7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 27-12-2023
Các bị
cáo tại
phiên
tòa phúc
thẩm.
Ảnh: CTV
Phúc thẩmchuyến bay giải cứu:
2 bị cáo có thể thoát án chung thân
Bị cáoHoàng VănHưng, cựu điều tra viên cao cấp và NguyễnThị LanHương, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự
Bộ Ngoại giao, được đề nghị giảm từ án tù chung thân xuống còn 20 năm tù.
BÙI TRANG
N
gày 26-12, tại phiên tòa xét
xử phúc thẩm vụ án chuyến
bay giải cứu, đại diệnVKSND
TP Hà Nội đã đề nghị mức án đối
với 21 bị cáo có kháng cáo.
VKS đề nghị y án chung thân đối
với hai bị cáo; giảm án, y án tù có
thời hạn, hoặc cho hưởng án treo đối
với 19 bị cáo có kháng cáo còn lại.
Đáng chú ý, bị cáo Trần Việt Thái
(cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia)
dù không kháng cáo nhưng vẫn được
đề nghị giảm án.
Cựu điều tra viên đã
nhận thức được sai phạm
VKS nhận định bị cáo Hưng đã
nhiều lần trao đổi với Nguyễn Anh
Tuấn (cựu phó giám đốc Công an
TP Hà Nội) về tình trạng của bị
cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và bị
cáo Lê Hồng Sơn (cùng ở Công ty
Bluesky) để giúp họ không bị xử
lý hình sự.
Hưng hai lần nhận tiền, tổng cộng
18,8 tỉ đồng.
Ban đầu Hưng kháng cáo kêu
oan nhưng sau đó đã thay đổi nội
dung kháng cáo, thừa nhận tội. Tại
phiên tòa phúc thẩm, Hưng đã nhận
thức được lỗi của bản thân, đã tác
động gia đình nộp lại 18,8 tỉ đồng,
bày tỏ hối hận và nói tôn trọng mọi
phán quyết của tòa. Từ đó, VKS đề
nghị HĐXX giảm án cho Hưng từ
chung thân xuống còn 20 năm tù
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bản án sơ thẩm cho rằng Hưng
không thành khẩn, quanh co, gian
dối nên không có đủ cơ sở xác định
về tính chính xác của các lời khai
của bị cáo này. Bị cáo là điều tra
Xét mức độ nguy hiểm
của hành vi bị cáo
Nguyễn Thị Hương Lan
thấp hơn bị cáo Phạm
Trung Kiên, Vũ Anh
Tuấn nên VKS đề nghị
giảm án cho bị cáo Lan.
Không kháng cáo, vẫn có thể được giảm án
Bản án sơ thẩmđã tuyên phạt bị cáo TrầnViệt Thái, cựu đại sứViệt Nam
tại Malaysia, mức án bốn năm tù về tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành
công vụ. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKS đề nghị HĐXX giảm cho
bị cáo Thái 6-12 tháng tù.
Theo đại diện VKS, cựu đại sứ Malaysia đã lợi dụng vị trí công tác, cố ý
làm trái công vụ, thu tiền của người mãn hạn tù và thân nhân của những
người bị lưu giữ trong các trại chờ tại Malaysia, gây thiệt hại cho tổ chức,
cá nhân.
Tuy nhiên, bị cáoThái đã thành khẩn khắc phục hậu quả. Vì vậy, để đảm
bảo sự công bằng, khoan hồng của pháp luật, VKS cho rằng cần xem xét
giảm hình phạt cho ông Thái.
Đối chiếuquy địnhpháp luật tại khoản3Điều357BLTTHS thì trườnghợp
có căn cứ, HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm
hình phạt, miễn trách nhiệmhình sự cho những bị cáo không kháng cáo…
viên cao cấp nhưng lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, lừa đảo số tiền đặc
biệt lớn, đến phiên tòa sơ thẩm
vẫn không thành khẩn, không có
thái độ ăn năn hối cải, không khắc
phục hậu quả.
Theo cáo buộc, sau khi bị điều
chuyển công tác không còn là điều
tra viên, không còn thẩm quyền,
trách nhiệm giải quyết vụ án, bị
cáo Hưng vẫn khẳng định “kiểm
soát được”, vẫn hướng dẫn bị cáo
Hằng khai báo và nhiều lần yêu
cầu đưa tiền để Hưng lo lót với
VKS, cơ quan điều tra. Giai đoạn
này, thông qua bị cáo Tuấn, Hằng
đã đưa cho Hưng số tiền 800.000
USD chia làm hai lần.
Vì thế, Hưng bị xét xử về hành
vi lừa đảo 800.000 USD, Tuấn bị
xét xử tội môi giới hối lộ 2,65 triệu
USD (tương đương hơn 61 tỉ đồng),
Hằng bị xét xử tội đưa hối lộ 2,65
triệu USD.
Ghi nhận tâm nguyện
của cựu cục trưởng
Đối với nhómbị cáo ở tội nhận hối
lộ, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận
kháng cáo của một số bị cáo, giảm
nhẹ hình phạt. Trong đó, cựu cục
trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại
giao Nguyễn Thị Hương Lan được
đề nghị giảmán từ chung thân xuống
còn 20 năm tù.
Bị cáo Lan được giao xét duyệt
danh sách các doanh nghiệp thực
hiện chuyến bay; trực tiếp báo cáo
Tô Anh Dũng duyệt, ký công văn
gửi các bộ, ngành đề xuất cho các
doanh nghiệp tổ chức các chuyến
bay đưa công dân về nước.
Từ tháng 12-2020 đến tháng
1-2022, Lan đã nhận hối lộ 32 lần
của tám cá nhân đại diện doanh
nghiệp với tổng số tiền 25 tỉ đồng.
Tại cấp sơ thẩm, bị cáo Lan đã
nộp khắc phục hậu quả 1,2 tỉ đồng
đồng. Tại cấp phúc thẩm, Lan trình
bày tình tiết mới là công văn xin
giảm nhẹ hình phạt của Công đoàn
Bộ Ngoại giao, Ban cán sự Đảng
Bộ Ngoại giao.
VKS đánh giá bị cáo thành khẩn
nhận tội, tự nguyện đề nghị phát mại
những tài sản đã kê biên, phong tỏa
để khắc phục hậu quả. Mặt khác,
ngoài các tài sản trên, bị cáo không
còn tài sản nào khác.
Nhận thấy bị cáo đã cố gắng
tối đa khả năng để khắc phục hậu
quả, cần ghi nhận tâm nguyện của
bị cáo. Đồng thời, khi thực hiện
hành vi phạm tội bị cáo không vòi
vĩnh, cản trở các doanh nghiệp, cá
nhân xin cấp phép mà do họ tự đưa
cho bị cáo.
Xét mức độ nguy hiểm của hành
vi bị cáo thấp hơn PhạmTrung Kiên
(cựu thư ký thứ trưởng BộY tế), Vũ
Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý
Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nên
VKS đề nghị giảm án cho bị cáo.•
Ngày 26-12, TAND Cấp cao tại TP.HCMmở phiên tòa
phúc thẩm vụ sai phạm tại dự án khu dân cư thương mại
Phước Thái (phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
12 bị cáo có mặt tại tòa, riêng bị cáo Nguyễn Tấn Long, cựu
phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, có đơn xin vắng mặt vì
bệnh. 28 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều vắng
mặt.
Đại diện VKSND Cấp cao cho rằng để đảm bảo khách quan
trong quá trình xét xử của vụ án cần sự tham gia của những
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như ông Đinh Quốc
Thái, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đại diện Công ty
cổ phần May - Xây dựng Huy Hoàng... Do đó, VKS đề nghị
HĐXX hoãn phiên tòa để triệu tập những người này tham gia
phiên xét xử.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Theo cáo trạng, năm 1995, Thủ tướng ký quyết định cho
Công ty TNHH Kia - Hoàng Hưng Ceramics (Công ty cổ
phần May - Xây dựng Huy Hoàng liên doanh với một công ty
đối tác nước ngoài) thuê gần 9 ha đất công tại xã Tam Phước,
huyện Long Thành (nay là phường Tam Phước, TP Biên Hòa)
để xây dựng nhà xưởng sản xuất gốm.
Năm 2009, Liên doanh Hoàng Hưng Ceramics không triển
khai thực hiện dự án nên UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định
thu hồi giấy phép đầu tư. Lúc này phía công ty liên doanh để
cho Công ty cổ phần May - Xây dựng Huy Hoàng toàn quyền
quyết định sử dụng đất.
Năm 2015, Trương Quốc Tuấn là giám đốc Công ty cổ phần
Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái (Công ty Phước Thái)
nhận chuyển nhượng khu đất này với số tiền hơn 35 tỉ đồng.
Tuấn đã bàn với Nguyễn Văn Đức (phó chủ tịch UBND xã
Tam Phước) hợp thức hóa để em ruột là Nguyễn Hữu Thành
đứng tên chủ sở hữu khu đất trên để nhận tiền bồi thường, khi
giải tỏa làm dự án khu dân cư. Tuấn điền thời gian trên biên
bản bàn giao đất vào tháng 4-2003 để phù hợp với việc cho
Thành nhận tiền bồi thường.
Cáo trạng cũng xác định nhóm các bị cáo nguyên là lãnh
đạo sở, ban ngành của tỉnh Đồng Nai biết trường hợp của
Thành không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất,
việc sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp quy
hoạch và đặc biệt không đủ điều kiện được bồi thường về đất.
Tuy nhiên, các bị cáo với chức năng nhiệm vụ được giao vẫn
ký vào giấy xác nhận, tờ trình, văn bản, quyết định… dẫn đến
việc bồi thường, hỗ trợ sai đối tượng, gây thiệt hại cho Nhà
nước gần 79 tỉ đồng.
VŨ HỘI
Vụ“biến”đấtcôngthànhtư:ĐềnghịtriệutậpcựuchủtịchtỉnhĐồngNaiĐinhQuốcThái
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: VH
Ông Đinh Quốc Thái là chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khóa
IX, nhiệmkỳ 2016-2021. Ngày 19-10-2022, ôngThái trở thành
bị can, bị khởi tố, bị bắt giam vì tội nhận hối lộ trong vụ án
vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
xảy ra tại BV đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến
bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan. Tòa đã tuyên phạt
bị cáo Thái chín năm tù.