016-2024 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm18-1-2024
khoán Hà Nội (HNX), có 35
DN BĐS đã hoàn tất dứt nợ
vay trái phiếu nhờ tích cực
mua trước hạn với tổng giá
trị hơn 20.000 tỉ đồng.
Đơn cử như Công ty Phát
Đạt mới đây đã thông báo
chi hơn 400 tỉ đồng để hoàn
tất trả nợ hết các lô trái phiếu
DN trước hạn. Theo ông Bùi
QuangAnhVũ, Giámđốc điều
hànhCông ty Phát Đạt, dù gặp
nhiều thách thức trong năm
2023 nhưng công ty đã nỗ lực
mua lại trái phiếu DN đúng
hạn như cam kết với trái chủ.
Công ty đã chi ra hơn 1.500
tỉ đồng để tất toán hết các lô
trái phiếu trong năm 2023.
Kinh doanh khả quan với
doanh thu gần 1.000 tỉ đồng
chỉ trong ba quý, Công tyBĐS
C.E.O cũng đã chủ động giảm
hết gánh nợ trái phiếu với tổng
giá trị 220 tỉ đồng. TheoHNX,
những cái tên như Điền Phát
Land, HoaKimAnh, VinhAn
Điền cũng đã chi hàng trăm tỉ
đồng đểmua lại trái phiếuDN
trước hạn nhằm tất toán các
khoản vay trái phiếu. Thậm
ra, các luật liên quan đến thị
trường BĐS đã và sẽ được
sửa đổi giúp tháo gỡ những
vướng mắc hiện nay, tạo ra
một thể chế đồng bộ trong
việc làm lành mạnh hóa thị
trường BĐS.
“Trong năm 2023, chúng ta
cũng chứng kiến vị thế ngoại
giao của Việt Nam đang lên.
Điều này tạo một nền tảng
quan trọng để thu hút dòng
vốn FDI vào lĩnh vực BĐS”
- ông Hải nhận định.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị
Mùi, thành viên Hội đồng tư
vấn chính sách tài chính - tiền
tệ quốc gia, thị trường BĐS
hiện gặp nhiều vướng mắc,
ảnh hưởng đến nhiều ngành
nghề của nền kinh tế như xây
dựng, nội thất, tài chính…
Khó khăn của ngành BĐS
vẫn xoay quanh các vấn đề
pháp lý là chủ yếu. Để tháo
gỡ các khó khăn này cần có
sự đồng bộ từ nhiều phía.
Chẳng hạn, tổ chức tín
dụng và các chủ đầu tư đánh
giá các dự án BĐS đang cho
chí, Công ty Địa ốc Sacomdù
báo lỗ nhưng cũng thực hiện
trách nhiệm trả hết khoản nợ
trái phiếu DN là gần 240 tỉ
đồng của mình.
Chuyên gia kinh tế Trần
Thanh Hải đánh giá những
nỗ lực tất toán hết khoản nợ
trái phiếu DN của các công ty
BĐS trong bối cảnh đối diện
với nhiều khó khăn là điểm
sáng cho thị trường trái phiếu
lúc này. Điều đó cho thấy DN
thể hiện tính trách nhiệm, cam
kết thực thi nghĩa vụ cho nhà
đầu tư. Ngoài ra, việc thực thi
nghĩa vụ nợ đúng hạn sẽ đem
lại uy tín cho công ty và dễ
dàng thực hiện các đợt phát
hành vốn sau này.
Theo các chuyên gia, khi
lãi suất đang xuống thấp, việc
hoàn tất nợ sớm cũng giúp
giảm khoản chi trả lãi cao
trong thời hạn còn lại của trái
phiếu DN, cải thiện xếp hạng
tín dụng, giành được niềm tin
của cổ đông và giảm chi phí
đi vay trong tương lai.
Cơ hội phục hồi
của thị trường
Bước sang năm 2024, với
nhiều cơ chế và nền tảng hỗ
trợ, DNBĐScó cơhội để phục
hồi, qua đó tiếp tục có dòng
tiền để trả nợ trái phiếu DN.
ÔngHải đánh giá trong năm
nay có nhiều tín hiệu tích cực
cho thị trường như mặt bằng
lãi suất giảm sẽ hướng dòng
tiền vào đầu tư BĐS; nhiều
giải pháp tích cực tháo gỡ thị
trường của Chính phủ sẽ tạo
thuận lợi cho sự tăng trưởng
của thị trường này. Ngoài
PHƯƠNGMINH
N
hiều doanh nghiệp (DN)
bất động sản (BĐS) đã
có kết quả kinh doanh
khởi sắc, giúp hoàn tất các
khoản nợ trái phiếu trong
năm 2023. Việc trả nợ đầy
đủ sẽ giúp các DN tăng uy
tín và có cơ hội huy động
nguồn vốn với lãi suất thấp
hơn trong tương lai.
Sạch nợ trái phiếu,
doanh nghiệp
nhẹ nhõm
Theo báo cáo của Hiệp hội
Thị trường trái phiếu Việt
Nam (VBMA), năm 2024,
tổng giá trị trái phiếu sẽ đến
hạn là 276.480 tỉ đồng. Trong
đó, 41% giá trị trái phiếu sắp
đáo hạn thuộc nhómBĐS với
gần 113.201 tỉ đồng.
Đángmừng, nhiềuDNBĐS
vẫn đang kinh doanh tốt và
có dòng tiền để hoàn tất các
khoản nợ. Hàng loạt DN đã
hoàn tất trả nợ trái phiếu DN
bằng việc mua trước hạn.
Theo Sở Giao dịch chứng
Khi mua lại trái phiếu củamình,
doanh nghiệp bất động sản sẽ cải
thiện tình hình tài chính và tạo tác
động tích cực cho giá cổ phiếu.
Nhiều DN bất động sản
trả được hết nợ trái phiếu
TheoôngMichaelKokalari,Giámđốcphòng
Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị
trường Tập đoàn VinaCapital, gần đây một
số dự án có vị trí đẹp được phát triển bởi
các công ty lớn đã mở bán rất thành công
với hơn 80% sản phẩm được bán hết. Thị
trường có niềm tin rằng cuối tháng 1-2024
Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp đặc biệt để
tháo gỡ những vấn đề còn lại của thị trường.
Có một số chỉ báo cho thấy Chính phủ
rất quyết tâm xử lý những vấn đề của thị
trường BĐS. Nguồn thu từ phí sử dụng đất
của các dự án được phê duyệt năm 2024
dự kiến sẽ tăng 70% so với năm ngoái,
cho thấy số lượng dự án được phê duyệt
sẽ tăng mạnh. Chính phủ cũng đã chỉ đạo
xử lý các vấn đề pháp lý đang khiến một số
dự án bị đình trệ.
Dự báo năm 2024 nguồn thu từ phí sử dụng đất
của các dự án tăng 70%
Các luật liên quan
đến thị trường bất
động sản đã và sẽ
được sửa đổi giúp
tháo gỡ những
vướng mắc hiện
nay, tạo ra một thể
chế đồng bộ trong
việc làm lành mạnh
hóa thị trường.
vay, tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc cho từng dự án. Các tổ
chức tín dụng cũng cần xem
xét cho vay với chủ đầu tư,
nhà thầu xây dựng, các đơn
vị cung cấp vật tư, vật liệu
xây dựng. Về phía DN BĐS
cần chủ động tái cấu trúc, rà
soát các sản phẩm phù hợp
với thị trường, thậm chí chấp
nhận giảmgiá bán để tìmkiếm
dòng tiền vào.
ÔngMichaelKokalari,Giám
đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ
mô và nghiên cứu thị trường
Tập đoàn VinaCapital, nhận
định: “Chúng tôi kỳ vọng lãi
suất sẽ bình ổn ở mức hiện tại
trong thời gian tới và sẽ hỗ
trợ cho nền kinh tế theo nhiều
cách khác nhau. Ví dụ, một
số ngân hàng tại Việt Nam đã
không thể dùng hết hạn mức
dư nợ tín dụng được cấp năm
ngoái do lãi suất cao khiến
người tiêu dùng ngại vay.
Đây là một trong những vấn
đề ảnh hưởng đến thị trường.
Năm 2024, dự báo tỉ giá
sẽ được giữ ổn định bởi áp
lực lên tiền đồng đã giảm so
với giai đoạn 2022-2023. Tỉ
giá USD/VND ổn định đồng
nghĩa với mặt bằng lãi suất
của Việt Nam sẽ ổn định. Mặt
bằng lãi suất và biến động lãi
suất thấp sẽ hỗ trợ kinh tếViệt
Nam tăng trưởng thông qua
tăng trưởng tín dụng. Điều này
sẽ tác động tích cực hơn đến
thị trường nhà đất”.•
Chính phủ đang rất quyết tâmxử lý những vấn đề của thị trường bất động sản.
Ảnhminh họa: Q.HUY
Hyhữu, người dânđấugiáđất nhầm4 tỉ đồng/m
2
Ngày 17-1, lãnh đạo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội)
cho biết các cơ quan chức năng của huyện Mê Linh đang
xem xét đơn xin rút lại tiền cọc của ông Nguyễn Thanh
Tùng, ngụ xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, người trả giá
nhầm hơn 4 tỉ đồng trong buổi đấu giá đất tại thôn Chu
Trần, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh (ngày 30-12-2023).
Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện
Mê Linh, ngày 3-1-2024, ông Tùng đã có đơn đề nghị
UBND huyện xem xét trả tiền cọc thửa đất do nhầm lẫn
khi trả giá tại phiên đấu giá.
Ông Tùng đã đặt cọc 612 triệu đồng để tham gia phiên
đấu giá cho mảnh đất 102 m
2
, một trong số 47 thửa đất tại
thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh, Mê Linh được đưa ra đấu
giá công khai tại trụ sở UBND huyện Mê Linh.
Tại phiên đấu giá, ông Tùng đã trả 4,28 tỉ đồng/m
2
cho thửa
đất rộng 102 m
2
, trong khi giá khởi điểm là 30 triệu đồng/m
2
.
“Sai sót này do lần đầu tham gia một buổi đấu giá. Bản thân
ông Tùng không có thửa đất nào trên địa bàn xã Tiến Thịnh
và chưa đứng tên giấy chứng nhận thửa đất nào trên địa bàn” -
báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất Mê Linh nêu.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho biết tại
buổi đấu giá, sau khi đấu giá viên công bố ông Tùng là người
trúng đấu giá, ông đã có ý kiến với đấu giá viên về việc nhầm
lẫn, sai sót và không thống nhất trên phiếu ghi trả giá.
Các cơ quan chức năng của huyện cũng đã làm việc, xác
minh và qua đánh giá phiếu trả giá cho thấy số tiền ghi
bằng số và số tiền ghi bằng chữ là không thống nhất và
không logic với nhau và với diện tích cả thửa đất (các số
liệu không trùng khớp với nhau).
“Do đó, không có dấu hiệu tính toán, cố tình gây sai sót,
hiểu nhầm mà chủ yếu do tâm lý của ông Tùng căng thẳng
dẫn đến nhầm lẫn” - báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ
đất huyện Mê Linh nêu.
Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, ông
Tùng có gia cảnh bình thường, số tiền đặt cọc quá lớn nên
ông không thể có hành vi cố ý để mất nó. Ngoài ra, vợ
chồng ông Tùng chưa đứng tên chủ sử dụng thửa đất nào
ở huyện nên “không có dấu hiệu cố tình trả giá cao rồi bỏ
cọc nhằm nâng giá đất nền khu vực để trục lợi”. Trong khi
đó, việc trả giá nhầm chưa gây thiệt hại cho Nhà nước vì
thửa đất sẽ được đấu giá lại theo quy định trong trường
hợp kết quả hôm 30-12-2023 bị hủy.
Theo đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh
đã có văn bản báo cáo, đề nghị UBND huyện xem xét
không công nhận kết quả trúng đấu giá của ông Nguyễn
Thanh Tùng đối với thửa đất LK07-16 khu đất đấu giá
tại thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh vào
ngày 30-12-2023.
TRỌNG PHÚ
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook