo thanh
tra giám sát NHNN Chi nhánh TP.HCM (cơ quan được
NHNN giao chủ trì công tác thanh tra, giám sát) chấp
thuận. NHNN Chi nhánh TP.HCM chỉ triển khai hai cuộc
thanh tra đột xuất vào năm 2020 và năm 2022 nhưng
phạm vi thanh tra bị thu hẹp, không đúng với đề xuất của
Tổ giám sát và ý kiến chỉ đạo của NHNN.
Mặt khác, các bị can Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn
Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan và Nguyễn
Tín với vai trò là lãnh đạo Cục II, NHNN Chi nhánh
TP.HCM, Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh TP.HCM,
tổ trưởng Tổ giám sát đã có hành vi ngăn chặn, cản trở
việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các sai phạm
và thực trạng tài chính rất xấu của SCB lên NHNN và cơ
quan thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN.
Những cá nhân này không kiến nghị đưa SCB vào diện
kiểm soát toàn diện, không kiến nghị thanh tra để kịp thời
xử lý các sai phạm...
Quá trình thực hiện, chỉ đạo công tác thanh tra, giám
sát với Ngân hàng SCB, các cá nhân trên đã nhận tiền của
Ngân hàng SCB.
Hành vi sai phạm và nhận tiền nêu trên đã để cho nhóm
Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hành vi cho vay lũy
tiến từng năm.
Qua đó, bà Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân
hoặc trả nợ các khoản vay trước đó, che giấu thực trạng
hoạt động tín dụng xấu của SCB. Thiệt hại từ hành vi này
đặc biệt lớn, tính đến ngày 17-10-2022 là 677.286 tỉ đồng.
VKS xác định hành vi của các bị can này đã phạm vào tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
BÙI TRANG
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Ba 19-12-2023
KH&CN các ngành kinh tế - kỹ
thuật, Bộ KH&CN với tổng kinh
phí đề tài là 18,98 tỉ đồng.
Quá trình nghiên cứu đề tài, Trịnh
Thanh Hùng, Hồ Anh Sơn, Phan
Quốc Việt thống nhất không đặt
ra vấn đề Học viện Quân y chuyển
giao quy trình nghiên cứu để Việt Á
sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm.
Nhóm ba bị cáo thông đồng với
nhau đưa bộ kit do Công ty Việt
Á cung cấp (không được sản xuất
theo quy trình nghiên cứu của Học
viện Quân y) đi thử nghiệm tại Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương và sử
dụng sản phẩm này để nghiệm thu
giai đoạn 1 của đề tài và nghiệm
thu đề tài.
Do đó, quy trình nghiên cứu của
Học việnQuân y không có sản phẩm
được thử nghiệm, đánh giá và hậu
quả là đề tài không hoàn thành.
VKS quân sự Trung ương xác
định Phan Quốc Việt gian dối trong
làm thủ tục cấp phép bộ sản phẩm
kit tại Bộ Y tế.
Hành vi gian dối này của các bị
can trong việc tiếp nhận, nghiên
cứu, nghiệm thu, quyết toán số tiền
Bộ KH&CN giao Học viện Quân y
nghiên cứu đề tài, đã gây thiệt hại
là 18,4 tỉ đồng.
Vụ lợi cá nhân
Theo cáo buộc, cựu thượng tá
Hồ Anh Sơn thực hiện yêu cầu
của Hùng, làm văn bản của Học
viện Quân y đề nghị Viện Vệ sinh
dịch tễ Trung ương đánh giá thử
nghiệm kit của đề tài. Thế nhưng
sau đó lại sử dụng kit của Công
ty Việt Á để đưa đi thử nghiệm,
nghiệm thu đề tài trái pháp luật và
vi phạm Hợp đồng số 29 ký giữa
các cơ quan của Bộ KH&CN với
Học viện Quân y.
Theo yêu cầu của Phan Quốc
Việt, ông Sơn trình cấp trên ký biên
bản bàn giao không đúng nội dung
để Công ty Việt Á làm thủ tục cấp
phép tại Bộ Y tế.
VKS xác định ông Sơn là người
thực hành tích cực được Phan Quốc
BÙI TRANG
N
gày 27-12 tới, Tòa án quân
sự Thủ đô Hà Nội sẽ xét xử
sơ thẩm cựu thượng tá Hồ
Anh Sơn trong vụ án lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ, liên quan Công ty Việt Á.
Trước khi bị bắt, cựu thượng tá,
PGS-TS Hồ Anh Sơn là phó giám
đốc Viện Nghiên cứu y dược học
quân sự, Học viện Quân y, chủ
nhiệm đề tài nghiên cứu hai bộ kit
test SARS-CoV-2 (realtime RT-PCR
và RT-PCR).
Cùng bị đưa ra xét xử với bị cáo
Hồ Anh Sơn còn có bị cáo Phan
Quốc Việt (chủ tịch Công ty Việt
Á), Trịnh Thanh Hùng (cựu phó
vụ trưởng, Vụ KH&CN các ngành
kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN) và
bốn bị cáo khác.
Thông đồng với Công ty
Việt Á
Theo cáo buộc của VKS quân sự
Trung ương, trước tình hình dịch
bệnh COVID-19 xuất hiện ở nước
ngoài và có nguy cơ cao lây lan
vào Việt Nam, Ban Giám đốc Học
viện Quân y có công văn gửi Bộ
KH&CN về việc đề xuất nhiệm vụ
phát triển kit chẩn đoán viêm phổi
do virus Corona.
Do vụ lợi cá nhân nên từ tháng
1-2020, Trịnh Thanh Hùng, cựu phó
vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành
kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN, đã
thông đồng với Phan Quốc Việt, chủ
tịch Công ty Việt Á và Hồ Anh Sơn.
Cụ thể, nhóm ba bị cáo này đã
đưa Công ty Việt Á vào tham gia
với vai trò là cơ quan phối hợp, sản
xuất 20.000 kit test thử nghiệm.
Sau đó, để Công ty Việt Á được
cấp phép và sản xuất thương mại
trái pháp luật bộ kit.
Ngày 6-2-2020, Học viện Quân
y ký Hợp đồng thực hiện đề tài
KH&CN số 29/20-ĐTĐL.CN-CNN
với văn phòng các chương trình
trọng điểm cấp nhà nước và Vụ
Chủ tịch Việt Á PhanQuốc Việt (trái) và cựu thượng táHồ Anh Sơn trong buổi giới thiệu bộ kit test COVID-19. Ảnh: VGP
Cựu thượng tá Hồ Anh Sơn
sắp hầu tòa vụ Việt Á
Cựu phó giámđốc ViệnNghiên cứu y dược học quân sự, Học việnQuân y Hồ Anh Sơn bị cáo buộc
thông đồng với Việt Á, đưa kit test do công ty này sản xuất đi thử nghiệm.
Việt chi cho 2,4 tỉ đồng và phải chịu
trách nhiệm với tổng thiệt hại của
đề tài là 18,4 tỉ đồng, chịu trách
nhiệm trực tiếp phần tiền Học viện
Quân y được giao trong nghiên cứu
đề tài là 7,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, Hồ Anh Sơn là người
lợi dụng chức vụ, quyền hạn; vụ lợi
cá nhân trong việc mua, bán tăm
bông, ống môi trường dán nhãn
Viện Nghiên cứu y dược học quân
sự và cung cấp cho Công ty Việt
Á để bán cho các cơ quan, tổ chức
sử dụng trong phòng, chống dịch.
Qua đó, bị cáo được hưởng lợi trái
phép 2,1 tỉ đồng.
Cơ quan công tố cáo buộc cựu
thượng tá Hồ Anh Sơn đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh
của Học viện Quân y, quân đội.
Đây là hành vi phạm tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.•
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 70 văn bản đề nghị thanh kiểm tra SCB bị “phớt lờ”
Theo cáo buộc, cựu
thượng tá Hồ Anh Sơn
thực hiện yêu cầu của
Hùng, làm văn bản
của Học viện Quân y
đề nghị Viện Vệ sinh
dịch tễ Trung ương
đánh giá thử nghiệm
kit của đề tài.
Cũngvụkit testViệt Á, dựkiến từngày 3-1-2024,TAND
TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ
Công tyViệt Ánâng khốnggiá kit xét nghiệmCOVID-19.
Các bị cáo bị xét xử về các tội đưa hối lộ; nhận hối
lộ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng; vi phạmquy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối
với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Trong số các bị cáo, Phan Quốc Việt (tổng giám đốc
Việt Á) và cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
cùng cóbốn luật sưbào chữa. Cựubộ trưởngBộ KH&CN
Chu Ngọc Anh có một luật sư bào chữa, cựu trợ lý phó
thủ tướng Nguyễn Văn Trịnh có hai luật sư bào chữa.
Bị cáo Phan Quốc Việt bị truy tố hai tội danh đưa
hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng.
Quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt bị cáo buộc đã
thỏa thuận ăn chia, đưa tiềnhối lộ, tiền cảmơnnhiều lần
với tổng số tiền hơn 106 tỉ đồng cho nhiều bị cáo khác.
Có sáu bị cáo nhận hối lộ gồm: Nguyễn Thanh Long,
Nguyễn Huỳnh, cựu thư ký của ông Long; Phạm Duy
Tuyến, cựu giám đốc CDC Hải Dương; Trịnh Thanh
Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ KH&CN; NguyễnMinhTuấn
và Nguyễn Nam Liên - hai cựu vụ trưởng của Bộ Y tế.
Trong đó, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã
thông qua thư ký nhận 2,2 triệu USD và nhận trực tiếp
từ Phan Quốc Việt 50.000 USD.
Đầu năm 2024, xét xử 38 bị cáo cùng vụ Việt Á