14
Bạn đọc -
ThứNăm25-1-2024
NGUYỄNHIỀN- TRẦNMINH
T
ừ sau ha i năm ch ị u
ảnh hưởng của dịch
COVID-19, thói quen
thanh toán không dùng tiền
mặt của người dân TP.HCM
đã có những thay đổi lớn.
Các đơn vị, sở, ngành tại
TP.HCM đã đưa ra nhiều giải
pháp để đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiềnmặt khi cung
cấp dịch vụ hay giải quyết
chính sách cho người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện vẫn còn gặp một số
khó khăn cần tháo gỡ.
Quét QR nhưng không
ra mã
Từnăm2019đếnnay,Trung
tâmQuản lý giao thông công
cộngTP.HCM (SởGTVT) đã
phối hợp với các đơn vị liên
quan triển khai hệ thống thanh
toán tự động trên 26 tuyến xe
buýt với 499 xe.
Theo đó, hành khách đi xe
buýt có thể thanh toán bằng
thẻ UniPass và QR Code
trên ứng dụng UniPass trong
ZaloPay, thanh toán thẻ của
24 ngân hàng nội địa theo
phương thức không tiếp xúc,
không cần nhậpmã PIN, chấp
nhận mã thanh toán VietQR.
Theo ghi nhận của PV,
tại một số tuyến xe buýt ở
TP.HCM có bố trí hệ thống
thanh toán tự động, tuy nhiên
rất ít hành khách sử dụng.
Anh Trần Thanh Vũ, tài xế
tuyến xe buýt số 1, cho biết
tuyến xe buýt số 1 đều áp dụng
thanh toán không dùng tiền
mặt bằng cách chuyển khoản
hoặc quét mã QR. Tuy nhiên,
trên thực tế nhiều người dân
không quen sử dụng nên họ
đưa tiền mặt cho nhanh. Bởi
nhiều khi khách đông, lên xe
cùng lúc mà mở app để quét
mã QR sẽ mất thời gian, chưa
kể Internet kết nối lúc được
lúc không.
Là người đi xe buýt thường
xuyên, Thanh Mai, sinh viên
mộttrườngĐH
tại TP.HCM,
chia sẻ: “Lúc
nào đi xe buýt
emcũngchuẩn
bị sẵn tiền lẻ vì
nếu đưa tiền
chẵn,nhânviên
soát vé sẽ mất
thời gian thối
tiền.Việc thanh
toán không dùng tiền mặt em
thấy rất tiện lợi và phù hợp
với đa số người dân nhưng
lại gặp khó khăn. Cụ thể là
hệ thống thường bị trục trặc,
không thanh toán được, mất
thêm thời gian”.
Ông Lê Hoàn, Phó Giám
đốc Trung tâm Quản lý giao
thông công cộng TP.HCM,
cho biết việc thí điểm hệ
thống thanh toán tự động đã
góp phần tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin,
phục vụ công tác quản lý của
cơ quan quản lý nhà nước và
doanh nghiệp vận tải.
Khi thí điểm hệ thống
thanh toán
tự động trên
26/91 tuyến
xe buýt, hành
kháchsửdụng
hệthốngthanh
toán tự động
phải sử dụng
song song hai
hình thức (tiền
mặt, không
tiền mặt). Do đó, đôi khi gây
khó khăn cho hành khách
trong quá trình sử dụng.
“Nhằm giúp hành khách
tiếp cận hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt, trung
tâm đã phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức làm thẻ
cho sinh viên tại trường ĐH,
triển khai hỗ trợ làm thẻ định
kỳ tại trạm điều hành xe buýt
Sài Gòn số 1. Đồng thời, thẻ
UniPass được sử dụng trên
thiết bị di động bằngQRCode
trên ứng dụng UniPass nằm
trong ứng dụng ZaloPay cũng
mang tới sự thuận tiện đối với
hành khách trong quá trình
sử dụng” - ông Hoàn chia sẻ.
Đẩy mạnh chi trả
lương hưu qua ATM
Nhiều năm nay, bà Trần
Thị Bình (ngụ quận Bình
Thạnh, TP.HCM) nhận lương
hưu bằng hình thức làm ủy
quyền cho người thân bởi bà
không rành đường sá, đi lại
khó khăn. Mới đây, bà đã làm
thủ tục chuyển lương hưu qua
thẻ ATM.
“Từ khi chuyển hình thức
nhận lương hưu qua thẻATM,
tôi thấy tiện vì không cần phải
nhờ người nhà hằng tháng đi
nhận. Tuy nhiên, các bạn của
tôi dokhông sửdụngđiện thoại
thông minh, cũng ít sử dụng
thẻ ngân hàng nên hằng tháng
vẫn còn nhận lương hưu bằng
tiền mặt” - bà Bình chia sẻ.
Theo thống kê của cơ quan
BHXH TP.HCM, tính đến
Chấn chỉnh thu học phí không dùng
tiền mặt
Từgiữa năm2022, nhằmtriển khai chương trình chuyểnđổi
sốquốcgiavàđềánphát triển thanh toánkhôngdùng tiềnmặt
tại Việt Nam, BộGD&ĐT đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương
quán triệt đến các cơ sở giáo dục thực hiện thanh toán học
phí theo phương thức không dùng tiền mặt. Đến nay, phần
lớn cơ sở giáo dục tại TP.HCM đã“số hóa”thanh toán học phí.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều phụ huynh tại TP.HCM rất
bức xúc, phản ánh về việcmột sốđơn vị trunggian thuhọc phí
không dùng tiền mặt đã thu phí quá cao mỗi lần phụ huynh
đónghọc phí cho con. Cụ thể, mỗi lần chuyển tiềnhọc phí cho
học sinh, phụ huynh phải mất 5.000-15.000 đồng phí chuyển.
Nhằm chấn chỉnh việc thu học phí không dùng tiền mặt,
mới đây Sở GD&ĐT TP.HCMđã ban hành văn bản đề nghị các
trường lưu ý trong thưc hiẹn thanh toán không dùng tiềnmặt
năm học 2023-2024.
Cụ thể, các trường phải lưa chon đon vi cung câp dich vu
thanh toánkhôngdùng tiềnmặt hoặc cómứcphí thấpnhất đê
giơi thiẹuđênphụhuynh; từđóphụhuynhsẽchọn lựamột loại
hình dịch vụ phù hợp để đóng học phí không dùng tiền mặt.
Các trường cần thưc hiẹn cong khai băng nhiêu hinh thưc
vêmưc phi sử dung dich vu thanh toán không dùng tiềnmặt,
đồng thời đa dang hoa cac kenh thanh toan, khong tao lơi
thê cho bât kỳ mọt ngan hang hay đon vi trung gian thanh
toan nao; tao moi điêu kiẹn đê phu huynh hoc sinh, ngưi
hoc co nhiêu sư lưa chon…
NGUYỄN HIỀN
3 rào cản thúc đẩy thanh toán
không dùng tiền mặt
Các trường phải lựa
chọn đơn vị cung
cấp dịch vụ thanh
toán không dùng
tiền mặt hoặc có
mức phí th p nh t
để giới thiệu đến
ph huynh…
Hệ thống thanh toán tự động còn trục trặc, người dân quen sử dụng tiềnmặt, thanh toán
cònmất phí là những rào cản thúc đẩy thanh toán không dùng tiềnmặt.
tháng 11-2023, TP.HCM
có hơn 253.000 người nhận
lương hưu, trợ cấp BHXH
hằng tháng, nhận qua thẻATM
chiếm tỉ lệ 71,58%.
Trao đổi với PV, ông Trần
Dũng Hà, Phó Giám đốc
BHXH TP.HCM, cho biết
những người không nhận
lương hưu qua thẻ ATM chủ
yếu do không có khả năng
tiếp cận công nghệ, không
thích nhận tiền qua thẻATM.
Những trường hợp này tập
trung vào người hưởng lương
hưu cao tuổi, nghỉ hưu trước
năm 1995.
Nhằm khuyến khích người
hưởng các chế độ qua phương
tiện thanh toán không dùng
tiền mặt, cơ quan BHXH
TP.HCM đã có văn bản yêu
cầu các đơn vị tăng cường
đổi mới phương pháp, thực
hiện các dịch vụ, ưu đãi của
ngân hàng, tăng tính ưu việt
của phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt.
“Cơ quan BHXHTP.HCM
đề nghị các đơn vị cử cán bộ
BHXH phối hợp với cán bộ
ngân hàng, bưu điện tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn
trực tiếp người hưởng tại các
điểm chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH hằng thángmở tài
khoản cá nhân để nhận tiền
chế độ hằng tháng; khuyến
khích người hưởng mở tài
khoản cá nhân… Ngoài ra,
các đơn vị phải tích cực ứng
dụng công nghệ thông tin,
chuẩn hóa thông tin dữ liệu
về người nhận lương hưu, trợ
cấp; kết nối, chia sẻ thông
tin giữa cơ quan BHXH với
cơ quan bưu điện” - ông Hà
chia sẻ.•
Chongười laođộngnghỉ vi c trư c hạn, công ty có bồi thường?
Khi chưa hết thời hạn, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận để chấmdứt hợp đồng lao động.
Tôi đang làm việc cho một công ty bất
động sản tại TP.HCM, có ký hợp đồng
lao động (HĐLĐ) với thời hạn một năm. Mới đây, công ty
thông báo đầu tháng 2-2024 công ty sẽ chấm dứt HĐLĐ
với tôi vì công ty chưa có dự án mới để làm.
Xin hỏi công ty có được phép chấm dứt HĐLĐ với
người lao động (NLĐ) trước hạn khi NLĐ không có lỗi vi
phạm? Nếu tôi đồng ý chấm dứt HĐLĐ, công ty có phải
bồi thường cho tôi không?
Bạn đọc
Trần Thái
(TP.HCM)
Luật sư
Nguyễn Văn Hồng
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả
lời: Theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, cho phép
NLĐ và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 không quy định
về mức bồi thường mà người sử dụng lao động phải trả
cho NLĐ trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt
HĐLĐ trước hạn mà do các bên thỏa thuận.
Do đó, các bên cần căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể
để đưa ra mức bồi thường hợp lý để chấm dứt HĐLĐ trước
hạn, sao cho hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao
động và NLĐ.
Ngoài ra, tại Điều 46 Bộ luật Lao động có quy định
về trợ cấp thôi việc. Cụ thể, khi HĐLĐ chấm dứt do
hai bên thỏa thuận thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc
thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên. Mức trợ
cấp được tính như sau: Cứ mỗi năm làm việc được trợ
cấp một nửa tháng tiền lương (trừ trường hợp đủ điều
kiện hưởng lương hưu).
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời
gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động
trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và
thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả
trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Tiền lương để tính
trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của sáu tháng
liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ mất việc làm.
Như vậy, trường hợp của bạn chưa hết HĐLĐ mà công
ty muốn chấm dứt HĐLĐ thì công ty phải thỏa thuận với
NLĐ và có mức hỗ trợ hợp lý.
VÕ HÀ
Thanh toán
không tiền
mặt, lợi
đôi đường
- Bài 2
Đi xe buýt quétmãQR để thanh toán rất tiện lợi nhưng vẫn chưa được nhiều người sử dụng.
Ảnh: TRẦNMINH