295-2023 - page 7

7
Chiều 25-12, TAND TP Cần Thơ tuyên phạt các bị cáo
Trần Văn Hoàng tù chung thân, Phan Thanh Cường 20
năm tù, Đỗ Phát Triển 17 năm tù, Lê Vĩnh Phát 13 năm tù
cùng về tội giết người.
Riêng bị cáo Triển còn bị phạt ba năm tù về các tội tàng
trữ trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng. Tổng hợp hình phạt bị cáo này phải chấp hành là 20
năm tù.
Ngoài ra, tòa còn công nhận thỏa thuận về việc các bị
cáo đồng ý bồi thường cho gia đình bị hại tiền mai táng,
tổn thất tinh thần tổng cộng 490 triệu đồng.
HĐXX nhận định các bị cáo vì mâu thuẫn nhỏ đã thống
nhất ý chí dùng dao tự chế tấn công bị hại với cường độ mạnh,
gây ra nhiều vết thương cho bị hại, trong đó vết thương đứt
động mạch, tĩnh mạch đùi đã gây tử vong cho bị hại. Các
bị cáo chỉ dừng lại khi được can ngăn và bỏ đi, bỏ mặc hậu
quả…Hành vi của các bị cáo cấu thành tội giết người.
Trong đó, bị cáo Cường được xác định là chủ mưu; hai bị
cáo Hoàng và Phát có vai trò thực hành; bị cáo Triển là đồng
phạm, xúi giục, kích động người khác phạm tội (giết người).
Theo tòa, riêng bị cáo Hoàng có nhân thân xấu, vừa
được xóa án tích về tội giết người mấy ngày thì lại tiếp
tục phạm tội mới nên cần cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời
sống xã hội.
Theo cáo trạng, Cường, Triển, Hoàng và Phát có mối
quan hệ quen biết với nhau. Trong đó, Hoàng mâu thuẫn
với LB về việc đá gà thắng thua bằng tiền vào dịp Tết
2023. Còn Cường và Triển cho rằng B có thái độ ngông
cuồng, láo xược, thiếu tôn trọng mình nên tìm B để chém. 
Khoảng 15 giờ 30 ngày 31-1-2023, Cường đi đến chỗ
tham gia đá gà, thấy B đang ở tại sân gà nên gọi điện thoại
cho Triển vào chém B. Triển không đi mà gọi Hoàng đi.
Cường cũng gọi điện thoại cho Hoàng và Phát đến sân gà
chém B…
Cường chỉ chỗ cho Hoàng và Phát đến phía sau nhà
Cường lấy hai con dao và một bình xịt hơi cay để làm
hung khí. 
Khoảng 16 giờ cùng ngày, Hoàng và Phát đến khu vực
đá gà phục kích mà không thấy B đi ra nên vào tận nơi
tìm. Khi thấy B, Hoàng và Phát liên tiếp dùng dao tấn
công B rồi rời khỏi hiện trường. Cường đứng ở ngoài
xem, không tham gia chém B, sau khi giải tán thì Cường
đi về nhà. 
B được đưa đi cấp cứu và tử vong tại bệnh viện lúc
0 giờ 50 ngày 1-2-2023 do sốc mất máu cấp, sau đứt
động mạch, tĩnh mạch đùi trái trên cơ địa có sử dụng
Paracetamol, Tramadol.
Đến sáng cùng ngày, hay tin B tử vong, Cường gọi điện
thoại kêu Triển lấy xe chở Phát bỏ trốn đến các tỉnh Vĩnh
Long, Cà Mau. Trong vòng một tuần sau đó, các bị cáo
đều bị công an bắt khẩn cấp hoặc ra đầu thú.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác
định Triển có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và
tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (súng).
NHẪN NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Ba 26-12-2023
Các bị cáo nghe tòa tuyên án vào chiều 25-12. Ảnh: NHẪNNAM
con chưa được HĐXX cấp sơ thẩm
xem xét. Bị cáo xin HĐXX xem
xét cho tình tiết giảm nhẹ là bị cáo
đã tự thú.
Bị cáo Hồng vừa nói vừa khóc và
trình bày rằng bản thân triển khai
các chuyến bay với mong muốn
đưa công dân về nước nhưng nộp
hồ sơ mà không được phản hồi. Hai
chuyến bay tiếp theo, khi sắp đến
ngày bay thì nhận được công văn
hủy chuyến bay nên bị cáo rất suy
sụp, lo nghĩ áp lực đến mức đã bị
sẩy thai. Các lần tiếp theo, bị cáo
phải chi tiền mới được cấp phép
chuyến bay.
Bị cáo Hồng bị tuyên phạt sáu
năm sáu tháng tù về tội đưa hối lộ
với cáo buộc 21 lần đưa hối lộ hơn
10 tỉ đồng để được cấp phép các
BÙI TRANG
N
gày 25-12, TAND Cấp cao
tại Hà Nội xử phúc thẩm,
xem xét kháng cáo của các
bị cáo và những người liên quan
trong vụ án chuyến bay giải cứu.
Cựu điều tra viên
được dẫn giải tới tòa
dù xin xét xử vắng mặt
Tại phiên tòa phúc thẩm, phần
lớn các bị cáo kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt. Ba bị cáo nhận án
chung thân ở phiên tòa sơ thẩm về
tội nhận hối lộ gồm: Phạm Trung
Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y
tế) nhận hối lộ 42,6 tỉ đồng; Nguyễn
Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục
Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) nhận hối
lộ 25 tỉ đồng; Vũ Anh Tuấn (cựu
cán bộ công an) nhận hối lộ 27,3 tỉ
đồng đều kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt.
Bị cáo Phạm Trung Kiên trình
bày sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo
đã tác động gia đình khắc phục nốt
số tiền còn lại hơn 400 triệu đồng
và nộp số tiền 100 triệu đồng của
hình phạt bổ sung.
Bị cáoKiênxinHĐXXxemxét các
tình tiết giảm nhẹ như đã chủ động
khai báo, ăn năn hối lỗi, thành khẩn;
bị cáo thamgia nhiều hoạt động thiện
nguyện và có thư cảm ơn của các tổ
chức nhân đạo; vợ bị cáo có nhiều
bằng khen, là chiến sĩ thi đua… để
cho bị cáo sớm được trở về.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Kiên
bị VKS đề nghị mức án tử hình. Sau
đó, bị cáo đã tác động gia đình khắc
phục hơn 42 tỉ đồng nên tòa tuyên
phạt mức án chung thân.
Bị cáoHoàngVănHưng (cựu điều
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: CTV
Phúc thẩmchuyếnbaygiải cứu:
Nhiềubị cáo xinhưởngkhoanhồng
Dù có đơn xin xét xử vắngmặt vì bệnh, cựu điều tra viênHoàng VănHưng vẫn bị dẫn giải đến
phiên tòa phúc thẩm.
chuyến bay. Bị cáo kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Hoàng Diệu Mơ (tổng
giám đốc Công ty An Bình) cũng
thừa nhận hành vi phạm tội và xin
bổ sung một số tình tiết để mong
được xem xét như bị cáo bị bệnh
về tuyến giáp, cần được xạ trị; bị
cáo phạm tội trong tình thế buộc
phải đưa hối lộ để công việc được
trôi chảy. Ngoài ra, bị cáo có nhiều
thành tích và bản thân tự thú giúp cơ
quan điều tra mở rộng vụ án, mong
HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bản án sơ thẩm xác định bị cáo
Mơ 41 lần đưa hối lộ hơn 34 tỉ đồng,
bị phạt bảy năm tù về tội đưa hối
lộ. Bị cáo Mơ kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt.•
Vừa“sạchán”mấyngày lại lãnhán chung thânvề tội giết người
tra viên Bộ Công an) ban đầu kháng
cáo kêu oan nhưng sau đó bất ngờ
nhận tội ngay trước khi phiên tòa
phúc thẩm diễn ra; đồng thời tác
động người thân, bạn bè nộp thay
18,8 tỉ đồng nhằm khắc phục hậu
quả vụ án. 
Ông Hưng có đơn xin được xét xử
vắng mặt nhưng vẫn bị dẫn giải đến
tòa. Án sơ thẩm phạt bị cáo Hưng
chung thân về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Trong khi đó, hai bị cáo Nguyễn
Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn
không yêu cầu cựu điều tra viên
này trả lại hơn 18 tỉ đồng đã bị
lừa đảo. 
Không được bay,
áp lực đến nỗi sẩy thai
Bị cáo Võ Thị Hồng (giám đốc
Công ty Minh Ngọc) thừa nhận
hành vi phạm tội như cáo buộc.
Bị cáo trình bày mới sinh con vào
ngày 29-6-2023. Việc bị cáo sinh
Bị cáo Phạm Trung
Kiên xin giảm nhẹ vì đã
chủ động khai báo, ăn
năn hối lỗi; bị cáo tham
gia nhiều hoạt động
thiện nguyện; vợ bị cáo
có nhiều bằng khen,
là chiến sĩ thi đua...
Theo bản án sơ thẩm, trong giai đoạn dịch COVID-19
bùng phát, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong
việc xinphép tổ chức chuyếnbay đưa côngdân vềnước.
Do đó, doanh nghiệp đã phải liên hệ với các bị cáo là
những cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
đặt vấn đề nhờ ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện.
Các bị cáo như PhạmTrung Kiên,Vũ AnhTuấn vàmột
số bị cáo khác có hành vi đòi hỏi, sách nhiễu, đưa ra giá.
Một số bị cáo khácmặc dù không đưa ra yêu cầu cụ thể,
không trực tiếp thỏa thuận nhưng đều gặp gỡ, trao đổi,
thống nhất sẽ tạo điều kiện.
Trước hoặc sau khi được cấp phép, doanh nghiệp đã
đưa tiền với danh nghĩa“cảm ơn”. Số tiền“cảm ơn”đều
dựa trên số lượng chuyến bay, số lượng khách được
cho phép đưa về nước.
Trong vụ chuyến bay giải cứu, từ tháng 9-2020 đến
tháng 12-2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỉ đồng
và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ, gây thiệt hại hơn 10,4 tỉ đồng.
23 bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn
226,7 tỉ đồng; bốn bị cáo môi giới hối lộ số tiền hơn
74,4 tỉ đồng và hai bị cáo lừa đảo chiếm đoạt số tiền
24,5 tỉ đồng.
54 bị cáo lãnh án
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook