7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 26-1-2024
VKSđềnghịphạt
cựuchủtịchUBND
tỉnhKhánhHòaNguyễn
ChiếnThắng4-5nămtù
Chiều 25-1, TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phiên
xử sơ thẩm vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, liên quan
dự án Oceanus của Tập đoàn Mường Thanh, khu Bãi
Dương, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang.
VKSND tỉnh Khánh Hòa đề nghị HĐXX tuyên phạt
bị cáo Nguyễn Chiến Thắng, cựu chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa 4-5 năm tù; Đào Công Thiên, cựu phó chủ
tịch UBND tỉnh 3-4 nằm tù; Võ Tấn Thái, cựu giám
đốc Sở TN&MT 3-4 năm tù.
Các bị cáo là thành viên trong Hội đồng thẩm định
giá đất gồm: ông Nguyễn Ngọc Tâm, cựu phó giám
đốc Sở Tài chính; Vũ Xuân Thiềng, cựu phó giám
đốc Sở TN&MT; Trần Quang Bửu, cựu phó giám
đốc Sở Xây dựng; Nguyễn Văn Nhựt, cựu phó giám
đốc Sở TN&MT; Trần Sỹ Quân, cựu phó cục trưởng
Cục Thuế và Lê Huy Toàn, cựu phó chủ tịch UBND
TP Nha Trang, mỗi bị cáo 2-3 năm tù.
Tại tòa, đại diện VKS cũng cho biết trong ngày 25-
1, các bị cáo nộp thêm 70 triệu đồng để khắc phục sai
phạm. Trong đó, bị cáo Đào Công Thiên nộp 30 triệu
đồng, các bị cáo Trần Sỹ Quân, Vũ Xuân Thiềng,
Trần Quang Bửu, Lê Huy Toàn mỗi người nộp thêm
10 triệu đồng.
Phần luận tội, đại diện VKS nêu rằng bị cáo
Nguyễn Chiến Thắng với cương vị chủ tịch UBND
tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều văn bản, quyết định trong
quá trình thực hiện chủ trương đầu tư và triển khai dự
án, chỉ định nhà đầu tư mà không tổ chức đấu thầu,
giao đất cho nhà đầu tư trái luật.
Sai phạm của ông Nguyễn Chiến Thắng thể hiện
cụ thể ở các văn bản như cấp giấy chứng nhận đầu tư
lần đầu cho Công ty CP Đầu tư Thiên Triều, cho phép
điều chỉnh chủ trương đầu tư chuyển chủ đầu tư từ
Công ty CP Đầu tư Thiên Triều sang Công ty CP
Đầu tư Viễn Triều và ban hành quyết định giao
22.340 m
2
đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
tại Bãi Dương cho Công ty CP Đầu tư Thiên Triều
thực hiện dự án.
Sau khi được giao đất, Công ty CP Đầu tư Thiên
Triều không triển khai dự án mà có văn bản xin
chuyển cho Công ty CP Đầu tư Viễn Triều Nha Trang.
Ông Nguyễn Chiến Thắng tiếp tục ký quyết định chấp
thuận đề xuất trên và ban hành quyết định thu hồi
thửa đất trên, giao cho Công ty CP Đầu tư Viễn Triều
Nha Trang thực hiện dự án khách sạn và căn hộ cao
cấp Oceanus cao 47 tầng.
Cáo trạng cũng xác định các bị cáo có sai phạm
trong việc xác định giá khu đất 22.340 m
2
thực hiện
dự án. Trong đó, ông Đào Công Thiên là người chịu
trách nhiệm chính trong việc ký quyết định phê duyệt
giá đất tính tiền thuê đất trả một lần đối với khu đất
trên với giá hơn 9,2 triệu đồng/m
2
tại thời điểm năm
2015.
Về trách nhiệm dân sự, theo VKS khu đất ở Bãi
Dương phải thu hồi, tuy nhiên Công ty Thiên Triều và
nay là Công ty CP Mường Thanh Viễn Triều đã xây
dựng công trình xong, đưa vào sử dụng.
VKS cho rằng Công ty CP Mường Thanh là doanh
nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ sai phạm của các bị cáo,
do vậy đã đề nghị HĐXX buộc Công ty CP Đầu tư
Viễn Triều Nha Trang phải nộp vào ngân sách nhà
nước hơn 356 tỉ đồng.
XUÂN HOÁT
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: XUÂNHOÁT
ĐÔNGHÀ
N
gày 25-1, TAND
TP Bến Tre, tỉnh
Bến Tre đã tuyên
bác đơn khởi kiện của
ông ChâuNgọc Ngừng
(sinh năm 1957, ngụ
ấp Phú Thành, xã Phú
Hưng, TPBếnTre, tỉnh
Bến Tre) về việc yêu
cầu Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Bến Tre
bồi thường hơn 41,6 tỉ
đồng là giá trị của 14
giấy tờ bị thu giữ oan.
Từ vụ bị bắt oan
34 năm trước
HĐXX nhận định
ông Ngừng yêu cầu cơ
quan điều tra (CQĐT)
bồi thường giá trị của
14 giấy tờ nhưng không
có căn cứ nào chứng
minh được giá trị của
các giấy tờ này nên
không chấp nhận yêu
cầu của ông.
Đối với yêu cầu đòi
bồi thường chi phí đi
lại, in ấn tài liệu thưa kiện, thuê luật
sư..., ông Ngừng thừa nhận không có
chứng từ chứng minh đối với việc này
nên tòa không xem xét.
Theo hồ sơ, ngày 10-12-1990, ông
Ngừng bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Bến Tre khởi tố, bắt tạm giam về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
xã hội chủ nghĩa.
Thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam,
ông Ngừng là bí thư Đảng ủy, chủ tịch
HĐND phường 6, thị xã Bến Tre (nay
là TP Bến Tre).
Ngày 20-1-1993, ông được cho tại
ngoại. Cùng nămnày, TAND tỉnhBếnTre
xử sơ thẩm, tuyên ông không phạm tội.
Bắt đầu từ năm 1994 đến nay, ông
Ngừng liên tục “gõ cửa” nhiều cơ quan
chức năng để đòi được bồi thường thiệt
hại do khi bắt ông, CQĐT đã thu giữ
của ông 59 giấy tờ mà ông cho đó là
các hợp đồng mua bán gỗ; hợp đồng
hùn vốn nuôi nghêu; giấy cho người
khác vay tiền, vàng...
Vì không có bản gốc, ông Ngừng
không thể giao dịch với những người
ông đã hợp đồng làm ăn, cho mượn nợ
để đòi được tiền, gây thiệt hại rất lớn
đối với ông. Vì vậy ông kiện đòi cơ
quan điều tra bồi thường.
Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại của
ông Ngừng kéo dài đến nay đã 30 năm.
Gần đây nhất, bản án phúc thẩm ngày
Tòa bác yêu cầu đòi
cơ quan điều tra bồi
thường hơn 41,6 tỉ đồng
Ông Ngừng khởi kiện yêu cầu cơ quan điều tra bồi thường giá trị
của 14 giấy tờ bị thu giữ oan với tổng số tiền hơn 41,6 tỉ đồng nhưng bị
tòa sơ thẩmbác đơn.
Ông ChâuNgọc Ngừng và người thân đến tòa. Ảnh: NGUYỄNPHƯỢNG
HĐXX nhận định ông
Ngừng yêu cầu cơ quan
điều tra bồi thường giá trị
của 14 giấy tờ nhưng không
có căn cứ nào chứng minh
được giá trị của các giấy tờ
này nên không chấp nhận
yêu cầu của ông.
21-7-2022 củaTAND tỉnhBếnTre tuyên
buộc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến
Tre trả lại cho ông Ngừng 47/59 giấy tờ
đã thu giữ lúc ông bị bắt (do có 12/59
giấy tờ bị thu giữ, ông Ngừng không
yêu cầu trả lại).
Đi kiện đòi 14 giấy tờ
bị thu giữ oan
Theo ông Ngừng, đến nay CQĐT đã
trả cho ông 33/47 giấy tờ. Ông yêu cầu
CQĐT trả tiếp cho ông 14 giấy tờ còn
lại như bản án đã nêu nhưng CQĐT
báo đã bị mất.
Ông Ngừng khởi kiện CQĐT yêu cầu
bồi thường giá trị của 14 giấy tờ nêu trên
với tổng số tiền hơn 41,6 tỉ đồng gồm:
4 hợp đồng mua bán gỗ; 10 biên nhận
ông cho người khác vay tiền - vàng và
chi phí khởi kiện (gồm chi phí đi lại,
thuê luật sư, in ấn đơn từ tài liệu, chi
phí gửi bưu phẩm…) suốt 30 năm nay.
Tại tòa, đại diện ủy quyền của người
bị kiện cho biết vào thời điểmnăm1990,
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre
có khám xét và tạm giữ của ông Ngừng
59 giấy tờ. CQĐT đã tìm được và trả
cho ông Ngừng 33/47 giấy tờ.
Tiếp tục tìm kiếm trong các hồ sơ
vụ án khác, CQĐT tìm được thêm hai
giấy tờ và đã nộp tại cơ quan thi hành
án để thi hành bản án phúc thẩm ngày
21-7-2022. Còn lại 12 giấy tờ, CQĐT
chưa tìm được, chưa trả cho ông Ngừng
là đúng.
Theo phía người bị kiện, ông Ngừng
yêu cầu CQĐT trả lại giá trị của 14 giấy
tờ là không đúng vì không phù hợp với
các tài liệu trong quá trình điều tra vụ
án trước đây; các tài liệu thu giữ của
ông Ngừng là không có giá, không là
tài sản nên không chấp nhận bồi thường
cho phía nguyên đơn.
Phía người bị kiện cũng cho rằng
việc ông Ngừng đòi bồi thường giá trị
của 14 giấy tờ nhưng đó là các giấy
tờ không có giá nên các chi phí đi lại,
thuê luật sư, in ấn tài liệu, bưu phẩm…
ông Ngừng tự chịu, CQĐT không chấp
nhận bồi thường.•