9
NGUYỄNCHÂU
S
ở TN&MTTP.HCM vừa
có báo cáo về tình hình
thực hiện kế hoạch phát
triển mạng lưới quan trắc chất
lượng môi trường TP.HCM
giai đoạn 2021-2025.
274 trạm quan trắc
thủ công
TheobáocáocủaSởTN&MT,
tính đến hết năm 2023, địa bàn
TP.HCMcó 271 vị trí quan trắc
thủ công. Trong đó, tại khu vực
giáp ranh giữa TP.HCMvà các
tỉnh lân cận có 34 vị trí. TP
cũng có bốn trạm quan trắc tự
động liên tục chất lượng nước
mặt và không khí. Như vậy,
so với lộ trình phát triển mạng
lưới quan trắc chất lượng môi
trường mà TP đề ra giai đoạn
2021-2025 thì đến nay, TP đã
phát triển được 79% số lượng
các vị trí quan trắc thủ công và
11% số lượng các trạm quan
trắc tự động.
Báo cáo của Sở TN&MT
cũng cho biết công tác quan
trắc và kiểm soát chất lượng
hoạt động quan trắcmôi trường
được thực hiện đúng trình tự
theo quy định và đảm bảo tuân
thủ quy trình kỹ thuật. Các
trạm quan trắc đánh giá tương
đối đầy đủ và kịp thời diễn
biến chất lượng môi trường,
đồng thời cung cấp số liệu tin
cậy cho các hoạt động nghiên
cứu khoa học, các đề tài, dự
án nhằm cải thiện chất lượng
môi trường, phục vụ có hiệu
quả cho công tác quản lý nhà
nước về môi trường.
“Sở TN&MTTPđã và đang
TP.HCM công bố chất lượng môi
trường trên mạng
Sở TN&MT đã triển khai công bố thông tin chất lượngmôi trường định kỳ hằng tuần trên trang thông tin
điện tử
người dân dễ dàng tiếp cận chất lượngmôi trường của TP.
Sở TN&MT khánh thành trung tâmquan trắc TN&MT vào tháng 11-2023. Ảnh: CTV
Đưa trung tâm quan trắc vào vận hành
Tháng 11-2023, Sở TN&MT đã tổ chức khánh thành trung
tâmquan trắcTN&MT thuộc dự án đầu tư trung tâmquan trắc
và phân tích môi trường.
Trung tâmcó chức năng chính là triển khai thực hiện nhiệm
vụ về quan trắc, giámsát, đánhgiá, điều tra vềTN&MT. Côngbố
thông tin về chất lượng môi trường TP đến cộng đồng, cảnh
báo và có dự báo chất lượng môi trường phục vụ cho công
tác quản lý môi trường cũng như đời sống và nhu cầu thông
tin của người dân TP. Đồng thời thu thập và cung cấp dữ liệu
quan trắc vềmôi trường, trong đó có dữ liệu quan trắc tự động
nước thải của các nguồn thải lớn trên địa bàn.
Hiện tại, mạng lưới quan trắc chất lượngmôi trườngdo trung
tâm quan trắc TN&MT quản lý bao gồm việc quan trắc chất
lượng môi trường không khí ở 34 vị trí; quan trắc chất lượng
môi trường nước sông Sài Gòn - Đồng Nai ở 22 vị trí; quan trắc
chất lượng môi trường nước kênh rạch ở 46 vị trí nội thành và
34 vị trí ngoại thành, liên tỉnh; quan trắc chất lượngmôi trường
nước biển ven bờ ở chín vị trí; tiếp nhận, quản lý số liệu quan
trắc chất lượng nước thải, khí thải của các khu công nghiệp,
khu chế xuất, Khu công nghệ cao và các nguồn thải lớn...
Sở TN&MT kiến
nghị UBND TP xem
xét, chấp thuận cho
Sở TN&MT được
thực hiện quan trắc
thủ công tại các vị trí
quy hoạch đặt trạm
quan trắc tự động
trong thời gian chờ
đầu tư các trạm này
được thực hiện theo
lộ trình.
triển khai công bố thông tin
chất lượng môi trường định
kỳ hằng tuần trên trang thông
tin điện tử của sở để người
dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt
về diễn biến chất lượng môi
trường của TP” - báo cáo của
Sở TN&MT nêu.
Ông Nguyễn Toàn Thắng,
Giám đốc Sở TN&MT TP,
cho biết nhận thức được tầm
quan trọng của công tác bảo
vệ môi trường là bảo vệ sức
khỏe của người dân, gắn với
thực hiện nhiệm vụ chính trị
của TP, UBND TP đã ban
hành chương trình giảm ô
nhiễm môi trường giai đoạn
2020-2030. Trong đó, TP đã
đề ra các nhómgiải pháp nhằm
triển khai thực hiện chương
trình, một trong những nhóm
giải pháp đó là đầu tư trung
tâm quan trắc TN&MT. Các
trung tâm này giúp nâng cao
hoạt động quan trắc, cảnh báo
và dự báo môi trường, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong
công tác quản lý và bảo vệ
môi trường.
Đồng thời, Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020 cũng
đã dành một chương quy định
liên quan đến quan trắc môi
trường, thông tin, cơ sở dữ
liệu môi trường và cảnh báo,
dự báo về môi trường, đặt ra
yêu cầu phải kịp thời đầu tư
nâng cấp, thống nhất thông tin,
dữ liệu và kỹ thuật hoạt động
quan trắc môi trường.
Vướng mắc về pháp lý
TheoSởTN&MT, TPđã đưa
ra kế hoạch phát triển mạng
lưới quan trắc chất lượng môi
trường. Kế hoạch đã giúp cụ thể
hóa lộ trình triển khai, lắp đặt
và mở rộng các trạm quan trắc
chất lượng môi trường trong
giai đoạn 2021-2025, đồng
thời xác định các chỉ tiêu, tần
suất, vị trí quan trắc đã giúp
các đơn vị có liên quan thực
hiện có hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về môi trường.
Tuy nhiên, việc phát triển
mạng lưới quan trắc còn gặp
một số khó khăn nhất định. Cụ
thể là tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của TPcó nhiều biến
động, tốc độ gia tăng dân số
nhanh, các phương tiện giao
thông vận tải cũng tăng nhanh
so với dự báo. Điều này đã gây
nhiều khó khăn cho công tác
lập quy hoạch, xác định vị trí
đặt trạm quan trắc cũng như
việc dự báo, cảnh báo chất
lượng môi trường. Ngoài ra,
các văn bản pháp lý cho hoạt
động quan trắc môi trường
chưa có sự thống nhất, đồng
bộ, thường xuyên được thay
đổi, cập nhật, bổ sung cũng
gây khó khăn trong việc triển
khai kế hoạch.
Sở TN&MT cho biết theo
kế hoạch đến năm 2025, TP
sẽ có 20 trạm quan trắc không
khí tự động, 14 trạm quan trắc
nước mặt tự động. Tuy nhiên,
tính đến nay TP chỉ mới triển
khai đầu tư hoàn thành được
hai trạm quan trắc không khí
tự động, hai trạm quan trắc
nước mặt tự động (chỉ chiếm
tỉ lệ 11% theo kế hoạch).
Chính vì vậy, Sở TN&MT
kiến nghị UBND TP xem xét,
chấp thuận cho sở được thực
hiện quan trắc thủ công tại các
vị trí quy hoạch đặt trạm quan
trắc tự động. Khi các trạmquan
trắc tự động được đầu tư và
đưa vào vận hành chính thức
thì sẽ ngưng triển khai quan
trắc thủ công tại các vị trí này.
Đồng thời, kiến nghị UBND
TPchấp thuận cho SởTN&MT
trong giai đoạn từ năm 2026
được tiếp tục xây dựng và phê
duyệt phương án dự toán triển
khai thực hiện các chương
trình quan trắc chất lượng
môi trường trên địa bàn theo
nội dung, khối lượng công
việc như năm 2025 cho đến
khi quy hoạch TP.HCM thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 được phê duyệt.•
Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM
về việc ban hành kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công
trình trọng điểm, chiến lược ngành GTVT tập trung thực
hiện giai đoạn 2024-2030.
Theo Sở GTVT TP, ước tính giai đoạn 2024-2030,
TP.HCM sẽ đầu tư 59 dự án giao thông huyết mạch. Để
khơi thông hệ thống giao thông này, TP.HCM cần khoảng
231.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách TP dự kiến
khoảng 156.560 tỉ đồng (chiếm khoảng 67,8%); vốn huy
động kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP
(21 dự án) dự kiến 70.126 tỉ đồng (chiếm khoảng 30,4%).
Các dự án trên không bao gồm các tuyến đường sắt đô thị.
Sở GTVT TP cho biết trong giai đoạn này, TP sẽ đầu tư
bốn đường cao tốc. Cụ thể gồm các cao tốc: TP.HCM - Mộc
Bài, TP.HCM - Chơn Thành (địa bàn TP.HCM), mở rộng
cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn nút giao
An Phú - vành đai 2); mở rộng đường dẫn cao tốc TP.HCM
- Trung Lương (đoạn tuyến đường dẫn từ Bình Thuận - Chợ
Đệm và đoạn Tân Tạo - Chợ Đệm).
Bên cạnh các dự án cao tốc, TP.HCM đề xuất sớm khép
kín vành đai với các dự án. Cụ thể gồm ba đoạn tuyến của
đường vành đai 2; đường nối từ đường vành đai 3 tới đường
Võ Nguyên Giáp; đầu tư xây dựng đường vành đai 4 (đoạn
cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai gồm cầu vượt sông
Sài Gòn).
Đối với các dự án quốc lộ, Sở GTVT TP đề xuất ưu tiên
làm ba dự án như là nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ ngã
tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu); cải tạo, nâng cấp Quốc
lộ 22; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương
Vương đến ranh tỉnh Long An).
Đối với các dự án liên vùng, TP cùng đề xuất sớm triển
khai nhóm dự án mang tính liên kết vùng. Ngoài ra là sớm
đầu tư tám nút giao thông và cầu lớn, 25 tuyến đường trục
chính, xuyên tâm, một đường trên cao, bốn dự án đường
thủy, sáu bến bãi giao thông tĩnh. Đặc biệt là sớm triển khai
làm hai cầu Thủ Thiêm 4 và Cần Giờ...
Theo Sở GTVT TP, việc xác định danh mục dự án để ưu
tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực
hiện dự án theo quy định là rất cần thiết. Đây là cơ sở để
kêu gọi đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực
hiện dự án. Đồng thời, trong suốt quá trình thực hiện tập
trung, không dàn trải giúp dự án hoàn thành đúng
kế hoạch hơn.
Hiện TP.HCM cũng đang áp dụng cơ chế, chính sách đặc
thù tại Nghị quyết 98 và những quy định pháp luật có liên
quan. Từ đó, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo
mục tiêu, phát huy hiệu quả của các dự án nên việc lập danh
sách ưu tiên là cần thiết.
ĐÀO TRANG
TP.HCMsẽ đầu tư59dựángiao thônghuyếtmạchđếnnăm2030
SởGTVT TP kiến nghị sớmtriển khai làmcầu Thủ Thiêm4.
Ảnh: Ban quản lý dự án cung cấp