295-2023 - page 13

13
Việt Nam - Lào - Campuchia và
nhận thức chung về Phật giáo
THĂNGBÌNH
S
áng 25-12, tại Học viện
Phật giáoViệtNam(VN),
TP.HCM đã diễn ra Hội
nghị lãnh đạo Phật giáo ba
nước VN - Lào - Campuchia
lần thứ hai.
Phát biểu tại hội nghị, TS
Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng
Bộ Nội vụ VN, nhận định ba
nước VN - Lào - Campuchia
cómối quanhệhữunghị truyền
thống tốt đẹp, gắn bó từ lâu đời
ngày càng được tăng cường và
mở rộng. Hội nghị lần này sẽ
là một thông điệp có ý nghĩa
kể cả về tôn giáo lẫn xã hội.
“Chúng ta có quyền tin
tưởng trong lịch sử, hiện tại và
tương lai, Phật giáo ba nước
đã, đang và sẽ tiếp tục có vai
trò, ảnh hưởng rất lớn tới đời
sống, tình cảm, văn hóa, đạo
đức của người dân. Vì lợi ích,
hòa bình, thịnh vượng củamỗi
quốc gia, dân tộc, Phật giáo
đã có những đóng góp quan
trọng vào việc hình thành và
tạo dựng một xã hội tốt đẹp,
góp phần cùng Nhà nước và
nhân dân ba nước xây dựng
đời sống ổn định, đất nước
phát triển bền vững” - TS
Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh.
Hòa thượng Thích Thiện
Nhơn, Chủ tịchHội đồng trị sự
Giáo hội Phật giáo VN, nhận
định trong nhiều thế kỷ, sông
Mekong đóng vai trò huyết
mạch, không chỉ cho vùng đất
mà còn cho tinh thần chung
của VN, Lào và Campuchia.
Đan xen vào dòng chảy đó là
những “sợi chỉ” về di sản Phật
giáo chung - một “tấm thảm
thêu” về lòng từ bi, bất bạo
động và quản lý môi trường;
gắn kết cộng đồng Phật giáo
ba nước với nhau trong tình
huynh đệ tâm linh sâu sắc.
Tuynhiên,sôngMekonghiện
phải đối mặt với nhiều thách
thức suy thoáimôi trường, biến
đổi khí hậu, nghèo đói và bất
bình đẳng xã hội đe dọa đến
cơ cấu cuộc sống. “Do vậy,
các tăng đoàn và cộng đồng
Phật tử phải sát cánh cùng
nhau tạo ra sự thay đổi tích
cực…” - Hòa thượng Thích
Thiện Nhơn nhấn mạnh.
“Hội nghị lần này sẽ là động
lực để chuyển thành hiện thực
chứ không chỉ là ký ức đơn
thuần. Hãy biến ngọn lửa nhỏ
của niềm hy vọng thành ngọn
lửa của sự đoàn kết, lòng từ
bi và sự thay đổi mà chúng ta
muốn thấy - một di sản cho
thế hệ mai sau” - Hòa thượng
Thích Thiện Nhơn kêu gọi.
Hòa thượng Mahabounma
Simmaphom, Chủ tịch Tổ
chức Phật giáo Trung ương
Lào, cho rằng ba nước cần
tạo dựng những mối liên kết
mới trên ba trụ cột quan trọng
là giáo dục, văn hóa và chủ
nghĩa nhân đạo…
“Chúng ta hãymở rộng lòng
nhân ái vượt ra ngoài biên
giới, gửi đi những sứ mệnh
nhân đạo để xoa dịu nỗi đau
và gieo hạt giống phát triển
bền vững, không chỉ ở khu
vực Mekong mà còn trên
toàn thế giới” - Hòa thượng
Simmaphom bày tỏ.
Trong khi đó, Hòa thượng
Trong ngày đầu tiên của hội nghị sẽ có
sáu chủ đề được khám phá gồm: Sự kết
nối và công bằng môi trường; Đạo đức
Phật giáo và lối sống bền vững; Chánh
niệm và đạo đức sinh thái: Nuôi dưỡng
tương lai bền vững; Tiêu dùng có ý thức
và môi trường; Giáo dục và nhận thức về
môi trường: Cách tiếp cận của Phật giáo
và Trí tuệ bản địa và chủ nghĩa môi trường
Phật giáo.
Thượng tọa
THÍCH ĐỨC THIỆN
,
Phó Chủ
tịch, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo VN
Đời sống xã hội -
ThứBa26-12-2023
Hội nghị lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ hai với chủ đề
“Quản lýmôi trường: Nuôi dưỡng thế giới bền vững”.
KhimSon, ChánhVăn phòng
Hội đồng tăng đoàn Tối cao
Vương quốc Campuchia, đã
đề xuất ba trụ cột là giáo dục,
văn hóa và chủ nghĩa nhân
đạo nhằm tăng cường sự hợp
tác giữa hai bên.
“Thànhquả trí tuệ của chúng
ta có thể được chia sẻ không
chỉ trong biên giới quốc gia
mà còn trên toàn thế giới,
soi sáng con đường dẫn đến
tương lai hòa bình, hòa hợp
và thịnh vượng chung” - Hòa
thượng Khim Son cho hay.
Hội nghị kéo dài đến hết
ngày 27-12 tại Học viện Phật
giáoVN(TP.HCM) vàSamten
Hills, Đà Lạt (LâmĐồng), kết
thúc bằng khóa lễ cầu nguyện
hòa bình thế giới.•
Khám phá sáu chủ đề chính của Phật giáo
“Hãymở rộng lòng
nhân ái vượt ra ngoài
biên giới, gửi đi
những sứmệnh nhân
đạo để xoa dịu nỗi
đau và gieo hạt giống
phát triển bền vững.”
Hòa thượng
Simmaphom
TP.HCM yêu cầu không thu học phí
tiền mặt
Sở GD&ĐT TP.HCM ngày 25-12 yêu cầu các trường
học cần đẩy mạnh, mở rộng việc triển khai thanh toán
không dùng tiền mặt đối với việc thu học phí và các khoản
thu dịch vụ giáo dục.
Đây là một trong những nội dung nằm trong văn bản
về lưu ý trong công tác tổ chức triển khai thực hiện thanh
toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục trên địa
bàn TP.HCM năm học 2023-2024.
Theo văn bản, Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục
thực hiện kết nối với các hệ thống thanh toán được cấp
phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống
thanh toán phải bảo đảm tuân thủ các quy định, hướng
dẫn hiện hành của Nhà nước về trao đổi dữ liệu, ứng dụng
công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Lưu ý các
yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng
và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đồng
thời, Bộ
GD&ĐT
cũng
yêu cầu
trường
học phải
đa dạng
hóa các
kênh
thanh
toán,
không
tạo lợi
thế cho bất kỳ một ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh
toán nào, qua đó tạo mọi điều kiện để phụ huynh học sinh,
người học có nhiều sự lựa chọn và thuận tiện trong thanh
toán học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục khác.
Đặc biệt, các trường phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch
vụ thanh toán học phí có mức phí thấp nhất hoặc không
thu phí để giới thiệu đến cha mẹ học sinh, người học.
Các trường phải thực hiện công khai bằng nhiều hình
thức về mức phí sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt, đồng thời hướng dẫn cách thức thực hiện trên
bảng hướng dẫn của nhà trường, phiếu thông báo các
khoản thu hằng tháng…
Bên cạnh đó, các trường cung cấp đầy đủ thông tin các
ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán đang tham gia
triển khai tốt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để
cha mẹ học sinh, người học an tâm sử dụng.
Hiện nay, tại TP.HCM, hầu hết các cơ sở đều áp dụng
thanh toán không dùng tiền mặt khi thu học phí và các
khoản thu dịch vụ giáo dục.
NGUYỄN QUYÊN
Đà Nẵng thưởng Tết 2024 cao nhất
hơn 1 tỉ đồng
Quảng Bình thưởng Tết cao nhất 96 triệu đồng.
Ngày 25-12, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh đã có báo cáo
tình hình tiền lương và tiền thưởng Tết đối với người lao
động năm 2024.
Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, mức thưởng Tết
Nguyên đán 2024 tại Đà Nẵng cao nhất hơn 1 tỉ đồng,
thuộc về khối doanh nghiệp dân doanh.
Cụ thể, trong năm 2023 tại Đà Nẵng, tiền lương cao
nhất là 250 triệu đồng/tháng thuộc khối doanh nghiệp dân
doanh, tiền lương thấp nhất là 4,16 triệu đồng/tháng.
Về tiền thưởng Tết, đối với các công ty TNHH MTV do
Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, tiền thưởng Tết Dương
lịch 2024 cao nhất là 34 triệu đồng, thấp nhất là 300.000
đồng. Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 ở khối này cao
nhất là 45 triệu đồng, thấp nhất là 500.000 đồng.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà
nước, tiền thưởng Tết Dương lịch 2024 cao nhất là hơn
21 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng. Mức thưởng Tết
Nguyên đán 2024 ở khối này cao nhất là 150 triệu đồng,
thấp nhất là 500.000 đồng.
Đối với các doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng Tết
Dương lịch 2024 cao nhất là 10 triệu đồng, thấp nhất là
50.000 đồng. Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 ở khối
này cao nhất là hơn 1 tỉ đồng, thấp nhất là 200.000 đồng.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI), tiền thưởng Tết Dương lịch 2024 cao nhất là hơn
157 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng. Mức thưởng
Tết Nguyên đán 2024 ở khối này cao nhất là hơn 311 triệu
đồng, thấp nhất là 100.000 đồng.
• Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, mức thưởng dự
kiến trong dịp Tết Dương lịch 2024 của tỉnh bình quân là 1
triệu đồng, cao nhất là 15 triệu đồng, thấp nhất là 200.000 đồng.
Trong khi mức thưởng dự kiến trong dịp Tết Nguyên
đán 2024 bình quân là 6,8 triệu đồng, cao nhất là 96 triệu
đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng.
Cũng theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, trong các
loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có mức thưởng cao nhất với mức trung bình
là 11 triệu đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh chưa để xảy ra tình trạng nợ lương đối với người lao
động. Đồng thời, tới thời điểm hiện tại không phát sinh
việc tranh chấp lao động và đình công tại địa phương.
TẤN VIỆT - BẢO THIÊN
1.000 tăng ni, Phật tử thamdự hội nghị sáng 25-12. Ảnh: THĂNGBÌNH
Phụ huynh thanh toán học phí không dùng tiềnmặt.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook