296-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 27-12-2023
Tiêu điểm
Đề nghị khi sửa Luật LS
cần bàn kỹ cái gì Nhà
nước quản, cái gì tổ chức
xã hội - nghề nghiệp
phải tự quản và cái gì
phải kết hợp.
Luật sư
ĐỗNgọcThịnh
,
Chủ tịchLiênđoànLuật sưViệtNam
Bộ Tư pháp
tổ chức hội
nghị tổng
kết 15 năm
thi hành
Luật Luật
sư. Ảnh: PHI
HÙNG
Thảo luận
về vai trò tự
quản của
luật sư
ĐỨCMINH
N
gày 26-12, Bộ Tư pháp tổ chức
hội nghị tổng kết 15 năm thi
hành Luật Luật sư (LS).
Giao nhiều nhiệm vụ để
phát huy vai trò tự quản
Báo cáo trước hội nghị, Cục trưởng
Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Lê
Xuân Hồng cho hay để phát huy vai
trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của LS, Luật LS đã giao cho
Liên đoàn LSViệt Namnhiều nhiệm
vụ trước đây thuộc thẩm quyền của
cơ quan quản lý nhà nước như: đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ củaLS, kiểmtra kết quả hànhnghề
LS, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Ghi nhận những kết quả đạt được,
tuy nhiên Bộ Tư pháp đánh giá “vai
trò tự quản” này dù đã có nỗ lực
nhưng vẫn có điểm chưa phù hợp
với sự phát triển của hoạt động LS.
“Một số nhiệm vụ hiện nay pháp
luật giao cho các tổ chức xã hội -
nghề nghiệp của LS nhưng trên thực
tế chưa được triển khai thực hiện,
hoặc đã triển khai nhưng chưa hiệu
quả” - dự thảo báo cáo của Bộ Tư
pháp đánh giá.
Cạnh đó, việc giám sát tập sự hành
nghề LS, giám sát việc tuân thủ pháp
luật, tuân theo quy tắc đạo đức, ứng
xử nghề nghiệp của LS còn thiếu chủ
động, hiệu quả chưa cao.
“Vai trò tự quản được tăng cường
nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu
Chất lượng tham gia tố tụng của LS tiến bộ
rõ rệt
Đánh giá chung về kết quả đạt được, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp
Lê Xuân Hồng cho rằng số lượng LS đã tăng lên nhanh, dịch vụ pháp lý
mà LS cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ ngày
càng được nâng lên.
“Nhiều tổ chức hành nghề LS đã vươn ra khu vực để chiếm lĩnh thị phần
liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại quốc tế phục vụ nhu cầu
của các doanh nghiệp” - ông Hồng nhận xét.
Cũng theo ông Lê Xuân Hồng, chất lượng tham gia tố tụng của LS
cũng có tiến bộ rõ rệt, nhiều ý kiến tranh luận của LS đã được HĐXX ghi
nhận, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu oan, sai trong hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao hiệu quả công tác điều tra,
truy tố, xét xử…
Những con số đáng chú ý
. Theo số liệu, đến năm 2022, cả
nước có 5.429 tổ chức hành nghề LS;
số lượng LS hành nghề thực tế gần
17.300 người. Trung bình mỗi năm
số lượng LS tăng thêm gần 1.000 LS.
. Đến nay, chỉ còn Đoàn LS tỉnh Bắc
Kạn và Lai Châu có số lượng LS dưới
10 người.
. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong
15 năm qua, tổng doanh thu của tổ
chức hành nghề LSViệt Namđạt hơn
21.000 tỉ đồng, đã nộp thuế vào ngân
sách nhà nước gần 3.000 tỉ đồng.
.Tính tới tháng 12-2022, cả nước có
93 tổ chức hành nghề LS nước ngoài
(37 chi nhánh, 56 công ty luật) và hơn
300 LS nước ngoài đến từ nhiều quốc
gia như Anh, Pháp, Đức, Mỹ… đang
hoạt động tại Việt Nam.
để chấn chỉnh, uốn nắn những LS có
biểu hiện giảm sút về đạo đức, sai về
nhận thức chính trị” - Bộ Tư pháp
cho rằng công tác chỉ đạo giải quyết
các trường hợp LS vi phạm đạo đức
nghề nghiệp còn chậm, chưa quyết
liệt, dứt điểm so với yêu cầu quản
lý LS theo chế độ tự quản.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đánh
giá hoạt động quản lý, điều hành của
ban chủ nhiệm một số đoàn LS còn
hạn chế, thậmchí có việc không điều
hành được hoạt động của đoàn LS…
Cứ khư khư quản chặt thì
cũng không ai quản được
Nêu ý kiến, LS Huỳnh Tho, Chủ
nhiệm Đoàn LS tỉnh Lâm Đồng, lại
cho rằng quy định của Luật LS “hết
sức mờ nhạt” khi phân định trách
nhiệm của Đoàn LS trong phát huy
vai trò tự quản.
LS Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên
đoàn LSViệt Nam, nói kinh nghiệm
quốc tế (kể cả ở các nước như Mỹ,
Nhật Bản…) giai đoạn đầu nhà nước
bao giờ cũng quản lý LS, đưa hoạt
động này vào nề nếp và tạo điều kiện
cho đội ngũ LS, nghề LS phát triển.
Tuynhiên, khi tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của LS đã “trưởng thành”,
Nhà nước cần “giãn việc”. “Cơ quan
nhà nước cần tạo điều kiện cho Liên
đoàn LS, Đoàn LS, làm được cái gì
thì giao cho người ta làm, kể cả đào
tạo, bồi dưỡng… và Nhà nước tiếp
tục hỗ trợ. Nhà nước chỉ can thiệp
khi có vi phạm hoặc phát hiện có
dấu hiệu vi phạm” - ông Thịnh nói.
“Tôi nói vui với anh Hạnh (Giám
đốc Sở Tư pháp TP.HCM - PV) là
hơn 10 người ở phòng bổ trợ các
anh sao quản lý được 7.000 LS. Chỗ
anh Hồng (Cục trưởng Cục Bổ trợ
tư pháp - PV) cũng vậy. Không thể
quản lý nổi.
LS là phải tự quản, mỗi LS, mỗi
tổ chức hành nghề LS, đoàn LS,
liên đoàn LS phải tự quản” - vẫn
lời ông Thịnh.
Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam
thẳng thắn cho rằng: “Anh nào không
tự quản được cho ra khỏi nghề, cho
ra khỏi đội ngũ. Phải xử lý nghiêm
túc, tinh thần là như thế. Vậy nên
chúng tôi đề nghị khi sửa Luật LS
thì tổ chức hành nghề phải là một
thành viên của Liên đoàn LS Việt
Nam, đó là một hệ thống không thể
cắt khúc được”.
Ông Thịnh cũng đặt vấn đề vì
sao các tổ chức hành nghề LS hiện
nay không báo cáo hoạt động cho
các Đoàn LS. Lý do, theo ông, bởi
luật quy định tổ chức hành nghề LS
thuộc Sở Tư pháp quản lý.
Chốt lại, Chủ tịch Liên đoàn LS
đồng tình với nguyên tắc “kết hợp
giữa quản lý nhà nước về nghề LS
với chế độ tự quản” nhưng đề nghị
khi sửa luật cần bàn kỹ cái gì Nhà
nước quản, cái gì tổ chức xã hội -
nghề nghiệp phải tự quản và cái gì
phải kết hợp. Có như vậy mới mở
đường cho sự phát triển của LS về
số lượng và nâng cao chất lượng.
“Nếu cứ khư khư quản chặt thì
cũng không ai quản được” - ông
Thịnh kết luận.
Xác định địa vị pháp lý
của LS
Trao đổi bên hành lang hội nghị,
PhóChủ tịchLiên đoànLSViệt Nam
Phan Trung Hoài cho rằng khi sửa
đổi Luật LS cần gắn trong tổng thể
mối liên thông với việc sửa đổi các
luật về tố tụng, gắn với mô hình tố
tụng Việt Nam.
Ông Phan Trung Hoài cũng đặc
biệt lưu ý việc xác định địa vị pháp
lý của LS trong xã hội và trong tố
SởTưphápTP.HCMnhậnbằngkhen củabộ trưởngBộTưpháp
Giámđốc Sở Tư phápHuỳnh VănHạnh
(bìa phải)
đại diện sở
nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ảnh: PHI HÙNG
Sáng 26-12, tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Luật sư
(LS), Bộ Tư pháp đã trao tặng bằng khen của bộ trưởng Bộ
Tư pháp cho 17 tập thể và 57 cá nhân có thành tích xuất sắc
trong 15 năm triển khai thi hành Luật LS.
Danh sách 17 tập thể nhận bằng khen lần này có Cục Bổ
trợ tư pháp (Bộ Tư pháp); khoa Đào tạo LS (Học viện Tư
pháp); Phòng bổ trợ tư pháp - Sở Tư pháp TP Hà Nội; các
sở Tư pháp: TP.HCM, Hải Phòng, Đồng Nai, An Giang;
Liên đoàn LS Việt Nam và một số ủy ban trực thuộc, trung
tâm bồi dưỡng nghiệp vụ LS, Câu lạc bộ LS thương mại
quốc tế thuộc liên đoàn; Công ty Luật TNHH quốc tế Việt
Nam (VILAF); Công ty Luật TNHH YKVN; Công ty Luật
TNHH Nishimura&Asahi Việt Nam; Chi nhánh Allens tại
Việt Nam.
Về phía cá nhân, đáng chú ý có nguyên Thứ trưởng Bộ
Tư pháp Nguyễn Đức Chính; nguyên Cục trưởng Cục
Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến; đại biểu Quốc hội Trương
Trọng Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt
Nam; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng; Vụ
trưởng Vụ Cơ quan nội chính (Ban Nội chính Trung ương)
Nguyễn Quốc Vinh…
Danh sách cũng có tên các lãnh đạo của Liên đoàn LS
Việt Nam, gồm: Chủ tịch Đỗ Ngọc Thịnh; các phó chủ tịch,
cùng một số ủy viên Ban Thường vụ… Chủ nhiệm đoàn LS
các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa...
Trong số 31 LS cả nước được nhận bằng khen của bộ
trưởng Bộ Tư pháp, ba LS Phan Trung Hoài, Nguyễn Minh
Tâm, Nguyễn Bảo Trâm (Đoàn LS TP.HCM) từng có thời
gian gắn bó, công tác tại báo
Pháp Luật TP.HCM
.
ĐỨC MINH
tụng, để bảo đảmnâng cao vai trò của
LS trong đóng góp cho bảo vệ công
lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể trong xã hội.
Liên quan đếnmô hình quản lýLS,
PhóChủ tịchLiên đoànLSViệt Nam
cho rằng“nguyên tắc song trùng” tăng
cường quản lý về mặt Nhà nước và
nâng cao tính tự quản của tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của LS được
quy định trong Luật LS. Nguyên tắc
này phù hợp với mô hình, đặc điểm
của Việt Nam.
Để giải quyết hài hòa “bài toán”
này, ông Hoài cho rằng Nhà nước
vẫn quản lý, cho chủ trương hoàn
thiện về mặt luật pháp, đây là việc
rất quan trọng. Còn phần thuộc về
tự quản, liên đoàn hay các đoàn LS
địa phương phải xây dựng được quy
chế vận hành, bộ quy tắc đạo đức…
coi đây là yếu tố để thể hiện năng
lực về mặt tự quản…•
Vấn đề Nhà nước quản lý đến đâu và
vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của luật sư thế nào đã được đưa ra
thảo luận.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook