295-2023 - page 5

5
Chủ tịchUBNDtỉnh
AnGiangNguyễn
ThanhBìnhbị bắt
Ngày 25-12, một nguồn tin cho biết ông Nguyễn
Thanh Bình, chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã
bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam bốn
tháng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3
Điều 356 BLHS.
Thông tin từ Bộ Công an, Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đang điều tra vụ án vi phạm quy định về
nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; đưa
hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty CP
Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68, Sở TN&MT tỉnh An
Giang và các đơn vị liên quan theo Quyết định
khởi tố vụ án hình sự 29/QĐ-CSKT-P9 ngày
10-8-2023.
Mở rộng điều tra vụ án, cơ quan CSĐT xác
định ông Nguyễn Thanh Bình đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn can thiệp, chỉ đạo giúp Công ty
CP Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được cấp phép
thăm dò, khai thác, điều chỉnh trữ lượng, công
suất và khai thác trái quy định của pháp luật tại
mỏ cát ở hai xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân,
huyện Chợ Mới, An Giang, thu lợi bất chính số
tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại tài sản nhà nước,
đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3
Điều 356 BLHS.
Ngày 23-12, cơ quan CSĐT đã ra quyết định
khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh
khám xét đối với ông Nguyễn Thanh Bình về tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 356
BLHS. Các quyết định, lệnh nêu trên đã được
VKSND Tối cao phê chuẩn.
Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục
điều tra mở rộng vụ án; rà soát, kê biên, phong tỏa
tài sản của các đối tượng để đảm bảo triệt để thu
hồi cho Nhà nước.
HC - TT
Lừa xin việc rồi chiếm đoạt
hơn 1,2 tỉ đồng
Ngày 22-12, thông tin từ Văn phòng Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa bắt tạm
giam bốn tháng đối với Phan Ngọc Phú (45 tuổi,
ngụ phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ) để điều
tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra, từ năm 2013, Phú quen
biết bà NTMH (65 tuổi, ngụ cùng địa phương).
Trong quá trình quen biết, Phú bịa chuyện có khả
năng xin việc, xin đi học và xin chuyển công tác.
Tin lời Phú, bà H đã đưa cho Phú 1,5 tỉ đồng để
xin việc cho 12 người nhưng Phú không xin được
việc nên bà H đòi lại tiền và được trả lại 290 triệu
đồng, còn hơn 1,2 tỉ đồng Phú không trả nên bà H
làm đơn tố cáo gửi công an.
Sau khi công an triệu tập đến làm việc, Phú bỏ
trốn khỏi địa phương.
Ngày 14-12, công an đã ra quyết định truy nã
đối với Phú. Đến ngày 20-12, Phú đến cơ quan
Công an tỉnh Đắk Lắk đầu thú và khai nhận hành
vi phạm tội.
Hiện công an tỉnh thụ lý vụ án để điều tra theo
quy định.
TIẾN THOẠI
lưới đã đầu tư thực tế là 8.642
MW, cao gấp 10,2 lần so với
công suất đến năm2020 được
phê duyệt tại Quy hoạch điện
VIIđiềuchỉnh(850MW),thậm
chí vượt công suất quy hoạch
đến năm 2025 (4.000 MW).
Hệ quả của những vi phạm
trên, đó là giá FIT trả cho chủ
đầu tư, chi phí hệ thống tăng
thêm ít nhất 5,5 cent/kWh.
Ngoài ra, việc không đồng bộ
giữa việc bổ sung quy hoạch
từng dự án, không có quy
hoạch tổng thể và không đồng
bộ với lưới điện đi kèm - với
tiến độ xây dựng các công
trình lưới điện 3-5 năm, chậm
hơn nhiều so với tiến độ vận
hành của điện mặt trời. Điều
này dẫn đến khó khăn trong
việc vận hành hệ thống điện,
có khả năng gây quá tải cục bộ
và trên diện rộng khu vực các
tỉnhNinhThuận, BìnhThuận,
Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk,
buộc các nhà máy điện phải
giảm phát.
Kết luận cho biết Bộ Công
Thương tham mưu ban hành
thời hạn áp dụng giá FIT đối
với các dự án điệnmặt trời nối
lưới 20 năm là quá dài so với
thời gian thu hồi vốn đầu tư và
chưa phù hợp với lộ trình phát
triển thị trường bán buôn điện
cạnh tranh. Tương tự, thời hạn
áp dụng giámua điện từ các hệ
thống điệnmặt trời mái nhà 20
năm là quá dài, chưa hợp lý.
Kiến nghị giao
Bộ Công an tiếp nhận
hồ sơ điều tra
Trên cơ sởkết luận thanh tra,
tổngThanh traChính phủ kiến
nghị Thủ tướng giao Bộ Công
an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu vụ
việc để xem xét, điều tra, xử
lý theo quy định của pháp luật.
Trước hết là việc Bộ Công
Thương phê duyệt bổ sung và
thammưuThủ tướngphêduyệt
bổ sung154dựánđiệnmặt trời
với tổng công suất 13.837MW
không có căn cứ, cơ sở pháp
lý về quy hoạch (không bao
gồm 14 dự án với công suất
870 MW Bộ Công Thương
đã phê duyệt trong quy hoạch
điện lực cấp tỉnh của bốn tỉnh
trước năm2016 cập nhật sang
giai đoạn 2016-2020). Trong
đó, phê duyệt 123 dự án với
tổng công suất 8.496 MW có
tiến độ vận hành trong giai
đoạn 2016-2020 là nguyên
nhân chính dẫn đến mất cân
đối giữa nguồn và lưới, mất
cân đối về cơ cấu nguồn điện,
vùng miền, gây khó khăn cho
công tác quản lý vận hành hệ
thống điện, gây lãng phí nguồn
lực xã hội.
Cơ quan thanh tra cũng
kiến nghị chuyển tài liệu tới
cơ quan công an, làm rõ việc
Bộ Công Thương tham mưu
ban hành cơ chế khuyến khích
phát triển điện mặt trời mái
nhà có những sơ hở, dẫn tới
nhiều hệ thống đầu tư nhanh
với công suất lớn trên đất nông
nghiệp, vi phạm quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất nhưng
lại hưởng cơ chế ưu đãi. Việc
tham mưu một số chính sách
ưu đãi điện mặt trời của Bộ
Công Thương làm tăng chi
phí mua điện, giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp nhà nước.
Thanh tra Chính phủ cũng
đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ
Công Thương tổ chức kiểm
điểm, xử lý trách nhiệm theo
quy định của pháp luật đối với
các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến những khuyết điểm,
vi phạm. Thanh tra Chính phủ
cho biết đã chuyển kết luận
thanh tra đếnỦy banKiểm tra
Trung ương để xem xét, xử lý
theo thẩmquyềnđối với cánbộ
thuộc diện Bộ Chính trị, Ban
Bí thưquản lý có liên quan đến
những tồn tại, khuyết điểm, vi
phạmnêu tại kết luận thanh tra.
Đối với 14 dự án điện mặt
trời tạiNinhThuậnđượchưởng
cơchế giáFITkhôngđúngquy
định, Thanh tra Chính phủ đề
nghị BộCôngThương đề xuất
giải pháp xử lý về kinh tế, báo
cáo Thủ tướng.•
Thời sự -
ThứBa26-12-2023
PhanNgọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: SĐ
ANHIỀN
N
gày 25-12, Thanh tra
Chính phủ đã thông
báo kết luận thanh tra
việc chấp hành chính sách,
pháp luật trong quản lý, thực
hiện quy hoạch và đầu tư xây
dựng các công trình điện theo
Quy hoạch điện VII và Quy
hoạch điện VII điều chỉnh.
Thammưusaiđối tượng
được hưởng giá ưu đãi
Theo kết luận, công tác quản
lý, thực hiện Quy hoạch phát
triểnđiện lựcquốcgiagiai đoạn
2016-2020 đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận, đảm
bảo cung cấp điện đầy đủ, hệ
thống điện vận hành an toàn,
ổn định, đóng góp tích cực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, đáp ứng nhu cầu
sử dụng điện của người dân...
Tuy nhiên, Thanh tra Chính
phủ cũng cho hay trong công
tác quản lý, thực hiện Quy
hoạch phát triển điện lực quốc
gia giai đoạn 2011-2020, đáng
chú ý là trong giai đoạn thực
hiện Quy hoạch điện VII điều
chỉnh 2016-2020 đã để xảy ra
những khuyết điểm, vi phạm.
Trước hết là vi phạm trong
phê duyệt bổ sung các dự án
điệnmặt trời,BộCôngThương
đã phê duyệt bổ sung vào quy
hoạch điện lực cấp tỉnh 114
dự án điện mặt trời với tổng
công suất 4.166 MW có tiến
độ vận hành trong giai đoạn
2016-2020; trong đó 92 dự án
với tổng công suất 3.194MW
phê duyệt bổ sung riêng lẻ vào
quy hoạch phát triển điện lực
của 23 tỉnh trên cơ sở đề nghị
của UBND các tỉnh xuất phát
từ đề nghị của các chủ đầu tư.
Thếnhưngcó tới 15 trongsố23
tỉnh nêu trên không quy hoạch
đầu tư điện mặt trời trong quy
hoạch phát triển điện lực tỉnh
và không có quy hoạch điện
mặt trời đến năm 2020 của
63 tỉnh, TP. Thanh tra Chính
phủ chỉ rõ việc phê duyệt các
dự án này là không có căn cứ
pháp lý về quy hoạch.
ThanhtraChínhphủxácđịnh
với việc phê duyệt 168 dự án
điệnmặt trời với tổngcông suất
14.707MW(cao gấp 17,3 lần
so với tổng công suất được phê
duyệt tại Quy hoạch điện VII
điều chỉnh) không có căn cứ
pháp lý về quy hoạch thì tính
đến cuối năm 2020 tổng công
suất nguồn điện mặt trời nối
Tổng Thanh tra
Chính phủ kiến
nghị Thủ tướng
giao Bộ Công an
tiếp nhận hồ sơ, tài
liệu vụ việc để xem
xét, điều tra, xử lý
theo quy định.
Ảnhminh họamột dự án điệnmặt trời. Ảnh: VGP
THANH TRA CHÍNH PHỦ:
Các dự án điệnmặt trời
có nhiều sai phạm
Kết luận thanh tra củaThanh traChínhphủđã chỉ ra nhiềukhuyết điểm,
vi phạm trong việc phê duyệt bổ sung các dự án điệnmặt trời.
PVN và PVPower không hoàn thành
đầu tư 12 dự án nguồn điện
Kết luận thanh tra cũng nêu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) vàTổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower)
đã không hoàn thành việc đầu tư 12 dự án nguồn điện với
tổng công suất 13.350MWtheo nhiệmvụ được giao tại Quy
hoạch điện VII điều chỉnh.
PVN được giao làm chủ đầu tư chín dự án, trong đó bảy
dự án đang thực hiện nhưng chậm tiến độ với thời gian
dài; hai dự án chưa triển khai thực hiện (Nhiệt điện khí Kiên
Giang I và II). Ngoài nguyên nhân khách quan, trách nhiệm
thuộc về PVN và PVPower.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook