13
loại bằng tốt nghiệp THCS
hoàn toàn phù hợp với định
hướng phát triển chương trình
giáo dục phổ thông 2018.
“Việc này cũng không ảnh
hưởng đến mục tiêu của HS
vì kết quả học tập thể hiện rõ
trong học bạ. Với các em, có
thi đậu vào lớp 10 công lập
hay không mới là điều cần
hướng tới” - vị này nhìn nhận.
Ông Nguyễn Xuân Đắc,
Hiệu trưởng Trường THCS
NguyễnGiaThiều (TP.HCM),
chia sẻ bỏ xếp loại bằng tốt
nghiệp THCS cũng tương
tự như HS sau khi hết lớp 5
được cấp giấy chứng nhận
hoàn thành chương trình tiểu
học. “Kỳ thi tuyển sinh lớp
10 mới là mục tiêu các em
phải nỗ lực” - ông Đắc nói.
Đánh giá về sự thay đổi này,
ôngNguyễnVănNgai, nguyên
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết quy định
nào cũng có ưu điểm riêng.
“Chẳng hạn, xếp loại sẽ
phần nào thúc đẩy HS trong
quá trình học. Bỏ xếp loại giúp
giảmáp lực choHS, đồng thời
phù hợp với chương trình giáo
dục phổ thông 2018 theo định
hướng phát huy phẩm chất,
năng lực người học” - ông
Ngai nhận định.•
NGUYỄNQUYÊN- THANHTÚ
B
ộ GD&ĐT vừa công bố
Thông tư 31/2023 về
việc xét công nhận tốt
nghiệp THCS. Theo đó, học
sinh (HS) được cấp bằng tốt
nghiệp THCS khi hoàn thành
chương trình học tập và rèn
luyện lớp 9, đồng thời không
nghỉ học quá 45 buổi/năm.
Bằng tốt nghiệp cũng không
còn ghi xếp loại giỏi, khá,
trung bình như hiện hành.
Giảm áp lực cho học
sinh và nhà trường
Em Nguyễn Minh Ngọc,
HS lớp 8A3 Trường THCS
NguyễnGiaThiều (TP.HCM),
bộc bạch: “Em và các bạn
không đặt nặng việc bằng
tốt nghiệp THCS xếp loại gì,
mục tiêu em hướng tới là thi
đậu lớp 10 một trường tốp
đầu của TP với định hướng
nghề nghiệp rõ ràng”.
Ở góc độ phụ huynh, chị
Cù Thị Phương (Hà Nội) cho
hay vấn đề này giáo viên chủ
nhiệm từng phổ biến khi họp
phụ huynh. “Bỏ xếp loại bằng
tốt nghiệp THCS là hợp lý.
HS sẽ tránh được tâm lý tủi
thân, áp lực, còn quá trình
học tập ra sao đã có đầy đủ
trong học bạ”.
Theo cô NghiêmThị Hồng
Phương, giáo viên ngữ văn
Trường THPTNguyễn Trung
Ngạn (HưngYên), bỏ xếp loại
bằng tốt nghiệp THCS là rất
hợp lý. HS cần bằng để chứng
minh đã hoàn thành chương
trình THCS, trong quá trình
học nếu đạt loại giỏi, điểm
cao, nhà trường đã tuyên
dương thành tích theo cách
phù hợp.
“Sau khi bỏ xếp loại bằng
tốt nghiệpTHPT, động lực học
tập của HS không thay đổi,
các em vẫn phấn đấu và nỗ
lực để đạt mục tiêu. Do vậy,
việc bỏ xếp loại tốt nghiệp
THCS không giảm động lực
của HS mà thể hiện sự đồng
bộ giữa các cấp học” - cô
Phương nhận xét.
Đồng quan điểm, một giáo
viên dạy THCS tại Bắc Giang
cũng cho rằng HS bị một áp
lực vô hình khi bị lấy kết quả
xếp loại để so sánh. Bỏ xếp
loại bằng tốt nghiệp THCS
vừa giảm áp lực cho HS, vừa
giảm áp lực thành tích thi đua
giữa các trường.
“Sau khi tốt nghiệp THCS,
HS sẽ có nhiều ngã rẽ. Thực
tế, nếu HS xác định vào lớp
10 công lập, yếu tố quyết
định là kết quả thi đầu vào.
Nếu lựa chọn học nghề hoặc
đi làm luôn HS cũng chỉ cần
bằng tốt nghiệp, ít ai hỏi em
tốt nghiệp cấp II loại gì” - giáo
viên này nêu.
Phù hợp
chương trình mới
Bà Hứa Thị Diễm Trâm,
Hiệu trưởng Trường THCS
Hà Huy Tập (TP.HCM), chia
sẻ Thông tư 31/2023 phù hợp
với chương trình giáo dục phổ
thông 2018. Bỏ xếp loại bằng
tốt nghiệpTHCS là nên làmvì
thực tế nhiều chứng chỉ hiện
nay chỉ ghi điểm số.
Theo bà Trâm, tốt nghiệp
THCS loại giỏi hay trung
bình chưa nói lên điều gì. Với
chương trình lớp 10 mới, HS
sẽ học theo các tổ hợpmôn để
định hướng nghề nghiệp. Do
đó, tốt nghiệp THCS loại nào
không quan trọng bằng chọn
tổ hợp môn ở trường THPT
phù hợp khả năng.
Tương tự, hiệu trưởng một
trườngTHCS tại quận 12 (TP.
HCM) cũng nhìn nhận bỏ xếp
Một tiết học của học sinh Trường THCSHàHuy Tập, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Quy định bỏ xếp loại bằng tốt nghiệp THCS tại Thông tư
31/2023 xuất phát từ việc xét công nhận tốt nghiệp nhằm
xác nhận trình độ của HS học hết cấp THCS theo quy định
của Luật Giáo dục 2019 và lộ trình đổi mới căn bản GD&ĐT.
Quy định này phù hợp, đồng bộ với việc công nhận hoàn
thành chương trình tiểu học và xếp loại tốt nghiệp THPT
hiện hành.
Việc xét công nhận tốt nghiệpTHCS được thực hiện theo
quyđịnhcủaĐiều34Luật Giáodục 2019:“HShọchết chương
trình THCS đủ điều kiện theo quy định của bộ trưởng Bộ
GD&ĐT thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về
giáo dục thuộc UBND cấphuyện cấpbằng tốt nghiệpTHCS”.
Ông
ĐỖ ĐỨC QUẾ
,
Phó Vụ trưởng
Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT
Tiêu điểm
Bỏ xếp loại bằng tốt
nghiệp THCS vừa
giảm áp lực cho học
sinh, vừa giảm áp
lực thành tích thi
đua giữa các trường.
Bănkhoăn cấpgiấy
chứngnhậnnghề
nghiệp chonhàgiáo
Ngày 19-1, tại TP.HCM, Bộ GD&ĐT tổ chức hội
thảo tham vấn chuyên môn về việc xây dựng dự
thảo Luật Nhà giáo.
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và
Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, cho biết bộ
đề xuất năm chính sách đã được Chính phủ thống
nhất thông qua tại Nghị quyết 95-NQ/CP ngày 7-7-
2023. Cụ thể là: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và
chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ
làm việc; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh;
quản lý nhà nước về nhà giáo.
Trong chính sách tiêu chuẩn và chức danh nhà
giáo, giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo (giấy
chứng nhận) được nhiều người quan tâm góp ý.
Giấy chứng nhận này là văn bản do cơ quan quản lý
giáo dục có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người
đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng yêu cầu để
hoạt động nghề nghiệp nhà giáo.
Giấy chứng nhận thay thế cho quyết định công
nhận hoàn thành chế độ tập sự và chứng chỉ bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà
giáo hiện nay.
Nhà giáo đã được cấp giấy chứng nhận khi trúng
tuyển vào làm giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập,
hoặc khi thuyên chuyển và ký hợp đồng tại cơ sở giáo
dục khác không cần phải thực hiện chế độ tập sự.
Nhà giáo có giấy chứng nhận có thể dạy liên
trường, dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở
khác. Đồng thời, việc điều động nhà giáo giữa công
lập và ngoài công lập, việc thuyên chuyển nhà
giáo giữa các địa phương được triển khai thuận tiện
hơn, đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và
giáo dục.
Ông Nguyễn Hải Ninh, Phó Hiệu trưởng Trường
ĐH Hoa Sen, cho rằng cần có kỳ sát hạch năng lực
nhà giáo về chuyên môn, đạo đức, phương pháp
giảng dạy. Người vượt qua kỳ sát hạch sẽ được cấp
giấy chứng nhận. Tuy nhiên, giấy này nên có thời
hạn nhất định.
Trong khi đó, PGS-TS Bùi Anh Thủy, Trưởng
khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang, băn khoăn các
giáo sư là những người có chuyên môn đầu ngành,
rất uy tín. Vậy ai sẽ là người cấp giấy chứng nhận
cho họ và cấp như thế nào.
Ngoài ra, việc có thêm một chứng nhận nghề
nghiệp thì phân cấp thực hiện ra sao, có xung đột với
các chức danh, học hàm, học vị hiện nay hay không?
Ông Thủy cũng nhìn nhận sẽ rất khó áp dụng miễn
chế độ tập sự khi nhà giáo thuyên chuyển công tác nếu
có giấy chứng nhận. Lý do là các trường ĐH đã tự chủ
và họ có quyền tuyển dụng hay từ chối bất cứ ai.
Về chính sách bồi dưỡng nhà giáo, TS Diệp
Phương Chi, giảng viên chính - Viện Sư phạm kỹ
thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), cho
rằng: Do công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng
mới cho nhà giáo là giáo viên và nhà giáo là giảng
viên khác nhau về nội dung, phương thức và hình
thức bồi dưỡng, do đó luật cần có những quy định
chung và riêng cho hai nhóm.
“Với nhóm nhà giáo là giảng viên, Luật Nhà giáo
nên có quy định rõ về các lĩnh vực bồi dưỡng gắn
với đặc điểm ba nhiệm vụ cơ bản của giảng viên là
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
đồng” - TS Chi đề xuất.
THỤC ĐOAN
ÔngVũMinhĐức, Cục trưởngCụcNhàgiáo vàCánbộquản lý
giáodục,BộGD&ĐT,phátbiểutạihộinghị.Ảnh:NGUYỄNQUYÊN
Thông tư31/2023cóhiệu lực
từngày 15-2-2024, ápdụng với
HS tốt nghiệp THCS năm học
2024-2025.
Đời sống xã hội -
ThứBảy20-1-2024
Bỏ xếp loại bằng
tốt nghiệpTHCS là đúng
Nhiều nhà giáo dục nhận định việc bỏ xếp loại bằng tốt nghiệp THCS
bên cạnh giảmáp lực cho học sinh còn phù hợp với chương trình
giáo dục phổ thông 2018.