12
TRẦNVŨ
N
ông dân Mười Thắng
(ngụxãBiểnBạchĐông,
huyện Thới Bình, Cà
Mau) không nuôi tôm càng
nhưng hễ nghe cô, bác trong
xã thu hoạch, anh liền tìm
đến. Anh nhảy xuống bùn,
hòa cùng cô, bác thu hoạch
tôm, vừa tranh thủ quay vài
đoạn clip đăng lên mạng xã
hội. Anh muốn khoe với thế
giới về chuyện mần vần
công “tình tứ” của quê mình.
Mần vần công
thời 4.0
Mần vần công là một hình
thức làm việc luân phiên,
giúp đỡ nhau qua lại giữa
các hộ gia đình với nhau ở
miền Tây.
Mần vần công ở Cà Mau,
Bạc Liêu, Sóc Trăng… nói
riêng và ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ nói chung đã xuất
hiện từ mấy trăm năm trước,
khi tổ tiên khai khẩn đất đai
lập xóm, lập làng. Nhưng
vào thời kỳ đổi mới từ cơ
chế tập trung bao cấp lên
kinh tế thị trường, khoảng
những năm đầu thập niên
1990, chuyện mần vần công
thưa dần và gần như biến
mất. Nhiều người tưởng rằng
mần vần công sẽ vĩnh viễn
đi vào lịch sử nhưng không
ngờ nó đã quay lại và nở rộ
ngay thời kỳ 4.0 này.
Để hòa mình vào mần vần
công, PV đã đến nhà anh
Mười Thắng từ chiều hôm
trước để sáng hôm sau dậy
sớm, cùng anh đi thu hoạch
tôm tại một hộ trong xã Biển
BạchĐông. HuyệnThới Bình
đã khôi phục mần vần công
từ khoảng năm năm qua và
hiện tại hầu như xã nào trong
huyện cũng có chuyện mần
giúp mà tôi bán được gần
50 triệu đồng” - chị Tú nói.
Lợi ích từ mần vần công
không chỉ trong những sự cố
khẩn cấp như trường hợp của
chị Tú mà còn thể hiện rõ
nét ở nhiều khía cạnh khác.
Ông Lê Quang Đấu, một
người dân địa phương, tâm
sự: “Nhà tôi, con cái nó đi
làm công nhân ở Bình Dương
hết, còn lại người già và trẻ
nhỏ. Nếu không có cái vụ
mần vần công này, nhà tôi
gặp nhiều khó khăn. Vì thuê
mướn thì tốn tiền, mà tiền ở
quê là một vấn đề lớn, nhiều
khi đâu có sẵn. Nhờ cái vụ
vần công, nhà tôi có công
có việc, hô tiếng là bà con
đến giúp ngay. Chỉ là sau đó
mình đi trả công cho bà con.
Nhưng vui mà. Ví như hôm
nay vậy, ở không cũng buồn
nên đến trả công cho thằng
Vinh, vừa có lao động vừa
được gặp bà con trò chuyện,
vừa được ăn cơm, uống
rượu và còn được bọc tôm,
cá mang về nhà để ăn dần”.
Ông Đấu (68 tuổi) mặc
dù sức không còn như thanh
niên nhưng với “cái luật” vần
công, ông vẫn được xem như
một lao động thực thụ. Ông
cứ làm theo sức của mình sẽ
được cô, bác ghi nhận một
lao động vần công.
Theo ông Đinh Văn Minh,
Bí thư chi bộ ấp Hữu Thời,
giá trị mà dù có bao nhiêu
tiền cũng không mua được
của mần vần công chính là
tình làng nghĩa xóm. Ông
Minh nói: “Đi đám tiệc gặp
nhau ồn ào, đâu có tâm sự,
sẻ chia nhiều như đi mần
vần công. Nhờ có mần vần
công mà bà con gần gũi,
chia sẻ với nhau nhiều hơn
trong cuộc sống. Ở thời buổi
công nghiệp như hiện nay,
thanh niên đi làm xa, nhiều
gia đình ở nông thôn không
đủ lao động làm đồng áng.
Nhờ mần vần công, nhiều
hộ gia đình ở đây vẫn nuôi
được tôm, trồng được lúa
một cách bình thường như
mọi gia đình khác”.•
Mở rộngmần vần công
Thấyđượclợiíchcủaviệcmần
vần công, những nămgần đây,
ngoàimầnvần công thuhoạch
tôm càng, bà con đã mần vần
công trong việc thẩy lúa, tức là
giaolúađểtrồngtrênruộngtôm.
Thay vì trước đây phải mướn
đội thẩy lúa chuyên nghiệp,
vừa tốn tiền, đôi khi phải chờ
đợi. Việc mần vần công sẽ giải
quyết ngay công việc thẩy lúa
trong một buổi, một ngày là
xong hết mấy chục công lúa
của hộ dân.
Anh
PHAN TUẤN KHẢI
,
Trưởng ấp Huỳnh Nuôi,
xã Biển Bạch Đông
Tiêu điểm
Chú TámĐấu kể chuyệnmần vần công ở quê hươngmình. Ảnh: TRẦNVŨ
vần công.
Đúng 5 giờ sáng, anh
Mười Thắng chở PV trên
xe máy, theo con đường bê
tông dọc dòng sông Trẹm
để đến hộ thu hoạch tôm
Út Vinh.
Giá trị ở tình làng
nghĩa xóm
Nhà Út Vinh lúc chúng
tôi đến đã có hơn 20 người.
Một nhóm lội xuống ruộng
bắt tôm, nhóm khác xúm lại
một tấm bạc lớn, ngồi thành
hình tròn để phân loại theo
nhu cầu của thương lái. Anh
Mười Thắng cũng nhanh
chân nhảy ngay xuống ruộng
và bắt những con tôm càng
đang bị máy đuôi tôm quậy
đục nước.
Cảnh thu hoạch tôm càng
nhà Út Vinh vui như hội, có
già, có trẻ, có nữ, có nam,
ai nấy đều tự giác và thành
thạo. Chị Lê Thị Cẩm Tú,
người cùng ấp Nguyễn Tồng,
vừa phân loại tôm vừa trả lời
các câu hỏi của tôi: “Hôm
nay vợ chồng tôi đi mần trả
“Nhờ có mần vần
công mà bà con gần
gũi, chia sẻ với nhau
nhiều hơn trong
cuộc sống.”
Ông
Đinh Văn Minh
,
Bí thư chi bộ ấp Hữu Thời
công choVinh. Nhà tôi đã thu
hoạch tôm tuần trước rồi”.
Chị Tú kể tuần trước, tôm
càng nuôi trong ruộng của
chị bất ngờ bị nổi đầu chết
do cấp nhầm nguồn nước
phèn từ ruộng người khác
xổ ra kênh, chị hô lên thì
lập tức có gần 20 người
trong xóm chạy đến giúp
thu hoạch nhanh.
“Không nhờ cái vụ mần
vần công này, hôm đó tôm
càng nhà tôi chắc bỏ luôn.
Bởi chuyện đột xuất như
vậy, có thuê người thu hoạch
cũng đâu có kịp. Nhờ cô, bác
Đời sống xã hội -
ThứBa9-1-2024
“Mần vần công” hồi sinh
ở Cà Mau
Mần vần
công ở Cà
Mau, Bạc
Liêu, Sóc
Trăng…có
từmấy trăm
năm trước
nay bỗng
dưng nở rộ
trong thời 4.0.
Cảnh thu hoạch tômcàng vần công tại nhà anhÚt Vinh,
ấpNguyễn Tồng, xã Biển BạchĐông, huyện Thới Bình, CàMau.
Ảnh: TRẦNVŨ
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao
Thanh tra Chính phủ cho ý kiến về phương
án đề xuất của BHXH Việt Nam liên quan
đến việc thu sai BHXH của 3.567 chủ hộ
kinh doanh.
Sau khi có ý kiến của Thanh tra Chính
phủ, Phó Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp để
giải quyết vấn đề trên.
Như báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin,
đầu tháng 11-2023, BHXH Việt Nam đề
xuất với lãnh đạo Chính phủ hai phương án
giải quyết việc thu sai BHXH.
Phương án 1, tiếp tục cho các đối tượng
trên hưởng chế độ BHXH theo quy định
và đưa nội dung này vào Luật BHXH (sửa
đổi). Trường hợp có nhu cầu hoàn trả thì
BHXH sẽ trả số tiền đã đóng BHXH vào
hai quỹ hưu trí và tử tuất.
Còn bảo hiểm thất nghiệp và BHYT là
những quỹ ngắn hạn, trong quá trình tham
gia nếu phát sinh ốm đau, thai sản, bệnh
nghề nghiệp đã được cơ quan BHXH chi
trả đầy đủ. Do đó, không đặt vấn đề xem
xét lại việc hoàn trả và thu hồi số tiền đã
chi trả.
Phương án này đảm bảo được nguyên tắc
đóng - hưởng theo quy định, kịp thời giải
quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp,
đặc biệt là hưu trí với những người đủ điều
kiện hưởng lương hưu. Người đã đủ tuổi
hưởng lương hưu và có từ đủ 10 năm đóng
BHXH trở lên sẽ đóng bù BHXH tự nguyện
để hưởng ngay lương hưu.
Cạnh đó, việc trả lại tiền cho những
người không muốn đóng quỹ cũng giải
quyết triệt để được những tồn tại, vướng
mắc trong thực hiện BHXH bắt buộc,
BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với chủ
hộ. Từ đó không phát sinh đơn, thư khiếu
kiện, khiếu nại kéo dài.
Phương án 2, hoàn trả tiền đã đóng
BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp,
đồng thời thu hồi số tiền đã chi trả các chế
độ trên đối với các chủ hộ (không tính lãi).
“Việc không tính lãi là vận dụng hướng dẫn
tại Công văn 25/2016 của Bộ LĐ-TB&XH”
- BHXH Việt Nam nêu căn cứ.
Tuy nhiên, với phương án này, nhiều
người cao tuổi không còn cơ hội và thời
gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí,
ảnh hưởng đến an sinh xã hội, tạo áp lực
lên ngân sách khi phải trợ cấp xã hội cho
người lớn tuổi.
Thêm vào đó, có thể sẽ phát sinh nhiều
khiếu kiện, khiếu nại kéo dài như thời gian
vừa qua do truy thu toàn bộ tiền đã chi trả
trong thực tiễn rất khó thực hiện. Trên cơ
sở phân tích, BHXH Việt Nam đề xuất lựa
chọn phương án 1 vì giải quyết triệt để vấn
đề, tạo niềm tin cho người dân vào lưới an
sinh.
VIẾT LONG
Chínhphủsẽgiải quyết việc thusaiBHXHcủahơn3.500hộkinhdoanh
Chính phủ sẽ họp giải quyết việc thu sai BHXH
của chủ hộ kinh doanh. Ảnh: VIẾT LONG