16
3 tháng xung đột Israel - Hamas:
Liệu có ai “chiến thắng”?
Đã hơn 90 ngày, xung đột Israel - Hamas chưa có dấu hiệu kết thúc khi các bên vẫn quyết tâm
theo đuổi mục tiêu, dù số dân thường thiệt mạng ở Gaza đã hơn 22.000 người.
THẢOVY
X
ung đột Israel - Hamas
đã kéo dài qua tháng
thứ tư. Đáp án cho câu
hỏi ai chịu tổn thất nhiều
nhất trong cuộc chiến chắc
chắn là dân thường, với hơn
22.000 người Palestine và
khoảng 1.200 người Israel
thiệt mạng. Ngoài ra, theo
số liệu của Liên hợp quốc
(LHQ), khoảng 85% người
dân Gaza phải di dời và 1/4
dân số đang phải đối mặt
với nạn đói.
Vậy các bên liên quan trong
xung đột đang ở vị thế nào sau
ba tháng bùng nổ giao tranh?
Israel: Áp lực rất lớn
Tờ
The Conversation
dẫn
đánh giá từ nhiều chuyên gia
rằng Israel cho đến nay vẫn
chưa đạt được cácmục tiêu đã
đề ra từ đầu cuộc chiến, bao
gồm loại bỏ Hamas và trả tự
do cho tất cả người Israel bị
Hamas bắt làm con tin.
Hamas thời điểm này vẫn
tiếp tục sử dụng mạng lưới
đường hầm để phục kích
binh lính Israel và bắn rocket
sang lãnh thổ Israel. Vẫn còn
khoảng 130 người Israel đang
bị Hamas bắt làmcon tin. Thời
gian qua, chỉ có một con tin
được lực lượngPhòngvệ Israel
giải thoát, còn lại được trả tự
do thông qua trung gian hòa
giải Qatar và Ai Cập.
Israel đạt một số thành
công mang tính biểu tượng
khi tuyên bố tiêu diệt nhiều
lãnh đạo Hamas. Tuy nhiên,
hai lãnh đạo Hamas ở Dải
Gaza mà Israel muốn loại
bỏ nhất là lãnh đạo chính trị
Yahya Sinwar và lãnh đạo
quân sự Mohammed Deif
vẫn chưa hề hấn gì.
Về ngoại giao, Israel vẫn
được sự ủng hộ củaMỹ nhưng
chính quyền Tổng thống Joe
Biden gần đây công khai gây
áp lực buộc Israel phải thay
đổi chiến thuật nhằm giảm
thiểu thương vong cho dân
thường.
Vấn đề Gaza hậu xung
đột cũng tạo mâu thuẫn giữa
Mỹ và Israel. Chính quyền
Thủ tướng Israel Benjamin
Netanyahu cho biết sẽ không
chấp nhận việc Hamas tiếp
tục ở lại Gaza cũng như việc
chính quyền Palestine tiếp
quản dải đất này. Trong khi
đó, ông Biden ủng hộ ý tưởng
chính quyền Palestine quản
lý Dải Gaza.
Israel cũng đứng trước áp
lực từ dư luận quốc tế do
chiến dịch ném bom quy mô
lớn của nước này vào Gaza.
Điều này thể hiện trong cuộc
bỏ phiếu của Đại hội đồng
LHQ hồi tháng trước, trong
đó 153/193 quốc gia thành
viên kêu gọi ngừng bắn.
Hamas: Thiệt hại nặng
Thành công lớn nhất của
Hamas đến lúc này là vẫnđứng
vững. Theo tuyên bố từ Israel,
các binh sĩ nước này đã loại bỏ
hoặc bắt khoảng 9.000/30.000
chiến binhHamas từ đầu xung
đột. Tuy nhiên, giới phân tích
nhận định rằng để giành chiến
thắng, Hamas không cần phải
đánh bại lực lượng Phòng vệ
Israel mà nhiệm vụ chính là
sống sót sau các đợt tấn công
của đối phương.
Về đối ngoại, ba tháng chiến
sự mang lại cho Hamas một
số thành tựu. Đáng chú ý nhất
là việc Hamas đã đưa vấn đề
Palestine lên hàng đầu trong
các cuộc thảo luận về Trung
Đông. Thêmvào đó, các nước
Ả Rập trong khu vực bộc lộ
sự phẫn nộ rõ ràng với Israel,
dù trước đó có nhiều biểu
hiện tích cực trong việc bình
thường hóa quan hệ.
Theo
The Conversation
,
thăm dò dư luận cũng cho
thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho
Hamas đã tăng từ 12% lên
44% ở Bờ Tây và từ 38% lên
42% ở Gaza trong ba tháng
qua. Giới phân tích dự đoán
nếu có thể tổ chức các cuộc
bầu cử ở Palestine ngay bây
Khói bốc lên ở TP Khan Younis (miềnNamGaza) đầu tháng 1, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel
vàHamas vẫn tiếp diễn. Ảnh: EPA
Xung đột Israel - Hamas bùng nổ hồi tháng 10-2023
khiến giá dầu toàn thế giới tăng cao. Tuy nhiên, điều này
chỉ duy trì trong thời gian ngắn và dầu thô dần mất giá
trong chưa đầy một tháng sau đó.
Theo trang
Oil Price
, giá dầu Brent đạt đỉnh hồi cuối
tháng 9-2023 khi chạm mức 98 USD/thùng. Giá dầu bắt
đầu giảm từ đó và không tăng thêm nữa bất chấp các yếu
tố như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác
(OPEC+) cắt giảm sản lượng, căng thẳng địa chính trị gay
gắt ở Trung Đông, các mối lo ngại tắc nghẽn tuyến vận tải
ở Biển Đỏ và eo biển Bab el-Mandeb...
Thăm dò của
Reuters
vào tháng 12-2023 cho thấy giá dầu
thô WTI toàn cầu năm 2024 khả năng ở mức trung bình
78,84 USD/thùng, giá dầu Brent toàn cầu ở mức trung bình
82,56 USD/thùng. Nhìn chung dự báo cho thấy giá dầu
Brent giảm so với năm 2022 và 2023, với mức trung bình
lần lượt là từ 83 USD/thùng và 101 USD/thùng.
Nguyên nhân giá dầu giảm là do các thị trường điều
chỉnh theo lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) và
Nhóm bảy nền kinh tế tiên tiến (G7) đối với nhập khẩu
dầu của Nga nhanh hơn dự kiến và Moscow đã chuyển
hướng vận chuyển dầu thô sang các điểm đến ở châu Á,
chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế toàn cầu yếu cũng làm chậm tốc độ tăng trưởng
nhu cầu dầu vào năm 2024.
“Thị trường dầu toàn cầu đã điều chỉnh theo động lực
thương mại mới, với việc dầu thô từ Nga tìm được các
điểm đến bên ngoài EU và nhu cầu dầu thô toàn cầu
không như mong đợi. Những động lực đó bù đắp cho
những tác động từ việc hạn chế nguồn cung dầu thô của
OPEC+” - theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Với mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong quý đầu
năm 2024, OPEC+ đang cố gắng kiểm soát chặt chẽ
nguồn cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên, nhóm này phải đối
mặt với sản lượng dầu kỷ lục của Mỹ và nguồn cung ngày
càng tăng từ các nhà sản xuất ngoài OPEC+ như Brazil,
Guyana, Canada và Na Uy. Điều này khiến OPEC+ gặp
khó trong việc đẩy giá dầu lên cao.
DƯƠNG KHANG
Giá dầu thế giới 2024 khả năng sẽ ít nóng
Nguy cơ lan rộng khu vực đã
cao đỉnh điểm
Sau các động thái leo thang gần đây từ Israel, Hamas
và các nhómHồi giáo vũ trang trong khu vực, giới chính
trị gia và chuyên gia lo ngại rằng xung đột Israel - Hamas
đang đứng trước bờ vực lan rộng khắp Trung Đông và
kêu gọi các bên “xuống thang”.
“Đây là thời điểm căng thẳng sâu sắc đối với khu vực.
Đây là một cuộc xung đột có thể dễ dàng di căn, gây ra
nhiều bất an và đau khổ hơn”- Ngoại trưởngMỹ Antony
Blinken cảnhbáo khi côngduCácTiểu vươngquốc ẢRập
thống nhất (UAE) ngày 8-1.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính
sách An ninh và đối ngoại - ông Josep Borrell cũng đang
có chuyến công duTrungĐông nhằmhạ nhiệt xung đột.
Phát biểu với PV tại Lebanon, ông Borrell nhấn mạnh
“điều bắt buộc là phải tránh leo thang khu vực ở Trung
Đông” và lưu ý “sẽ không có người chiến thắng trong
một cuộc xung đột ở cấp khu vực”.
Tuần trước, Phó Tổng Thư
ký LHQ phụ trách các vấn đề
nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp
MartinGriffithsmô tả Dải Gaza
là “không thể sinh sống được”
sau ba tháng giao tranh.
Tiêu điểm
Ba tháng chiến sự,
chịu tổn thất nhiều
nhất chắc chắn là
dân thường, với
hơn 22.000 người
Palestine và khoảng
1.200 người Israel
thiệt mạng.
giờ, kết quả có thể khiến Israel
và Mỹ khó chịu.
Nhân tố Mỹ và Iran
có tạo khác biệt?
Mỹ thể hiện sựủng hộmạnh
Israel từ đầu xung đột. Tuy
nhiên, các diễn biến gần đây
cho thấy Washington khó có
thể tác động đến kế hoạch
chiến tranh của Israel. Tuần
trước, sau những chỉ trích từ
Mỹ về kế hoạch di dời dân
thường Gaza, Bộ trưởng An
ninh quốc gia Israel Ben Gvir
đã đáp trả rằng Israel “không
phải là một ngôi sao trên cờ
Mỹ” và “trước hết chúng tôi
sẽ làm những gì có lợi cho
nhà nước Israel”.
Ngay đầu năm2024, Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken
đã nỗ lực thuyết phục Israel
chấm dứt chiến tranh, song
không thành công. Hiện tại
ông Bliken đang có chuyến
công du con thoi đến Trung
Đông nhưng rất khó cho nhà
ngoại giao Mỹ trong việc
mang lại bất cứ thay đổi nào.
Bản thânMỹ cũng chịu ảnh
hưởng khi thể hiện sự ủng hộ
Israel. Ngày càng nhiều cuộc
biểu tình ủng hộ Palestine
trên toàn nước Mỹ. Nội bộ
giới lãnh đạoMỹ cũng chia rẽ
trong chuyện viện trợ Israel.
Theo chuyên gia, những điều
này có thể tác động đáng kể
đến cuộc bầu cử tổng thống
Mỹ năm 2024.
Về phía Iran, nước này đã
cho thấy một vai trò vừa phải
trong xung đột Israel - Hamas
thông qua các nhómHồi giáo
vũ trang được Iran hậu thuẫn
trong khu vực. Nhómvũ trang
Hezbollah (Lebanon) vẫn
nã tên lửa, súng chống tăng
sang Israel mỗi ngày Nhóm
Houthis (Yemen) tiếp tục tấn
công tàu thuyền qua Biển Đỏ.
Các nhóm vũ trang ở Syria
và Iraq vẫn thường xuyên tấn
công căn cứ quân đội Mỹ…
Chuyên gia dự đoán Iran vẫn
sẽ duy trì cách tiếp cận này
trong thời gian tới.•
Hoạt động rút dầu thô tại một cảng ở tỉnh Chiết Giang
(TrungQuốc). Ảnh: REUTERS
Quốc tế -
ThứBa 9-1-2024