5
Trong năm, có 29,6%
tội phạm là người
thất nghiệp, 11 vụ
cướp ngân hàng cơ
bản do người thất
nghiệp gây ra.
Thời sự -
ThứNăm18-1-2024
THUNGUYỆT
S
áng 17-1, PhóThủ tướng
Trần Lưu Quang chủ
trì hội nghị trực tuyến
toàn quốc tổng kết công tác
năm 2023 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2024 Ban Chỉ
đạo 138 về phòng, chống tội
phạm của Chính phủ và Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia chống
buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả.
Nhiều thủ đoạn
phức tạp
Tại hội nghị, Thứ trưởngBộ
TT&TT Bùi Hoàng Phương
thông tin trong năm 2023
vẫn còn tình trạng sử dụng
trái phép thông tin tổ chức,
cá nhân hoặc sử dụng phần
mềm làm giả CCCD để đăng
ký SIM với số lượng lớn, bán
SIM đã đăng ký trước thông
tin thuê bao.
Nguy hiểm hơn còn có tình
trạng thu thập, đánh cắp, sử
dụng trái phép thông tin, dữ
liệu cá nhân. Cùng với đó là
nạn lừa đảo chiếm đoạt SIM
để chiếm đoạt mã, tài khoản
ngân hàng hoặc chiêu thức gọi
điện thoại, nhắn tin giả mạo
các cơ quan chức năng đe dọa,
lừa đảo, yêu cầu người dân
nộp tiền để chiếmđoạt tài sản.
Ngoài ra, tình trạng phát
tán, chia sẻ, thông tin xấu độc,
thông tin sai sự thật, chống
phá Đảng, Nhà nước; xúc
phạm danh dự, nhân phẩm
của tổ chức, cá nhân vẫn còn
xảy ra. Đặc biệt, có nhiều vụ
việc sử dụng trạm BTS giả
đánh bạc, đánh bạc qua không
gian mạng với số tiền lớn,
biến tướng nhiều hình thức.
Có thể kể đến như mua
bán thông tin, tài khoản ngân
hàng, dữ liệu cá nhân, tấn công
mạng, phát tán mã độc, virus
máy tính, phần mềm gián
điệp, lấy cắp thông tin, dữ
liệu cá nhân, chiếm đoạt tài
khoản mạng xã hội để phạm
tội, hoạt động tín dụng đen,
vay tiền nhanh…
Cướp ngân hàng
chủ yếu do người
thất nghiệp gây ra
Tại hội nghị, Thứ trưởngBộ
Bùng nổ lừa đảo qua mạng
với nhiều thủ đoạn
phát tán tin nhắn lừa đảo, vi
phạm pháp luật đã bị xử lý.
“Đây là hình thức mà các
đối tượng phạm tội sử dụng
thiết bị công nghệ để phát tán
tin nhắn lừa đảo, giả mạo để
chiếm đoạt hàng tỉ đồng của
người dân. Số lượng tin nhắn
có thể lên tới 80.000-100.000
tin nhắn/ngày. Đây cũng là
một nguồn phát tán tin nhắn
rác” - Thứ trưởng Bùi Hoàng
Phương nói.
Ở nhóm tội phạm liên quan
đến chiếm đoạt tài sản, Thiếu
tướngĐặngHồngĐức, Chánh
Văn phòng Bộ Công an, Ủy
viên Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia, nhận định là có gia tăng.
Nhất là lừa đảo trên không
gianmạng với nhiều thủ đoạn,
gây thiệt hại trên diện rộng.
Đáng chú ý, tội phạm sử
dụng công nghệ cao nổi lên
với hành vi lừa đảo qua mạng
gia tăng. Tội phạm tổ chức
Công an Nguyễn Duy Ngọc
đánh giá trong năm 2023, các
cơ quan chuyên trách phối
hợp của các bộ, ngành, địa
phương đã kiểm soát được
tình hình tội phạm.
Đáng chú ý, Thượng tướng
Nguyễn Duy Ngọc cho biết
trong các nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến tội phạm có
xuất phát từ tình trạng thất
nghiệp. Cụ thể, trong năm,
có 29,6% tội phạm là người
thất nghiệp, 11 vụ cướp ngân
hàng cơ bản do người thất
nghiệp gây ra.
Theo ông, trước đây nói đến
cướp ngân hàng trên thế giới
là các đối tượng rất chuyên
nghiệp. Trong khi đó ở nước
ta hiện nay, cướp ngân hàng
đơn giản do những người thất
nghiệp gây ra.
Nhấn mạnh việc cần quan
tâmđến vấn đề an sinh xã hội,
nhất là dịp Tết, Thứ trưởng
Các lực lượng chức năng phải biết
giữ mình
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu
ý tội phạm công nghệ cao và lợi dụng công nghệ cao
ngày càng phức tạp và hoạt động mạnh. Cạnh đó, tính
chất phạm tội ngày càng manh động, ngang nhiên và
man rợ hơn.
“Ngày xưa tội phạm khu trú nhưng giờ chỉ cần thất
nghiệp là đeo khẩu trang, vác ba lô đi cướp ngân hàng”-
PhóThủ tướng nêu thực tế. Ông cũng đánh giá tội phạm
ma túy rất đáng báo động, nhiều thủ đoạn, hình thức
tinh vi, khối lượng cực kỳ lớn làm băng hoại xã hội…
Lưu ý nhiệmvụ năm2024, PhóThủ tướng khẳng định
“chắc chắn khó khăn hơn năm 2023”, khi cuộc sống khó
khăn, nguy cơ tội phạm gia tăng. Trong khi đó, phạm vi
trách nhiệm quản lý nhà nước rộng hơn, có nhiều loại
hình kinh doanhmới như kinh doanh online, kinh doanh
trên mạng phi truyền thống, khoa học công nghệ phát
triển và nhiều thủ đoạn tinh vi.
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị ban chỉ đạo cần tập trung
rà soát, đề xuất điều chỉnh thể chế, tập trung tháo gỡ
vướngmắc. Đặcbiệt là trongviệcphối hợpgiữabộ, ngành
Trungương và địa phương, tránh câu chuyện“quyền anh,
quyền tôi”. Cho rằng nếu không phối hợp tốt là thất bại,
Phó Thủ tướng bày tỏ sẵn sàng ngồi cùng các cơ quan
bàn cơ chế để hài hòa, có sự phối hợp tốt hơn. Phó Thủ
tướng cũng lưu ý các lực lượng chức năng phải biết giữ
mình, bởi lĩnh vực này liên quan đến tiền - hàng rất lớn,
lợi ích không hề nhỏ.
Tội phạmcôngnghệ cao, lừa đảo trênkhông gianmạngngày càng phức tạp, tinh vi đã được cơquan chức năng
nhận diện, cảnh báo.
Bộ Công an đề nghị Bộ LĐ-
TB&XH rà soát chính sách
an sinh xã hội. Cạnh đó cần
quan tâmquản lýngười nghiện
bởi 96% người nghiện hiện
không có việc làm, hơn 14%
tội phạm trong năm 2023 do
người nghiện gây nên.
Cung cấp thêm thông tin,
ông Nguyễn Duy Ngọc cho
hay hiện có 2.500 người
ngáo đá, 2.700 người tâm
thần thường trực gây ra các
vụ trọng án giết người, gây
rối. Do vậy, các lực lượng,
đặc biệt phường, xã lập hồ
sơ, phân công, có giải pháp
với từng người nghiện, người
ngáo đá, tâm thần để ngăn
chặn các thảm án, vụ án đáng
tiếc xảy ra.
Đề cập đến vấn đề SIM
rác, Thứ trưởng Bộ Công an
Nguyễn Duy Ngọc đề nghị
Bộ TT&TT nhanh chóng
kiểm soát tình trạng này.
Theo ông, đây chính là công
cụ tội phạm dùng để vi phạm
trên không gian mạng, chiếm
đoạt tài sản.•
KhánhHòaxử lý cánhân, tổ chức liênquan sai phạmdựánđiệnmặt trời
Ngày 17-1, một nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho
biết ông Nguyễn Trọng Hoàng, Giám đốc Sở Công Thương
tỉnh Khánh Hòa, vừa ký thông báo liên quan sai phạm tại
các dự án điện mặt trời theo kết luận của Thanh tra Chính
phủ (TTCP).
Theo thông báo đến thời điểm này, chưa có kết luận của
Thường trực Tỉnh ủy liên quan xử lý trách nhiệm của tập
thể, cá nhân đối với kết luận của TTCP về thanh tra quy
hoạch phát triển điện lực tại tỉnh Khánh Hòa.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, ngày 25-12-2023,
TTCP ban hành thông báo kết luận thanh tra phát hiện một
số khuyết điểm, vi phạm trong quá trình phê duyệt, thực
hiện quy hoạch phát triển điện lực tại một số dự án trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
Kết luận nêu: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh
Hòa giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035, được
UBND tỉnh lập, Bộ Công Thương phê duyệt ngày 31-7-
2017, có giai đoạn quy hoạch dài hơn Quy hoạch điện VII
điều chỉnh là không phù hợp với quy định.
Trong quy hoạch trên, các dự án nguồn điện vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (dự án điện mặt trời) không
phê duyệt danh mục các dự án mà phê duyệt bổ sung vào
quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo từng dự án riêng lẻ
là thực hiện không đúng nguyên tắc.
Việc không xác định danh mục các dự án nguồn điện vừa
và nhỏ gây nhiều khó khăn, bị động đối với tỉnh trong việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất, phát
sinh nhiều thủ tục hành chính do phải tổ chức lập, trình Bộ
Công Thương phê duyệt quy hoạch bổ sung nhiều dự án
riêng lẻ trong thời gian ngắn.
Hơn nữa, quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh không
được địa phương này lập, trình Bộ Công Thương phê duyệt
theo quy định của Thủ tướng. Trách nhiệm thuộc về UBND
tỉnh Khánh Hòa, Bộ Công Thương.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao
UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý
trách nhiệm theo quy định đối với các tập thể, cá nhân liên
quan các sai sót. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
có liên quan khẩn trương khắc phục khuyết điểm, vi phạm
theo quy định.
TTCP kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát, xử lý
đối với các khoản ngân sách nhà nước đã chi cho việc giải
phóng mặt bằng thuộc dự án hồ chứa nước Tà Rục với tổng
số tiền 77,8 tỉ đồng (tạm tính). Phần diện tích giải phóng
mặt bằng này sau đó UBND tỉnh đã thu hồi đất cho công ty
thuê đất để thực hiện dự án nhà máy điện mặt trời.
Liên quan đến xử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm liên
quan, ngày 1-12-2023, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức
cuộc họp và yêu cầu cá nhân có liên quan nghiên cứu hồ sơ,
tài liệu có liên quan để làm báo cáo giải trình, bản tự kiểm
điểm gửi về Sở Nội vụ trước ngày 11-12-2023 để tổng hợp,
tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tổ chức họp kiểm
điểm theo thẩm quyền.
XUÂN HOÁT
Phó Thủ tướng Trần LưuQuang thamdự và chỉ đạo hội nghị. Ảnh: VGP
Dự ánNhà
máy điện
mặt trời Sông
Giang tại TP
CamRanh
có sai phạm
trong quá
trình đầu tư,
xây dựng.
Ảnh:
XUÂNHOÁT