008-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 9-1-2024
tư pháp hình sự phức tạp đều cảm
thấy lo sợ, dễ bị tổn thương, bị tác
động tiêu cực.
Vì vậy, vừa qua TANDTối cao đã
đề xuất Quốc hội đưa vào Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2024 ban hành Luật Tư pháp người
chưa thành niên.
PGS-TS Phan Trung Lý, nguyên
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của
Quốc hội, đánh giá ở Việt Nam,
không phải là chưa có quy định liên
quan đến người chưa thành niên
phạm tội. Thế nhưng chưa có đạo
luật riêng mà nằm rải rác ở nhiều
văn bản luật khác nhau.
Cũng theo ông Lý, hiện nay 9/10
quốc gia ASEAN đã có đạo luật
riêng về tư pháp người chưa thành
niên, duy nhất Việt Nam chưa ban
hành đạo luật này.
“Tuy nhiên, không phải các nước
có luật riêngmà ta phải có luật riêng”
- PGS-TS Phan Trung Lý nói và cho
rằng việc xây dựng đạo luật riêng
sẽ phải xét về yêu cầu thực tế, căn
cứ lý luận, chính sách của nước ta.
Từ đó, nguyên chủ nhiệmỦy ban
Pháp luật của Quốc hội tán thành
phải có luật riêng về tư pháp người
chưa thành niên. Bởi pháp luật của
chúng ta đã từng bước hình thành
quy định, hệ thống về pháp luật
người chưa thành niên, có tòa án
riêng cho người chưa thành niên…
Cũng theo ông Lý, khi xây dựng
dự thảo cần có quy trình thủ tục
riêng hợp lý, thân thiện với người
chưa thành niên và phải quan điểm
rằng “người chưa thành niên không
phải là người lớn thu nhỏ”. Bởi nếu
quan điểm là người lớn thu nhỏ rồi
quy định hình phạt giảm đi chút là
không được…
11 biện pháp xử lý
chuyển hướng
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa
thành niên quy định 11 biện pháp
xử lý chuyển hướng, trong đó có
sáu biện pháp mới gồm: tham gia
chương trình học tập, dạy nghề; lao
động công ích; tham gia điều trị tư
vấn tâm lý bắt buộc; cấm tiếp xúc;
cấm đến một địa điểm nhất định và
hạn chế khung giờ sinh hoạt, đi lại.
Góp ý cho nội dung này, PGS-TS
Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên
thường trực Ban Chỉ đạo cải cách
tư pháp Trung ương, cho rằng việc
dự thảo bổ sung sáu biện pháp nêu
trên sẽ giúp đa dạng biện pháp và
có thể lựa chọn áp dụng cho phù
hợp với từng cá nhân trong từng
trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, với biện pháp giáo dục
tại trường giáo dưỡng được quy định
thành biện pháp xử lý chuyển hướng
nghiêm khắc nhất, ông Viễn bày tỏ
sự băn khoăn vì độ nghiêm khắc cao
của biện pháp này, cả về điều kiện
áp dụng và thủ tục áp dụng.
Trong khi đó, là địa phương đầu
tiên trên cả nước thành lập tòa chuyên
trách “Tòa gia đình và người chưa
thành niên”, hoạt động từ năm2016,
Chánh ánTANDTP.HCMLêThanh
Phong cũng đồng tình với việc cần
phải có luật riêng với người chưa
thành niên phạm tội.
Theo ông Phong, với việc nhiều
quy định nằm rải rác ở các luật
NGUYỄNQUÝ -HỮUĐĂNG
N
gày 8-1, TAND Tối cao phối
hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ
chức hội thảo “Kinh nghiệm
quốc tế về xử lý người chưa thành
niên phạm tội”, do Phó Chánh án
TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến
chủ trì.
Thực tế yêu cầu
cần có luật riêng
Phát biểu khai mạc, Phó Chánh
án TANDTối cao NguyễnVăn Tiến
nêu thực tế, với đặc điểm thể chất,
tinh thần, hầu hết người chưa thành
niên khi tham gia quy trình tố tụng
Chánh án TANDTP.HCMLê Thanh Phong cho rằng việc ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên là cần thiết.
Ảnh: NGUYỄNQUÝ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Cóthểápdụng
việc hạn chế
khung giờ
sinhhoạt,đi lại
Theo chuyên gia, việc bổ sung sáu biện
pháp xử lý chuyển hướngmới với người
chưa thành niên phạm tội sẽ giúp đa dạng
và có thể lựa chọn áp dụng trong từng
trường hợp cụ thể.
khác nhau thì cần có một luật gốc,
quy định các quy tắc chung, quan
điểm, đường lối.
Bên cạnh đó, để khi luật thông
qua mà không phải sửa nhiều các
luật khác thì cần có từ hoặc điều
“quét” các quy định rải rác, tránh
trường hợp sau khi luật có hiệu lực
phải đi sửa các luật khác, bãi bỏ cái
này, bổ sung cái kia...
Đáng chú ý, ông Phong đề cập
đến vấn đề trách nhiệm dân sự của
người chưa thành niên phạm tội.
Theo ông Phong, kinh nghiệm từ
một số nước rằng khi người chưa
thành niên phạm tội không bắt buộc
chamẹ họ bồi thường nhưViệt Nam,
nhất là những cha mẹ là người lao
động nghèo, bản thân họ không thể
nuôi sống, quản lý tốt con cái…
Bởi nếu buộc bồi thường, họ cũng
không đủ điều kiện.
Do đó, theo chánh án TAND
TP.HCM, cần có quy định để giải
quyết vấn đề này như giảmmức bồi
thường hay có tổ chức hỗ trợ của
người chưa thành niên, khi đó mới
giúp được người chưa thành niên
giải quyết các hậu quả về dân sự.•
Dự thảo Luật Tư pháp
người chưa thành niên
quy định 11 biện pháp xử
lý chuyển hướng, trong
đó có sáu biện pháp mới.
Người yêu đòi chia tay, bị cáo nhắn tin “Ba mẹ em và em phải chết”
Ngày 8-1, TAND TP Đà Nẵng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án
giết người đối với Trần Văn Nhân (39 tuổi, quê Thanh Hóa).
Theo cáo trạng, Nhân và chị T (30 tuổi, huyện Hòa
Vang, TP Đà Nẵng) có quan hệ tình cảm với nhau. Sau đó,
hai bên có xích mích nên chị T muốn chia tay. Tuy nhiên,
Nhân không đồng ý và nhắn tin đe dọa giết người yêu
cùng gia đình người yêu.
Đến ngày 8-4-2023, Nhân điều khiển xe máy mang theo
dao đi từ Khu công nghiệp Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi)
ra nhà chị T ở huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng).
Quá trình di chuyển, Nhân đã nhắn tin cho chị T với nội
dung “Ba mẹ em và em phải chết”. Đến gần nhà chị T,
Nhân để xe cách khoảng 30 m rồi cầm dao đi vào nhà.
Tại đây, Nhân thấy ông E (cha của chị T) từ phòng ngủ
đi ra nên cầm dao tấn công liên tiếp vào vùng ngực, chân
khiến nạn nhân gục xuống. Nhân tiếp tục đi vào phòng
ngủ của chị T để tìm nhưng không thấy chị T.
Bị tri hô nên Nhân bỏ đi về phía cầu Thuận Phước
(quận Hải Châu) rồi vứt hung khí xuống sông và vào quán
karaoke ở quận Ngũ Hành Sơn thuê phòng hát. Nhân bị
công an bắt giữ ngay sau đó. Qua giám định, ông E bị
thương tích 8%.
HĐXX đánh giá hành vi của Nhân thể hiện tính côn
đồ, quyết liệt trong việc thực hiện tội phạm, muốn
tước đoạt mạng sống của người khác. Việc ông E
không nguy hiểm đến tính mạng là ngoài ý muốn chủ
quan của Nhân.
Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt Trần Văn Nhân
mức án 12 năm tù.
MINH TRƯỜNG
Tiêu điểm
Nước Mỹ quy định
ra sao?
Tại hội thảo, chia sẻ với đại biểuđến
từViệt Nam, ông Peter Hochuli, thẩm
phán Tòa án Cấp cao hạt Pima (Mỹ),
cho biết tại hạt của ông, trường hợp
cóngười chưa thànhniênđồngphạm
với người đã thànhniên thì người chưa
thànhniênđược xét xử theohệ thống
tư pháp người chưa thành niên.
Trong khi đó, người đã thành niên
xét xử ở tòa dành cho người đã thành
niên. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại
lệ như người chưa thành niên phạm
tội giết người.
Trình bày tham luận về thủ tục tố tụng thân thiện và
đảm bảo quyền bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
đối với người chưa thành niên, TS- luật sư Phan Trung
Hoài (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sưViệt Nam) cho biết
hiệnnay ởViệt Nam, số lượngngười bị buộc tội trong vụ
án hình sự có người bào chữa còn thấp, chưa đến 20%.
Tuy nhiên, điểm sáng là số luật sư tham gia trong
các vụ án do Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) khởi tố
đạt tỉ lệ 100%.
Số liệu báo cáo của 63 đoàn luật sư địa phương cho
thấy tất cả đoàn luật sư gần như đã đáp ứng 100%
trường hợp theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố
tụng chỉ định bắt buộc người bào chữa đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Góp ý vào nội dung dự thảo luật, theo ông Hoài,
thủ tục thân thiện hay không thể hiện ở chỗ có luật sư
bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội (hoặc
bảo vệ cho bị hại là người chưa thành niên) hay không.
Bên cạnh đó là các quy định liên quan đến thủ tục khi
người bào chữa, người bảo vệ của người chưa thành
niên tham gia quá trình tố tụng.
Ông Hoài lấy ví dụ về một số nội dung còn bất cập
tại dự thảo như quy định về thông báo hoạt động tố
tụng tại Điều 110 dự thảo.
Cụ thể, dự thảoquyđịnh trước khi lấy lời khai, hỏi cung
người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, cơ
quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước trong
thời gian hợp lý cho người đại diện, người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết
về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung để những
người này tham gia tố tụng.
Từ đây, ông Hoài đặt ra câu hỏi“Thế nào là thời gian
hợp lý?“ và đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu
để có quy định rõ ràng hơn.
Thủ tục phải thân thiện
TS-luậtsư PhanTrungHoài.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook