3
Thời sự -
ThứBa9-1-2024
ĐỨCMINH
C
hiều 8-1, tại phiên họp
thứ 29, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (QH) cho ý
kiến việc bổ sung kế hoạch
đầu tư công trung hạn vốn
ngân sách Trung ương giai
đoạn 2021-2025 từ nguồn
dự phòng chung tương ứng
với nguồn tăng thu ngân sách
Trung ương năm 2022 cho
các nhiệm vụ, dự án đầu tư
công và bổ sung kế hoạch
đầu tư công trung hạn cho
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) từ nguồn dự phòng
của kế hoạch đầu tư công
trung hạn.
Sẽ cấp điện lưới
quốc gia ra Côn Đảo
Tại phiên họp, Thứ trưởng
Bộ KH&ĐT Trần Quốc
Phương cho biết tháng 11-
2023, Chính phủ đã báo cáo
Ủy ban Thường vụ QH cho
phép báo cáoQHphân bổ hơn
2.526 tỉ đồng trong tổng số
vốn hơn 37.300 tỉ đồng cho
dự án cấp điện từ lưới điện
khi cân nhắc, phương án cấp
điện cuối cùng được chọn
là cấp điện lưới quốc gia ra
Côn Đảo.
Vì lý do xa bờ, việc đầu
tư cấp điện cho huyện Côn
Đảo được cân nhắc sẽ đáp
ứng nhu cầu phụ tải cho Côn
Đảo trong dài hạn mà không
cấp có thẩm quyền giao kế
hoạch vốn ngân sách Trung
ương dự án này cho EVN.
Việc này nhằm sử dụng
hiệu quả nguồn vốn nói
trên, đảm bảo cung cấp điện
ổn định và an toàn cho lưới
điện huyện Côn Đảo, cũng
như góp phần bảo đảm an
ninh - quốc phòng.
Bộ Công Thương là cơ
quan quản lý ngành, có
trách nhiệm thực hiện kiểm
tra, giám sát, thanh tra, bảo
đảm không để xảy ra việc
trục lợi chính sách, lợi ích
nhóm, thất thoát, lãng phí.
Việc bàn giao tài sản sau
khi dự án hoàn thành thực
hiện theo quy định pháp luật
về quản lý tài sản công, quy
định pháp luật khác liên quan.
“Bộ Công Thương sẽ là cơ
quan tổ chức lập kế hoạch
đầu tư công, đăng ký và
giao kế hoạch đầu tư công
đối với dự án. Tuy nhiên,
EVN không phải là đơn vị
trực thuộc Bộ Công Thương
nên Bộ Công Thương không
thể phân bổ, giao vốn cho
EVN” - ông Phương nói.
Thẩm tra nội dung này, Ủy
ban Tài chính - Ngân sách
đồng ý phân bổ hơn 2.526 tỉ
đồng cho EVN để thực hiện
dự án cấp điện từ lưới điện
quốc gia cho huyện Côn Đảo
và đề nghị Chính phủ chịu
trách nhiệm, cam kết việc
lựa chọn phương án cấp điện
từ lưới điện quốc gia tối ưu
nhất, đảm bảo tính hiệu quả,
tiết kiệm nguồn lực đầu tư,
giá thành và chi phí hợp lý.
Cơ quan thẩm tra cũng đề
nghị giao Bộ Công Thương
là cơ quan quản lý ngành, có
trách nhiệm thẩm định báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án
và các báo cáo, nội dung liên
quan đến dự án theo đúng quy
định pháp luật về xây dựng
và các pháp luật có liên quan.
Đồng thời thực hiện kiểm tra,
giám sát, thanh tra, bảo đảm
không để xảy ra việc trục lợi
chính sách, lợi ích nhóm, thất
thoát, lãng phí…•
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT TrầnQuốc Phương trình bày trước Ủy ban Thường vụQuốc hội chiều 8-1.
Ảnh: PHẠMTHẮNG
Sáng 8-1, tại Nhà Quốc hội (QH), ngay sau hội đàm,
Chủ tịch QH Việt Nam Vương Đình Huệ và Chủ tịch QH
Bulgaria Rossen Jeliazkov đã gặp gỡ PV báo chí hai nước.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam
luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác
nhiều mặt với Bulgaria, coi đây là tài sản vô giá đã được
nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công
vun đắp trong suốt gần 75 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao.
Cuộc hội đàm giữa hai chủ tịch QH rất thành công,
trao đổi sâu rộng về hợp tác song phương trên tất cả lĩnh
vực và một số vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
Trên cơ sở kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, hai
QH, trong thời gian tới, hai bên đã thống nhất một số
định hướng hợp tác lớn.
Hai nước tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao
giữa QH hai nước, các cơ quan của QH, các đại biểu QH
hai nước; chú trọng tăng cường trao đổi kinh nghiệm xây
dựng pháp luật.
QH hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ để đôn đốc và giám
sát việc triển khai hiệu quả các cơ chế, thỏa thuận hợp
tác giữa chính phủ hai nước.
Trước mắt thúc đẩy chính phủ hai nước sớm họp Ủy
ban liên chính phủ hợp tác khoa học công nghệ và kinh
tế trong năm 2024 tại Bulgaria và phát huy các khuôn
khổ hợp tác thuận lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), thúc đẩy hợp tác
thương mại, đầu tư hai nước. Việt Nam tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Bulgaria xuất khẩu vào Việt Nam các
sản phẩm như lúa mì, dầu thực vật, tinh dầu hoa hồng,
hoa quả khô, rượu vang, thực phẩm, hợp tác trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, năng lượng sạch và bảo vệ môi
trường…
Hai bên thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch, giáo dục,
khuyến khích hợp tác giữa các địa phương, góp phần
tăng cường hiểu biết, hữu nghị và đoàn kết giữa hai dân
tộc và đẩy mạnh giao lưu nhân dân...
Chia sẻ tại cuộc gặp gỡ báo chí, Chủ tịch QH Rossen
Jeliazkov trân trọng cảm ơn Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ về sự đón tiếp nhiệt tình, nồng hậu và khẳng định
quan hệ hợp tác giữa QH hai nước tiếp tục đi vào chiều
sâu.
Dự kiến năm nay hai bên sẽ có một số sự kiện như
tham vấn chính trị giữa hai bộ trưởng Ngoại giao, cuộc
họp Ủy ban liên chính phủ hai nước. Những lĩnh vực
được chú trọng hợp tác là năng lượng, dược phẩm, du
lịch… Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ về an ninh,
quốc phòng, hợp tác giữa các địa phương, giao lưu nhân
dân…
Chủ tịch QH Bulgaria nhấn mạnh cần có một văn
bản hợp tác về lao động giữa hai nước nhằm tạo cơ
sở để thúc đẩy hợp tác lao động giữa Bulgaria - Việt
Nam; đồng thời đề cập đến Hiệp định EVFTA, Hiệp
định EVIPA, triển vọng hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương vì thịnh vượng, quan hệ hợp tác với
ASEAN trong tổng thể quan hệ hợp tác hai nước.
“Trong không khí hữu nghị, chúng ta cần có trách
nhiệm tận dụng những tiềm lực này, những thỏa thuận
hợp tác song phương để đẩy mạnh hợp tác hai nước” -
chủ tịch QH Bulgaria nói...
PV
quốc gia cho huyện Côn Đảo,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tuy nhiên, tại phiên họp
thứ 28 vào tháng 12-2023,
UBTVQH đề nghị Chính
phủ hoàn thiện các thủ tục...
TheoôngTrầnQuốcPhương,
nhu cầu tiêu thụ điện tại Côn
Đảo ngàymột tăng cao, nguồn
điện chạy bằng dầu diesel tại
chỗ không đáp ứng, xảy ra
sự cố, thiếu hụt nguồn điện.
Mặt khác, báo cáo của EVN
cho thấy do giá thành sản
xuất điện cao trong khi giá
bán điện phải thực hiện theo
đúng giá bán ở đất liền nên
càng phát điện càng lỗ...
Vì vậy, đảm bảo cấp điện
ổn định và an toàn cho lưới
điện trên đảo nhằm đáp ứng
các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần bảo đảm
an ninh - quốc phòng và bảo
đảmchủ quyền biển, đảo quốc
gia là cần thiết.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện
thủ tục đầu tư dự án này chậm,
cần nhiều thời gian đo đạc,
khảo sát, tính toán lựa chọn
phương án tối ưu nhất. Sau
phải đầu tư xây dựng thêm
lưới điện từ đất liền.
Đề nghị Chính phủ
cam kết tính hiệu quả
Do đây là dự án có tính chất
đặc thù, vừa dùng vốn ngân
sách Trung ương và vốn tự có
của EVN, Chính phủ đề xuất
Nguồn điện chạy
bằng dầu diesel tại
Côn Đảo không đáp
ứng, xảy ra sự cố và
giá thành sản xuất
điện cao trong khi
giá bán điện theo
giá bán ở đất liền
nên càng phát điện
càng lỗ...
Tại tờ trình về việc bổ sung kế hoạch
đầu tư công trung hạn, Chính phủ đề
nghị phân bổ 63.725 tỉ đồng từ nguồn
dự phòng chung tương ứng với nguồn
tăng thu ngân sách Trung ương năm
2022 cho năm ngành, lĩnh vực.
Trong đó, quản lý nhà nước 2.490
tỉ đồng, khoa học - công nghệ 500 tỉ
đồng, giao thông 57.735 tỉ đồng, an
ninh - quốc phòng 3.000 tỉ đồng.
Số vốn nói trên được dùng cho 50
nhiệm vụ, dự án; trong đó chín dự án
đã có trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021-2025.
Với lĩnh vực quản lý nhà nước, Thứ
trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương
cho biết Văn phòng Trung ương Đảng
được bố trí 1.000 tỉ đồng để đầu tư năm
dự án cải tạo, sửa chữa nhà làm việc,
nhà khách.
BộTài chính được bố trí 1.490 tỉ đồng
để đầu tư hai dự án, gồm dự án xây
dựng trụ sở làm việc Chi cục Thuế TP
Thủ Đức (TP.HCM) và dự án mua sắm
máy soi hành lý, máy soi container di
động cho hải quan.
Với lĩnh vực giao thông, BộGTVT được
giao 14.310 tỉ đồng để bố trí cho chín dự
án đầu tư mở rộng đường cao tốc, xây
dựng cầu đường sắt…
Các địa phương được bố trí 43.425 tỉ
đồng, gồm: 11 dự án đường cao tốc; 5
dự án tuyến đường bộ ven biển khu vực
miền Trung; 7 dự án kết nối với cao tốc,
dự án có tính liên vùng.
Lĩnh vực khoa học - công nghệ 500
tỉ đồng bố trí cho Bộ KH&ĐT để đầu tư
mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm
Đổi mới sáng tạo quốc gia.
1.490 tỉ đồng xây trụ sở Chi cục Thuế TP Thủ Đức và máy soi cho hải quan
Trình Quốc hội bố trí vốn cho EVN
kéo điện ra Côn Đảo
Ủy banThường vụQuốc hội thống nhất phân bổ hơn 2.526 tỉ đồng cho EVN kéo điện lưới
ra CônĐảo bằng cáp ngầm.
Quốc hội ViệtNamvàBulgariađạt nhiềuhợp tác quan trọng