13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 27-12-2023
NGUYỄNQUYÊN
C
hị TT, phụ huynh có con
học tại một trườngTHCS
ở quận 3, cho biết năm
nay thay vì đóng học phí theo
cách chuyển khoản vào tài
khoản của trường như trước,
chị phải đóng tiền qua một
app trung gian với mức phí
2.000 đồng/giao dịch.
Đóng học phí phải
mất phí
“Khi tôi thắc mắc thì được
giải thích trường có hơn 2.800
học sinh, nếu làm như trước
sẽ khiến thủ quỹ vất vả hơn
vì phải ngồi gạch nợ, thống
kê... Thanh toán qua app sẽ
nhanh chóng và chính xác
hơn” - chị T chia sẻ.
Cũng theo chị T, chị biết
trường có nhiều cái khó, song
nếu có cách nào để phụ huynh
không phải mất thêm phí mỗi
lần đóng học phí cho con thì
tốt biết mấy. “Mỗi giao dịch
mất phí 2.000 đồng, nhân với
số học sinh của trường thì tiền
đơn vị trung gian thu một
tháng không nhỏ” - chị T nói.
Anh Thái Bình có con học
tại một trường THCS ở quận
Tân Phú, chia sẻ anh ủng hộ
thanh toán không dùng tiền
mặt nhưng mức phí và cách
làm cần hợp lý hơn.
“Để đóng tiền học cho con,
có những lúc tôi phải huy động
cả nhà cùng tham gia, chưa
kể còn phải ra siêu thị để nhờ
họ chuyển khoản giùm. Các
trường nên đa dạng hình thức
thanh toán để tạo thuận lợi
cho phụ huynh” - anh Bình
đề xuất.
Còn anh T ở quận Gò Vấp
chia sẻ trường con anh yêu
cầu thanh toán học phí qua
app và các kênh thu hộ nhưng
đáng nói là cách nào cũng bị
mất phí. Cụ thể, chuyển tiền
qua Zalomất 8.800 đồng/giao
dịch nếu không có khuyến
mãi, các ngân hàng đa phần
5.000 đồng/giao dịch còn
momo thì lên đến 18.000
đồng/giao dịch.
“Trường thông báo không
cho chuyển vào tài khoản
trường, bởi vậy mỗi tháng
chuyển tiền học cho các con
tôi lại mất thêm một khoản”
- anh T bày tỏ.
Trường hỗ trợ
phụ huynh
Ông Đinh Phú Cường,
Hiệu trưởng Trường THCS
NguyễnVăn Luông (quận 6),
cho biết trường không thông
qua công ty trung gian trong
thu học phí và các khoản thu
khác. Thay vào đó, trường
trang bị phần mềm quản lý
thu tiền, khi đóng tiền phụ
huynh chỉ cần quét mã QR,
rất nhanh gọn và không bị
tính thêm phí.
Theo ông Cường, năm học
2023-2024 này, 100% phụ
huynh của trường đã thanh
toán online. Trước đó, năm
học 2022-2023, trường mới
dừng ở khuyến khích phụ
huynh đóng học phí không
dùng tiền mặt.
Tại Trường THCS Lý
Tự Trọng (quận Gò Vấp),
để thuận tiện hơn cho phụ
huynh, trường có bốn hình
thức đóng tiền học phí. Thứ
nhất là chuyển khoản trực
tiếp vào tài khoản do trường
cung cấp theo đúng cú pháp
để tránh nhầm lẫn. Cạnh đó,
phụ huynh có thể đóng tiền
mặt trực tiếp hoặc sử dụng
kênh thu hộ; cà thẻ tại máy
Pos của một ngân hàng đặt
trong trường.
Theo ôngDươngHữuĐức,
Một phụ huynh đang đóng học phí cho con qua phầnmềmsau khi nhận được phiếu báo thu từ
nhà trường. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Phải đa dạng kênh thanh toán
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các trường học
trên địa bàn về triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường phải đa dạng hóa
các kênh thanh toán, không tạo lợi thế cho ngân hàng hay
đơn vị trung gian nào. Từ đó, phụ huynh và người học sẽ
có nhiều lựa chọn trong thanh toán học phí và các khoản
thu dịch vụ giáo dục khác.
Sở GD&ĐT cũng lưu ý các trường phải lựa chọn đơn vị
cung cấp dịch vụ thanh toán học phí có mức phí thấp nhất
hoặc không thuphí. Công khai bằngnhiềuhình thức vềmức
phí sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt, đồng
thời hướng dẫn cách thức thực hiện trên bảng hướng dẫn
của trường, phiếu thông báo các khoản thu hằng tháng…
Bên cạnh đó, trường phải cung cấp đầy đủ thông tin các
ngân hàng, đơn vị trung gian đang thamgia triển khai dịch
vụ để phụ huynh, người học an tâm khi sử dụng.
Tiêu điểm
Bộ Y tế hướng dẫn phòng nhiễm độc
khí CO
Ngày 26-12, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho
biết vừa gửi công văn về tăng cường hướng dẫn biện pháp
bảo vệ sức khỏe đến 31 tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ - nơi đang xảy ra rét đậm, rét hại.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc
gia, rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong
những ngày tới.
Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo người dân
tuyệt đối không sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và
sưởi ấm trong phòng kín. Nếu thời tiết quá lạnh, buộc
phải sử dụng than thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn,
cần mở hé cửa để đảm bảo thông khí và chỉ sưởi ấm khi
mọi người còn thức, không sưởi qua đêm và đóng kín
cửa phòng.
Người dân lưu ý không nên để các loại máy sưởi bức
xạ hồng ngoại như quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi… gần trẻ
nhỏ, người già. Khoảng cách tốt nhất khi đặt các máy sưởi
là khoảng 1-2 m và nên để chế độ quay, không chiếu sưởi
trực tiếp vào người.
Khi sử dụng chăn điện phải kiểm tra kỹ trước khi sử
dụng, đề phòng hư hỏng, đảm bảo cách điện và cách nhiệt
của dây. Không giặt ướt để tránh tình trạng chập điện.
Bên cạnh đó, người dân nên chú ý các biểu hiện của cơ
thể. Nếu có xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng
mặt, tức ngực, khó chịu, tê bì chân tay… cần lưu ý giữ ấm
cơ thể và đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.
THANH THANH
Phát hiện thực phẩm chức năng giả trộn
với tân dược
Ngày 26-12, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM (Bộ Y
tế) cho biết nơi đây vừa phát hiện thực phẩm chức năng
giả không số đăng ký trộn với tân dược.
Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, hiện có nhiều
thực phẩm chức năng được rao bán trên website, trang
thương mại điện tử và các nền tảng xã hội (Facebook,
TikTok…).
Từ thông tin quảng cáo trên một website, Viện Kiểm
nghiệm thuốc TP.HCM đã đặt mua sản phẩm Linsen
double caulis plus, nhà sản xuất: WELIP (M) SDN. BHD
- Malaysia) để phân tích thành phần.
Kết quả cho thấy sản phẩm không có số đăng ký, trong
mẫu có chứa Piroxicam và Dexamethason là hai thành
phần tân dược được pha trộn trái phép. Ngay khi có kết
quả phân tích, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đã gửi
văn bản báo cáo Bộ Y tế để có biện pháp xử lý.
Thuốc là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người và là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Vì vậy,
Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đề nghị các cơ quan
chức năng có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc
mua bán thuốc trên website, trang thương mại điện tử và
các nền tảng xã hội.
Bên cạnh đó, vận động, tuyên truyền người dân không
mua bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi phát hiện các sản phẩm thuốc
nói trên cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện
pháp xử lý.
TRẦN NGỌC
Đầu nămhọc 2023-2024, Sở
GD&ĐT TP.HCM yêu cầu 100%
cơ sở giáo dục tạo điều kiện để
chamẹhọcsinhkhôngphảiđến
trường thanh toán học phí và
các khoản thu khác, thay vào
đó triển khai việc thu học phí
và các khoản thu khác bằng
phương thức không dùng tiền
mặt bằng nhiều hình thức.
Thu học phí không tiền mặt:
Cần nhưng phải hợp lý
Việc đóng học phí không dùng tiềnmặt được đa số phụ huynhTP.HCMủng hộ, nhưng nhiều người băn khoăn
khi mức phí các kênh thanh toán còn cao.
Hiệu trưởng Trường THCS
Lý Tự Trọng, sở dĩ trường có
nhiều hình thức thu học phí
như trên là do địa bàn đông
người nhập cư, phần lớn buôn
bán nhỏ, lao động chân tay…
“Nhiều phụ huynh không
rành công nghệ nên chúng
tôi hỗ trợ bằng mọi cách có
thể” - ông Đức cho hay.
Trong khi đó, hiệu trưởng
một trường THCS ở khu vực
ngoại thành TP.HCM cho
biết việc đóng học phí qua
các kênh thu hộ giúp trường
thuận lợi trong kiểm soát các
khoản tiền, tuy nhiên phải mất
phí dù ít hay nhiều. Năm học
2022-2023 trường đã từng
thực hiện thu học phí qua
tài khoản của trường nhưng
rất vất vả cho thủ quỹ khi
thống kê.
“Trường có tới 3.000 học
sinh, nếu người chuyển tiền
ghi không rõ, hoặc sai cú pháp
thì khi rà soát sẽ rất cực. Do
vậy năm nay trường khuyến
khích phụ huynh thanh toán
học phí không dùng tiền mặt
mà dùng các kênh thu hộ.
Trường hợp nào đóng tiền
mặt thủ quỹ vẫn nhận, sau đó
chuyển khoản giúp, phí phát
sinh nhà trường sẽ chịu” - vị
này nói thêm.•
Trường không cho
chuyển học phí vào
tài khoản trường,
bởi vậy mỗi tháng
đóng học cho con
tôi lại mất thêm
một khoản.
Thực phẩm
chức năng
giả trộn với
tân dược
vừa bị phát
hiện. Ảnh:
Viện Kiểm
nghiệm
thuốc