13
Thưởng Tết khó khăn,
công nhân xoay đủ cách
VÕTHƠ
T
ại Bến xe Miền Đông
mới (TP Thủ Đức), chị
Hồ Thị An (34 tuổi, quê
Đà Nẵng) đang cẩn thận đếm
từng đồng tiền tích góp để
mua vé xe về quê. “Năm
nay công ty không thưởng,
lại cho nghỉ trước và sau Tết
dài ngày nên tôi về luôn vì vé
xe lúc này chưa mắc” - chị
An chia sẻ.
Người về quê sớm,
người “cày” kiếmthêm
Gắn bó nhiều nămvới công
việc gia công may mặc tại
một doanh nghiệp (DN) nhỏ
ở TP Thủ Đức, chị An tâm
sự năm nay làm quần quật
nhưng không dư được bao
nhiêu. Mấy ngày trước, khi
nghe không có thưởng Tết
chị cũng hơi buồn. Trừ tiền
vé xe, ít quà cho gia đình,
chị An còn lại đúng 10 triệu
đồng sau một năm góp nhặt.
“Mong là sau Tết tình hình
sẽ khá hơn, DN có nhiều đơn
hàng, đời sống người lao động
(NLĐ) sẽ dần ổn định” - chị
An lạc quan.
Gần đó, chị Nguyễn Cẩm
Tú (26 tuổi, quê Thanh Hóa)
trầm ngâm nhìn những chiếc
xe đang dần lăn bánh rời
TP.HCM. Chị kể năm nay
công ty cũng có quà Tết cho
công nhân là bánh mứt và
2 triệu đồng tiền mặt, đồng
thời cho về quê sớm từ giờ.
“Tôi thấy quyết định về
quê sớm là đúng đắn vì có ở
lại làm thêm thì cũng không
bù được chi phí sinh hoạt, ăn
uống. Về sớm một phần để
giảm tiền vé xe, phần nữa có
thể phụ mẹ tôi bán hàng Tết
ở quê” - chị Tú nói.
Saukhi chởmột kháchvề ký
túc xá ĐHQuốc giaTP.HCM,
anhNguyễnTấn Lực (33 tuổi,
quê Bình Phước) ngồi nghỉ
mệt trong khi đợi cuốc xe
mới. Anh kể vừa qua công
ty anh làm suýt đóng cửa vì
thiếu đơn hàng, may mà cũng
vượt qua được nhưng không
có tiền thưởng Tết cho công
nhân dịp cuối năm.
“Ban đầu tôi nghĩ thôi
thì về quê như nhiều người
cho khỏe nhưng rồi thấy ở
lại nếu chăm chỉ vẫn có thể
kiếm thêm chút tiền mua quà
cho bố mẹ và mấy đứa em
nên ráng. Mình còn trẻ, còn
khỏe ráng làm thêm xíu, chứ
tiền thưởng không có mà lại
không chịu cày cuốc thêm
thì Tết này không có thịt heo
ăn” - anh Lực cười.
Vậy là ngoài làm công việc
chính ở công ty, cuối ngày
cho đến khuya anh Lực tranh
thủ chạy xe ôm công nghệ.
Hôm nào mệt không chạy
xe nổi anh ở phòng trọ làm
tháp bánh trang trí bán Tết.
Cố gắng để ai
cũng có Tết
Theo Liên đoàn Lao động
TP.HCM, tính đến nay đã có
2.075 DN (có tổ chức công
đoàn) thông tin về tình hình
lương, thưởng Tết năm 2024.
Trong đó, mức thưởng Tết
cao nhất là 2 tỉ đồng, thấp
nhất là 400.000 đồng (đều
thuộc DN FDI).
Bên cạnh đó, thời gian
nghỉ Tết trung bình 6-9 ngày.
Nhiều DN kết hợp bố trí giải
quyết phép năm để NLĐ ở
xa có đủ thời gian đón Tết
cùng gia đình.
Tuy nhiên, một số đơn vị
do đơn hàng sản xuất giảm,
thậm chí không có đơn hàng
sản xuất nên lịch nghỉ Tết
kéo dài hơn 22 ngày, thậm
chí có DN nghỉ Tết cả tháng.
Phó Chủ tịch Liên đoàn
Lao động TP.HCM Phạm
Chí Tâm cho biết những DN
không có thưởng Tết thường
có ít NLĐ. Tới thời điểm hiện
tại có năm DN với khoảng
200 NLĐ do gặp khó khăn
trong sản xuất nên khả năng
cao không có thưởng Tết.
“Liên đoàn Lao động TP
sẽ có kế hoạch phối hợp với
chính quyền địa phương chăm
lo Tết cho những NLĐ này
để ai cũng sẽ có một cái Tết
đầm ấm” - ông Tâm nói.
Theo Phó Giám đốc Sở
LĐ-TB&XHTP.HCMHuỳnh
Lê Như Trang, qua tổng hợp
Điểm mới của hoạt động chăm lo Tết năm nay là Liên
đoàn Lao độngTP.HCMđã tổ chức chương trình đi bộ đồng
hành với hơn 10.000 người tham gia, quyên góp được gần
3 tỉ đồng để chăm lo Tết cho đoàn viên công đoàn, NLĐ.
Cạnhđó, chương trìnhTết sumvầy - Xuân tri ânchămlocho
13.000hộgiađìnhđoànviêncôngđoàncóhoàncảnhkhókhăn,
đoàn viên công đoàn tại các DNbị cắt giảmđơn hàng, không
có điều kiện về quê đónTết, tăng 3.000 hộ so với năm 2023.
(Nguồn: Liên đoàn Lao động TP.HCM)
Đời sống xã hội -
ThứNăm18-1-2024
Nhiều công nhân tại TP.HCMsau khi nhận thông báo không có thưởng Tết đang xoay xở đủ cách
để về quê sớmhoặc nán lại làm thêmmong có cái Tết ấmáp, dù không đủ đầy nhưmọi năm.
thông tin tại 1.289 phiêu khao
sat củaDNvề kế hoạch thưởng
Tết 2024, mức thưởng cao
nhất thuộc nhóm DN ngành
điện tử - công nghệ thông
tin; chế biến thực phẩm;
phát triển phần mềm; thương
mại… Các DN sản xuất quy
mô nhỏ, các DN sử dụng lao
động giản đơn cómức thưởng
thấp hơn.
“Năm 2024, tiền thưởng
Tết Dương lịch bình quân
khoảng 4,7 triệu đồng/người,
cao hơn so với kết quả khảo
sát của năm 2023 (3,2 triệu
đồng/người). Tiền thưởng
Tết Nguyên đán bình quân
khoảng 12,3 triệu đồng/người,
xấp xỉ so với Tết Nguyên đán
năm 2023 (12,8 triệu đồng/
người)” - bà Trang cho hay.
Cũng theo bà Trang, có
599 DN (chiếm 46,47%),
ngoài tiền thưởng Tết còn
có nhiều hình thức hỗ trợ
cho NLĐ như tặng quà Tết,
phiếu mua hàng, lì xì, tổ chức
xe đưa đón về quê ăn Tết, tổ
chức đón Tết cho NLĐ chưa
có điều kiện về quê…•
Ban đầu tôi nghĩ
thôi thì về quê như
nhiều người cho
khỏe nhưng rồi
thấy ở lại nếu chăm
chỉ vẫn có thể kiếm
thêm chút tiền mua
quà cho bố mẹ và
mấy đứa em!
Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính vừa ký Công điện
số 03/CĐ-TTg về việc chăm lo
đời sống, bảo đảm an sinh xã
hội cho người dân và người
lao động (NLĐ) trong dịp Tết
Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Một trong những nội dung của công điện nêu rõ:
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo
công đoàn các cấp phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, TP
trực thuộc Trung ương và ngành lao động - thương binh
và xã hội nắm tình hình lao động, việc làm, kiểm tra,
giám sát việc chi trả tiền lương, thưởng tại các đơn vị,
doanh nghiệp (DN), có các phương án hỗ trợ, chăm lo
đời sống cho NLĐ trong dịp Tết, bảo đảm kịp thời, thiết
thực, nhất là đối với người yếu thế, người có hoàn cảnh
khó khăn.
Năm qua là một năm có nhiều khó khăn, thách thức
với nền kinh tế và an sinh xã hội của đất nước. Riêng tại
TP.HCM, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
bình quân là hơn 12,3 triệu đồng/người, giảm nhẹ so với
kết quả khảo sát của năm 2023 là 12,8 triệu đồng/người.
Trong số 1.289 DN tham gia khảo sát, có 448 DN (hơn
34%) cho thông tin gặp khó trong việc thưởng Tết cho
NLĐ. Nguyên do là các DN này gặp khó khăn trong sản
xuất, kinh doanh, khó thu hồi công nợ, trả tiền lãi vay,
đơn hàng giảm, DN phải thu hẹp hoạt động…
Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc người
sử dụng lao động phải thưởng Tết. Việc thưởng còn phụ
thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị, DN.
Thế nhưng dù tình hình kinh tế có khó khăn nhưng hầu
hết DN đều có sự quan tâm, chia sẻ với NLĐ, cố gắng chi
thưởng Tết cho NLĐ. Ngoài thưởng Tết, một số DN còn
có các hình thức hỗ trợ khác như tặng phiếu mua hàng, lì
xì, tổ chức xe đưa đón về quê ăn Tết, tổ chức đón Tết cho
NLĐ chưa có điều kiện về quê…
Tại TP.HCM, NLĐ ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam
(nơi có số lượng NLĐ lớn hàng đầu) cũng đã được công
bố mức thưởng Tết. Mức thưởng cao nhất 1,98 tháng
lương được nhiều chuyên gia đánh giá là khá tích cực
trong bối cảnh DN vừa trải qua một năm đầy khó khăn,
từng cắt giảm hàng ngàn lao động trong năm.
Theo Liên đoàn Lao động TP.HCM, dịp Tết Nguyên đán
Giáp Thìn 2024, công đoàn TP dành 135 tỉ đồng để chăm
lo Tết cho NLĐ. Những người này nằm trong diện bị giãn
việc hoặc mất việc do DN sụt giảm đơn hàng.
Những chương trình “Chuyến xe nghĩa tình”, “Mang
Tết về nhà”, “Để tất cả đoàn viên - NLĐ đều có Tết”…
của các địa phương, đơn vị tổ chức để chăm lo Tết cho
người khó khăn đang nhận được nhiều sự hưởng ứng tích
cực từ cộng đồng.
Thời điểm này, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã
có những hoạt động chăm lo Tết cho người dân, NLĐ khó
khăn. Có địa phương dành hàng tỉ đồng cho các chương
trình, hướng đến việc mang Tết ấm đến người dân.
Những sự chăm sóc đầy tình người đó đang được vận
hành đúng với tinh thần đảm bảo mọi người dân, NLĐ
đều có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau theo Công điện số
03 của Thủ tướng.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là lấy con
người là mục tiêu, là động lực phát triển của xã hội. Mục
tiêu cuối cùng là đất nước hùng cường, thịnh vượng; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo. Một khi lòng
người an yên thì mới mong có được Tết ấm.
THANH MẬN
Để ai cũng cóTết
(Tiếp theo trang1)
Chị Nguyễn
CẩmTú
(trái)
chờ xe về
quê sớmđể
tiết kiệmtiền
vé, còn anh
Nguyễn Tấn
Lực
(phải)
tranh thủ
chạy xe ôm
công nghệ
kiếmthêm
tiền trang
trải khi Tết
đến.
Ảnh: VÕTHƠ
Tiêu điểm
135
tỉ đồng là tổng kinh phí chăm
lo Tết cho đoàn viên của Liên
đoàn Lao động TP.HCM và các
công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở của TP.HCM.