8
Đường bay Hà Nội - TP.HCM bận rộn
thứ 4 thế giới
Trang tin tức chuyên theo dõi dữ liệu du lịch hàng không
hàng đầu thế giới OAG vừa công bố 10 đường bay nội địa
bận rộn nhất thế giới năm 2023. Dữ liệu dựa trên số ghế bán
trên các đường bay.
Theo dữ liệu của OAG, đường bay Jeju - Seoul (Hàn
Quốc) được xếp hạng đường bay nội địa bận rộn nhất thế
giới với 13,7 triệu khách. Trong hai năm 2019 và 2022,
đường bay này cũng được xếp hạng bận rộn nhất thế giới.
Đường bay Sapporo New Chitose - Tokyo Haneda (HND)
là tuyến đường bận rộn thứ hai với 11,9 triệu khách, so với
năm 2022, số ghế trên đường bay này tăng 12%.
Vị trí thứ ba là đường bay Fukuoka - Tokyo Haneda
(Nhật Bản) với 11,2 triệu khách, so với năm 2022, số ghế
tăng 8%. Năm 2022, đường bay này xếp hạng bận rộn thứ
tư thế giới.
Xếp vị trí thứ tư là đường bay Hà Nội - TP.HCM (Việt
Nam) với 10,9 triệu khách. So với năm 2022, đường bay
Hà Nội - TP.HCM tụt một bậc nhưng số ghế tăng 3%. Đây
là đường bay vàng với lượng khách luôn ổn định và đông
đúc, riêng tháng 12-2023, đường bay Hà Nội - TP.HCM bán
882.000 ghế.
PHONG ĐIỀN
Yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông
đường thủy dịp Tết
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi các đơn vị liên
quan về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông đường thủy trong dịp Tết Dương lịch và Tết
Nguyên đán 2024.
Sở GTVT TP.HCM cho biết nhằm đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông đường thủy, phục vụ nhu cầu đi lại của
người dân trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán
2024, Sở GTVT đề nghị các đơn vị chủ động triển khai
nhiều nhóm công việc.
Sở GTVT TP giao Trung tâm Quản lý đường thủy kiểm
tra việc thực hiện đảm bảo an toàn giao thông đường thủy
nội địa tại các bến khách ngang sông trên địa bàn TP.
Đồng thời yêu cầu các chủ bến, chủ khai thác bến, người
điều khiển phương tiện, phương tiện vận chuyển phải được
đăng ký, đăng kiểm, người lái phương tiện có chứng nhận
điều khiển phương tiện; đảm bảo các điều kiện an toàn, thiết
bị PCCC, trang bị đầy đủ phao cứu sinh cho hành khách.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải hướng dẫn hành khách mặc
áo phao, sử dụng phao cứu sinh khi tham gia giao thông
theo đúng quy định; phân công, bố trí lực lượng cán bộ trực
tại các trạm quản lý đường thủy nội địa kịp thời giải quyết
công việc khi cần thiết.
ĐÀO TRANG
Đô thị -
Thứ Ba 26-12-2023
Rất khó kiểm soát hướng dẫn viên nước ngoài
Chia sẻ với PV, một HDV lâu năm ở TP.HCM chia sẻ:“Những năm gần đây
ở VN xuất hiện tình trạng HDV người nước ngoài hướng dẫn, thuyết minh
tại các điểm đến tham quan. Đến HDV người VN còn khó kiểm soát thông
tin thuyết minh, huống chi là HDV người nước ngoài”.
Giámđốcmột công ty lữ hành tạiTP.HCMcũng nhận xét việc không kiểm
soát được HDV người nước ngoài giới thiệu gì về điểm đến, lịch sử sẽ gây
hậu quả khó lường. Đặc biệt là đối với các di tích, thuyết minh sai sẽ làm
hình ảnh du lịch VN bị sai lệch, méo mó...
VÕTÙNG- THUTRINH
N
g à y 2 5 - 1 2 ,
Ph á p L u ậ t
TP.HCM
có bài viết
“Hướng
dẫn viên (HDV) Hàn Quốc
tung hoành ở Đà Lạt”
, phản ánh
hiện có nhiều HDV người Hàn
Quốc (không đeo thẻ HDV) dẫn
khách Hàn Quốc tại nhiều điểm
du lịch ở Đà Lạt. Đặc biệt, các
HDV này đã giới thiệu về lịch sử,
văn hóa, phong tục của người Việt
Nam (VN) và Đà Lạt mà không có
bất kỳ sự giám sát nào của HDV,
thông dịch viên hoặc nhà quản
lý du lịch người VN khiến nhiều
người lo lắng.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
bà NguyễnThị Bích Ngọc, Phó Giám
đốc SởVH-TT&DL tỉnh LâmĐồng,
cho biết sở đã nắm được vụ việc và
sẽ vào cuộc xử lý.
Sẽ thanh tra toàn diện
Phó giám đốc SởVH-TT&DL tỉnh
Lâm Đồng thông tin: Ngay trong
ngày 25-12, sở đã có văn bản chỉ
đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ
du lịch trên địa bàn tỉnh tăng cường
công tác quản lý và sử dụng HDV
du lịch tại các khu, điểm du lịch.
Theo bà Ngọc, du lịch VN nói
chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng
nói riêng đang có bước phục hồi và
Vụ hướng dẫn viên
Hàn Quốc ở Đà Lạt: Sẽ
thanh tra toàn diện
Sở VH-TT&DL tỉnh LâmĐồng đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh
dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý
hướng dẫn viên tại các khu, điểmdu lịch.
phát triển sau thời kỳ ảnh hưởng của
dịch COVID-19. Sự tăng trưởng về
lượng khách kéo theo sự tăng trưởng
về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lữ hành, cơ sở dịch vụ du lịch và đặc
biệt là đội ngũ HDV du lịch.
Tuy nhiên, qua phản ánh của dư
luận và du khách, hiện nay trên địa
bàn tỉnh LâmĐồng xảy ra tình trạng
sử dụng HDV du lịch chưa đảm bảo
các điều kiện theo quy định. Một số
đơn vị vẫn sử dụng HDV là người
nước ngoài, trong đó có HDV người
Hàn Quốc.
“Thanh tra sở sẽ kiểm tra toàn
diện về hoạt động của đơn vị kinh
doanh dịch vụ lữ hành, kiểm tra tình
hình hoạt động HDV tại điểm đến,
trong đó kiểm tra các khu, điểm du
lịch có sử dụng HDV hay không để
phục vụ khách du lịch theo quy định
của Luật Du lịch (2017)” - bà Ngọc
thông tin.
Bà Ngọc cho biết thêm các đơn vị
kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn
cần nghiêm túc triển khai thực hiện
việc bố trí HDV du lịch tại điểm du
lịch (HDV đã được Sở VH-TT&DL
tỉnh LâmĐồng đào tạo và cấp thẻ) để
hướng dẫn cho khách du lịch trong
phạm vi khu, điểm du lịch. Qua đó,
đảm bảo việc giới thiệu đúng, đủ bản
sắc văn hóa, phong tục tập quán của
VN nói chung và nét đặc trưng, tiêu
biểu của điểm đến du lịch.
Xử lý triệt để việc
“núp bóng” HDV Việt Nam
Sở VH-TT&DL tỉnh cũng yêu
cầu tăng cường tổ chức quản lý hoạt
động hướng dẫn; công khai nội quy,
quy định hướng dẫn tại điểm, quản
lý việc sử dụng HDV du lịch trong
phạm vi quản lý. Tuyệt đối không
để xảy ra tình trạng sử dụng người
nước ngoài hoạt động hướng dẫn du
lịch tại các khu, điểm du lịch.
Đặc biệt, ngành du lịch cần tăng
cường đầu tư các phương tiện hướng
dẫn du lịch tự động đa ngôn ngữ
để phục vụ thị trường khách trọng
điểm như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản, Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Sở VH-TT&DL
tỉnh sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ,
nâng cao chất lượng phục vụ của đội
ngũ HDV; thường xuyên bồi dưỡng
kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng hành nghề hướng dẫn du
lịch. Trong đó, sở tuyệt đối không
để xảy ra tình trạng HDV người
nước ngoài “núp bóng” HDV VN
để hoạt động vi phạm quy định của
Luật Du lịch và các văn bản hướng
dẫn thi hành luật.
Bà Ngọc cho biết thêm sở sẽ rà
soát, kiểm tra lại công tác hướng dẫn
tại các khu, điểm du lịch. Đồng thời
cũng làm việc với các đơn vị kinh
doanh dịch vụ lữ hành trong việc sử
dụng HDV suốt tuyến. Cạnh đó, làm
việc với các địa phương nhằm tạo
điều kiện cho việc hướng dẫn mang
tính chất lưu tuyến nhưng cũng phải
đúng theo quy định của pháp luật.
Riêng với các đơn vị kinh doanh
khu, điểm du lịch, đơn vị nào cũng
có HDV tại điểm đã được sở đào
tạo và cấp thẻ theo quy định của
pháp luật. Yêu cầu các đơn vị kinh
doanh tại điểm sử dụng, bố trí HDV
để phục vụ cho các đoàn khách là
người nước ngoài.
Ngày 25-12, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, đại diện Công an tỉnh
Lâm Đồng cho biết đã vào cuộc làm
rõ vụ HDV người Hàn Quốc hướng
dẫn khách du lịch người Hàn Quốc
tham quan Đà Lạt mà báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã có bài phản ánh.
Cơ quan này cho biết sẽ làm rõ
một số nội dung liên quan đến việc
các công ty kinh doanh du lịch sử
dụng HDV người nước ngoài nói
chung và HDV người Hàn Quốc nói
riêng để hướng dẫn cho du khách
khi tham quan Đà Lạt. Trong đó có
nội dung việc các HDV có đang vi
phạm liên quan đến mục đích nhập
cảnh hay không.•
Các hướng dẫn viên người HànQuốc hoạt động dẫn khách ởĐà Lạt hầu như không đeo thẻ hướng dẫn viên. Ảnh: VÕTÙNG
Sở VH-TT&DL tỉnh LâmĐồng sẽ vào cuộc xử lý tình trạng hướng dẫn viên
người nước ngoài hoạt động hướng dẫn tại các điểmdu lịch. Ảnh: VÕTÙNG
Sở VH-TT&DL tỉnh
Lâm Đồng cho biết tuyệt
đối không để xảy ra tình
trạng sử dụng người nước
ngoài hoạt động hướng
dẫn du lịch tại các khu,
điểm du lịch.